Quyết định 3315/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình xúc tiến vận động viện trợ Phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2025

Số hiệu 3315/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/12/2019
Ngày có hiệu lực 02/12/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hoàng Nam
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3315/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 02 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 11/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019 - 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 1232/TTr-SNgV ngày 02/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình xúc tiến vận động viện trợ Phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2025”.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- VP Chính phủ (Vụ QHQT);
- Các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư;
- Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN;
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
- BTV Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT;
- Lãnh dạo VP;
- Lưu: VT, ĐN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nam

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3315/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Phần 1

KẾT QUẢ VẬN ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014-2019

Quảng Trị là một tình bị chiến tranh tàn phá nặng nể, thiên tal bão lũ thường xuyên, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn chế, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có xu hướng giảm mạnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, kết quả có được phải đặt trong tầm dài hạn; do vậy việc vận động nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) hiện nay có ý nghĩa quan trọng.

1. Nhận xét giá trị, hiệu quả của các nguồn viện trợ PCPNN

Trong những năm gần đây, khi Việt Nam đạt ngưỡng các nước có thu nhập trung bình, cùng với nhiều điểm nóng trên thế giới xuất hiện, kéo theo nguồn viện trợ dành cho Việt Nam giảm mạnh. Tuy vậy, nguồn viện trợ PCPNN dành cho tỉnh Quảng Trị vẫn được duy trì và tăng khá lớn trong giai đoạn 2014-2018. Được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và hoạt động đối ngoại nhân dân, trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Trị đã huy động được một số lượng đáng kể nguồn viện trợ PCPNN, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhằm tranh thủ nguồn viện trợ PCPNN phục vụ công tác xóa đói - giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 về việc ban hành Chương trình xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN, giai đoạn 2014-2017.

Trong giai đoạn 2014-2019, có 67 tổ chức PCPNN, tổ chức quốc tế hoạt động. Các tổ chức có quốc tịch: Hoa Kỳ, Úc, Đức, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, NaUy, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, trong đó các tổ chức có quốc tịch Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 40%.

Trong 05 năm qua (2014-2019), tỉnh Quảng Trị đã vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân nước ngoài triển khai 220 dự án và viện trợ phi dự án phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội với tổng giá trị cam kết 98,76 triệu USD. Các dự án thuộc các lĩnh vực và được phân chia theo tỷ lệ như sau: khắc phục hậu quả chiến tranh (25%), y tế (16%), Giáo dục và đào tạo (15,5%), Phát triển kinh tế xã hội (10%), người khuyết tật (10%), viện trợ khẩn cấp, viện trợ cá nhân, phòng ngừa thảm họa (8,6%), bảo trợ xã hội (5,5%), xây dựng năng lực tổ chức và hỗ trợ tư pháp (3,6%), tài nguyên môi trường (1,8%), giải quyết các vấn đề xã hội khác (1,4%). Ngoài ra, có 2,6% các dự án tổng hợp, lồng ghép nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế xã hội….

Các chương trình/dự án PCPNN đã góp phần thiết thực cho công cuộc phát triển, phù hợp với các ưu tiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, các chương trinh, dự án PCPNN còn góp phần xây dựng và nâng cao năng lực cho các đối tác địa phương, tăng cường hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Quảng Trị với bạn bè quốc tế.

Các chương trình, dự án viện trợ này góp phần tích cực cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2014-2019:

Thứ nhất, các tổ chức PCPNN đã hỗ trợ một nguồn viện trợ quan trọng cho đầu tư phát triển xã hội: đóng góp khoảng 3,19% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và khoảng 15% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2014-2019.

Thứ hai, nguồn viện trợ PCPNN hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương, nhất là các xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người;

Thứ ba, viện trợ PCPNN đã góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh (bom mìn, chất độc da cam...), các vấn đề xã hội (dịch bệnh, bình đẳng giới, bạo lực gia đình...), các vấn đề toàn cầu (biển đổi khí hậu, HIV/AIDS, rác thài...) tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ tư, viện trợ PCPNN đã góp phần chuyển giao kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương; một số dự án tham gia hỗ trợ phát triển thể chế, chính sách.

[...]