3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất các ngành: Nông lâm nghiệp bình quân 6 - 7%/năm, Thủy sản bình quân 8 -
9%/năm, Công nghiệp bình quân 24 - 25%/năm, các ngành Dịch vụ bình quân 11 -
12%/năm;
4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ
cấu ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30%, công nghiệp - xây dựng chiếm
35%, dịch vụ chiếm 35% trên GDP toàn tỉnh vào năm 2010.
5. Thu ngân sách tăng bình quân 18
- 20%/năm, phấn đấu năm 2010 đạt 600 tỷ đồng, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách
đạt 10 - 11%.
6. Tốc độ tăng
giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 19 - 20%/năm và đạt 90 - 100 triệu
USD vào năm 2010.
7. Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm tối thiểu đạt 11.000 tỷ đồng,
tăng bình quân tối thiểu 15 %/năm.
B. Về xã hội:
8. Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình
quân giai đoạn 2006 - 2010: 1,2%, quy mô dân số đến năm 2010 đạt 630.000 người.
9. Giải quyết việc làm mới mỗi năm
cho 12 ngàn lao động.
10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 13%
vào năm 2010 (chuẩn mới).
11. Đạt tỷ lệ 6 bác sĩ/1 vạn dân, tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 23%.
12. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%
trong đó đào tạo nghề đạt 25%.
13. Hoàn thành phổ cập THCS trước năm
2010. Đến năm 2010 có 20% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
C. Về môi trường:
14. Tổng diện tích rừng trồng mới:
8.500 ha.
15. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2010:
55%.
16. Tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ
sinh năm 2010: 80%.
17. Tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông
thôn năm 2010: 80%.
2. Phương hướng phát triển kinh tế
xã hội 5 năm 2006 - 2010:
2.1. Phát triển kinh tế đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn giai đoạn 2001 - 2005, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao chất
lượng tăng trưởng các ngành để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường để
thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ kinh tế - xã hội - môi trường. Cụ thể từng
ngành và lĩnh vực:
a) Nông, lâm nghiệp: Phát triển nông
nghiệp ổn định và bền vững với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2001 - 2005, mở rộng quy mô diện tích trồng trọt đạt 80 ngàn ha; nâng
cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp
theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 45 - 50%, trồng trọt chiếm 45 -
50%, dịch vụ chiếm 10%, phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch cây trồng và
quy hoạch đồng cỏ; đầu tư đồng bộ hệ thống các công trình thủy lợi để tăng năng
lực tưới bảo đảm 45% diện tích sản xuất nông nghiệp có chủ động nước tưới vào
năm 2010, tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, nâng cao giá trị sản xuất
đạt 35 - 40 triệu đồng/ha;
b) Thủy sản: ổn định tốc độ tăng trưởng
và phát triển đồng bộ khai thác, nuôi trồng thủy sản và chế biến, trong đó lấy
chế biến làm động lực để nâng cao hiệu quả ngành thủy sản, phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững là nhiệm vụ trọng tâm gắn với triển khai có hiệu quả chương
trình kinh tế biển; xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm sản xuất giống chất
lượng cao của cả nước; chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành theo hướng nâng
cao tỷ trọng nuôi trồng thủy sản chiếm 33%, khai thác chiếm 55% và dịch vụ chiếm
12%, xuất khẩu thủy sản đạt 30 triệu USD vào năm 2010;
c) Công nghiệp - xây dựng: Phát triển
công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển toàn diện cả công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 24 - 25%/năm,
chiếm 35% GDP của tỉnh, thực hiện mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và nâng cao hiệu quả nền kinh tế của tỉnh; tập trung đầu tư hình thành 2 khu
công nghiệp Du Long và Phước Nam với tỷ lệ lấp đầy 60% diện tích để tạo điều kiện
phát triển công nghiệp; hình thành vùng công nghiệp động lực, ngành công nghiệp
chủ lực và công nghiệp phụ trợ và một số sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó
công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản làm động lực chiếm cơ cấu trên 70% giá
trị ngành công nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành sản xuất sản phẩm công
nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.
Đối với xây dựng: nâng cao chất lượng
quy hoạch xây dựng, phát triển một số sản phẩm
vật liệu xây dựng có lợi thế và quy mô lớn, đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất
vật liệu xây dựng cao cấp; nâng cao trình độ và khả năng thi công các công
trình kỹ thuật cao, phức tạp; phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng bình
quân 27 - 30%/năm, chiếm cơ cấu 30% ngành công nghiệp - xây dựng;
d) Các ngành Dịch vụ: Nâng cao chất
lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế; tập trung
phát triển các ngành lĩnh vực còn nhiều tiềm năng như du lịch, thương mại, bưu
chính - viễn thông, vận tải, tài chính ngân hàng để đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn giai đoạn 2001 - 2005. Phát triển du lịch toàn diện trong đó tập trung phát
triển du lịch biển, hình thành các khu du lịch trọng điểm, xây dựng thương hiệu
du lịch Ninh Thuận, thu hút lượng khách du lịch tăng bình quân 25 - 26%/năm đạt
700 - 800 ngàn khách du lịch vào năm 2010; hình thành các trung tâm thương mại,
siêu thị, mở rộng địa bàn gắn với phát triển các khu đô thị mới, các khu công
nghiệp và các khu du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hiện đại
hoá và mở rộng nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, phát triển mạng lưới thuê bao
điện thoại cố định và di động trả sau đạt 17 máy/100 dân vào năm 2010.
2.2. Đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu
hạ tầng gắn với các chương trình đầu tư trọng điểm; tập trung đầu tư hoàn thành
hệ thống các công trình thủy lợi trọng điểm để tăng năng lực tưới thêm 17.000
ha bảo đảm 45% diện tích đất sản xuất có chủ động nước tưới; đầu tư hình thành
2 khu công nghiệp Du Long và Phước Nam để thu hút các dự án đầu tư phát triển
công nghiệp; đầu tư hình thành các khu du lịch trọng điểm, các khu đô thị mới,
các công trình giao thông quan trọng để khai thác các tiềm năng và lợi thế phát
triển kinh tế xã hội; tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội miền núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
2.3. Hoàn thành việc sắp xếp đổi mới
và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu
tư các thành phần kinh tế chiếm 49 - 50% vốn đầu tư toàn xã hội; phát triển và
nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước, có chính sách khuyến khích phát triển
các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể, phấn đấu đến 2010 có khoảng
800 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký hoạt động
là 2.000 tỷ đồng.
2.4. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại để thu hút đầu tư các nguồn vốn ODA, NGO
và FDI đạt từ 128-155 triệu USD vào năm 2010; tiếp tục mở rộng quan hệ liên kết
phát triển kinh tế với các tỉnh trong vùng và các thành phố lớn. Tập trung mở rộng
thị trường xuất khẩu, đa thành phần xuất khẩu, đa dạng mặt hàng xuất khẩu, đẩy
mạnh các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nông thủy sản và xuất khẩu dịch vụ đạt
giá trị kim ngạch xuất khẩu 90 - 100 triệu USD, trong đó xuất khẩu thủy sản 30
triệu USD và xuất khẩu nông lâm sản đạt 55 - 60 triệu USD.
2.5. Phát triển xã hội một
cách toàn diện bao gồm nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nâng cao thể lực của người dân.
a) Đối với giáo dục: Tập trung nâng
cao chất lượng giáo dục, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của con
em các dân tộc trong tỉnh bảo đảm quy mô học sinh đầu năm học tăng bình quân
3,1%/năm gồm các cấp học; phấn đấu có 20% số trường đạt chuẩn quốc gia ở 3 cấp
học và 20% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, giảỉ quyết dứt điểm tình
trạng học 3 ca, lớp tạm;
b) Đối với đào tạo: Tăng cường công
tác đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao, đào tạo để phát triển các ngành nghề nông thôn và
đào tạo lao động tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong 5 năm đào tạo
nghề cho 20,8 ngàn lao động trong đó 27 - 30% đào tạo dài hạn, tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 40% trong đó đào tạo nghề là 25%;
c) Đối với y tế: Thực hiện tốt công
tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân; thực hiện tốt chính
sách chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, tăng cường cơ sở vật chất cho ngành y tế
, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế dự phòng để phát hiện và dập dịch
kịp thời, phấn đấu có 60% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 80% số trạm
y tế có bác sỹ, hoàn thành xây dựng bệnh viện đa khoa mới của tỉnh;
d) Công tác dân số: Thực hiện tốt
chương trình nâng cao chất lượng dân số và sức khoẻ sinh sản, phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng cao; thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hoá gia
đình, kiềm chế tốc độ tăng dân số, phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm
2010 còn 1,2%, qui mô dân số đạt 630 ngàn người, thực hiện cân bằng giới tính trong
sinh sản;
e) Lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục
thể thao, phát thanh truyền hình: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp
tuyên truyền để các chủ trương của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, có 50% tổng số thôn, khu phố được phát
động xây dựng đạt chuẩn văn hoá; Phát triển phong trào thể dục thể thao quần
chúng, toàn dân tập thể dục đạt 20% trên dân số, thực hiện kế hoạch phát triển
thể thao thành tích cao, đầu tư các trung tâm văn hoá huyện và hoàn thành khu
liên hợp thể thao tỉnh, phấn đấu mỗi huyện, thị xã có 1 trung tâm văn hóa - thể
thao và 50% xã phường xây dựng được trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao;
nâng cao chất lượng và mở rộng diện phát sóng truyền hình đáp ứng nhu cầu xem
truyền hình của nhân dân các vùng trong tỉnh, phấn đấu đến 2010 có 95% hộ được
xem truyền hình, 100% nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam.
2.7. Tập trung giải quyết có hiệu quả
những vấn đề bức xúc của xã hội, giải quyết kịp thời tình hình khiếu nại tố cáo
của công dân, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực
lãng phí.
2.8. Giữ vững an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội tạo thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 2. Căn cứ vào những nội dung kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 được
duyệt, Giám đốc các Sở, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng các đề án, chương trình
cụ thể thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ
quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|