Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 335/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 335/QĐ-TTg
Ngày ban hành 17/03/2017
Ngày có hiệu lực 17/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN NỐI VÙNG KINH TẾ BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH VỚI ĐƯỜNG CAO TỐC CẦU GIẼ - NINH BÌNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tại Tờ trình số 16/TTr-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2017 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 9705/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; số 595/BC-BKHĐT ngày 20 tháng 01 năm 2017 về kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm A,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Dự án) với các nội dung sau:

1. Mục tiêu đầu tư

- Nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển giữa vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Bắc - Nam, kết nối với mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống đường giao thông Quốc gia, phát huy hết vai trò hiệu quả của các dự án trong khu vực đã và đang triển khai;

- Tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định nói riêng, của tỉnh Nam Định và khu vực Đồng bằng sông Hồng nói chung; đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng chống lụt bão;

- Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Phạm vi, quy mô đầu tư

a) Phạm vi đầu tư: Tổng chiều dài tuyến đường là 46 km; điểm đầu tại Km0+00 (giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) thuộc địa phận xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; điểm cuối tại Km46+00 (trạm đèn biển Lạch Giang) thuộc địa phận xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

b) Quy mô đầu tư

- Đoạn từ Cao Bồ đến ĐT.490C (Km00+00-Km23+200), L= 23,2km: Quy mô đường cấp II đồng bằng, bề rộng nền đường Bn= 24m; mặt đường 04 làn xe cơ giới, Bm= 15m (2x7,5m);

- Đoạn từ ĐT.490C đến cầu Thịnh Long (Km23+200-Km36+400), L= 13,2km: Quy mô đường cấp II đồng bằng, bề rộng nền đường Bn=(24-26)m; mặt đường 04 làn xe cơ giới, Bm= 15m (2x7,5m);

- Đoạn từ cầu Thịnh Long đến Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Km36+400-Km46+00), L= 9,6km: Quy mô đường phố chính đô thị chủ yếu, bề rộng nền đường Bn= (32,5-34,5)m; mặt đường 06 làn xe cơ giới, Bm= 22,5m (2x11,25m);

- Cầu Đống Cao vượt sông Đào đầu tư 01 đơn nguyên với chiều rộng mặt cầu B=12m, đơn nguyên còn lại do Bộ Giao thông vận tải đầu tư trong dự án tín dụng cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ.

Trong đó, giai đoạn I (2017-2020) quy mô mặt đường được đầu tư như sau: Đầu tư mỗi bên 01 làn xe đối với đoạn từ Cao Bồ đến ĐT.490C (Km00+00-Km23+200); đầu tư mỗi bên 02 làn xe đối với đoạn từ cầu Thịnh Long đến Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Km36+400-Km46+00); tận dụng đường hiện tại đối với đoạn đi trùng với ĐT.490C (Km23+200-Km36+400); tận dụng đơn nguyên Cầu Đống Cao vượt sông Đào do Bộ Giao thông vận tải đầu tư trong dự án tín dụng cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ. Giai đoạn II (sau năm 2020): Hoàn thành toàn tuyến theo quy mô Dự án.

3. Nhóm dự án: Dự án nhóm A.

4. Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư Dự án là 4.986 tỷ đồng (Bốn nghìn, chín trăm tám sáu tỷ đồng). Được chia làm 02 giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn I (2017-2020): 2.596 tỷ đồng.

b) Giai đoạn II (sau năm 2020): 2.390 tỷ đồng; được triển khai khi có chủ trương về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật.

5. Cơ cấu nguồn vốn

a) Giai đoạn I

- Vốn ngân sách trung ương (trái phiếu Chính phủ): 1.200 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng theo quy định của pháp luật);

[...]