Quyết định 3399/QĐ-UBND năm 2019 quy định về tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 3399/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2019
Ngày có hiệu lực 31/12/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3399/-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Thtướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 88/2019/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2019 của Hội đng nhân dân tỉnh vdự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương

1. Tiếp tục thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách tỉnh và ngân sách ngân sách các huyện, thị xã, thành phố Huế (sau đây gọi chung là các huyện) theo Quyết định số 88/2016/QĐ-UBND ny 20/12/2016 của UBND tỉnh; đồng thời, bổ sung nhiệm vụ chi ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong chi thường xuyên cho ngân sách cấp huyện, xã, phường, thị trấn (gọi chung là huyện, xã).

2. Năm 2020 là năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020, thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu gia ngân sách tnh và ngân sách huyện và số bổ sung cân đối ngân sách cho các huyện.

3. Thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện đưa vào cân đối thu ngân sách địa phương nguồn thu từ hoạt động xổ skiến thiết và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển, trong đó bố trí tối thiểu 60% số thu dự toán từ hoạt động xổ số kiến thiết để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế; bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; sau khi bố trí vốn đảm bảo hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

Điều 2. Giao dự toán thu và chi ngân sách nhà nước địa phương

1. Giao dự toán thu ngân sách địa phương:

1.1. Giao tổng mức dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn cho UBND các huyện, phần thu cân đối NSNN, phn được để lại chi quản lý qua NSNN.

1.2. Giao mức nộp NSNN về phí, lệ phí cho các cơ quan, đơn vị dự toán cp tỉnh; giao thu sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế làm cơ sđể giao huy động nguồn thực hiện cải cách tin lương năm 2020.

2. Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách địa phương:

Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách địa phương phải đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao. Tuân thủ kỷ luật chi tiêu tài chính NSNN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng; cụ thể như sau:

2.1. Phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển:

- Việc phân b, giao dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đu tư công và các văn bản hướng dẫn.

- Dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước bố trí cho các dự án thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong Luật và Nghị quyết của Quốc hội có liên quan, ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước; bố trí vn để hoàn thành dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bảo đảm thời gian theo quy định; tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2020, vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, nếu còn nguồn mới xem xét bố trí cho dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên dự án cấp bách về phòng chng, khc phục lũ lụt, thiên tai, bảo vệ môi trường.

- Các huyện bố trí nguồn địa phương để trả nợ khoản vay tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thủy sản đến hạn phải trả trong năm 2020.

2.2. Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên:

- Giao tổng mức dự toán chi hành chính, chi sự nghiệp đã trừ tiết kiệm 10% chi thường xuyên. Đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, phần chênh lệch tiền lương từ mức lương cơ sở 1.210.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng đã thực hiện huy động nguồn ngay từ khâu giao dự toán từ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 có tại đơn vị (nguồn thu phí, lệ phí, nguồn thu dịch vụ, nguồn tiết kiệm chi gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, nguồn cải cách tiền lương các năm trước còn dư (nếu có)).

- Đơn vị dự toán cấp trên phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị cấp dưới phải khớp đúng dự toán chi được UBND giao cả v tng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; đảm bảo vốn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng đã được giao. Đồng thời, việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên phù hợp với tiến độ và lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, sp xếp tchức bộ máy, sp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh giá, phí,...theo các quy định của Đảng và nhà nước (như Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mi, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đi mi hệ thng tchức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; các Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chcủa các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 03 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định vcán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2019,...).

[...]