Quyết định 3332/QĐ-UB-NC năm 1997 thành lập Ban chỉ đạo về tổng rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 3332/QĐ-UB-NC |
Ngày ban hành | 01/07/1997 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/1997 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Võ Viết Thanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3332/QĐ-UB-NC |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 7 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO VỀ TỔNG RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ kế hoạch về triển khai thực hiện đợt tổng rà soát và hệ thống hóa văn
ban quy phạm pháp luật trong 2 năm 1997- 1998 ban hành kèm theo quyết định số
355/TTg ngày 28-5-1997 của Thủ tướng Chính phủ;
- Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố và các cơ quan có
liên quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay thành lập Ban chỉ đạo về tổng rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của thành phố, gồm các thành viên dưới đây:
l - Ông Mai Quốc Bình, Ủy viên chuyên trách UBND.TP - Trưởng Ban,
2- Ông Võ Văn Thôn, GĐ Sở Tư pháp TP – Phó Trưởng ban thường trực,
3- Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Công an TP - Ủy viên,
4- Ông Vũ Huy Đào, Phó Giám đốc Sở Tài chánh - Ủy viên,
5- Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Trưởng Ban TCCQ thành phố - Ủy viên,
6- Ông Tạ Văn Thăng, Phó văn phòng UBND thành phố - Ủy viên,
7- Ông Nguyễn Ngọc Cam, Trưởng Phòng kiểm sát tuân theo pháp luật Viện Kiểm sát nhân dân thành phố - Ủy viên,
8- Ông Phan Tánh, phó Chánh án toà án nhân dân thành phố - Ủy viên,
9- Ông Chi Hải Thanh, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND.TP - Ủy viên.
Giúp việc Ban Chỉ đạo có một tổ chuyên viên, gồm chuyên viên Sở Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, địa điểm làm việc đặt tại Sở Tư pháp thành phố.
Điều 2.- Ban Chỉ đạo về tổng rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thành phố có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1/ Xây dựng kế hoạch tổng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996.
2/ Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cúa Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành còn hìệu lực.
3/ Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực và đã bị bãi bỏ hoặc đã được thay thế của Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
4/Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) mà qua thực tiễn thi hành tại thành phố thấy không còn phù hợp, cần được kiến nghị để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Về nội dung này, Ban chỉ đạo phải thông báo trước cho các quận, huyện, sở, ngành và một số tổ chức doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố (bao gồm doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh, ngoài quốc doanh, Hội luật gia, Đoàn luật sư) Văn phòng đại diện một số tổ chức kinh tế) tham gia góp ý kiến.
5/Lập danh mục các văn bản của Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành sai thẩm quyền, trái pháp luật (nếu có) để kiến nghị hủy bỏ toàn bộ hoặc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với pháp luật hiện hành.
6/Sau khi rà soát xong, hệ thống lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành (kể cả văn bản được đìêu chỉnh, bổ sung) còn phù hợp với pháp luật hiện hành, in thành tập phát hành trong toàn thành phố.
7/ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do các Sở, ngành, quận, huyện đã ban hành.
8/ Báo cáo lên Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ kết quả việc rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3.- Kinh phí cho công tác tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách Nhà nước cấp (theo hướng dẫn của Bộ Tài chánh. Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ).
Điều 4.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở Ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện, các thành viên Ban Chỉ đạo tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thành phố có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.