ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày 08
tháng 01 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG-XUÂN NĂM 2023-2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày
19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và
Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày
09/01/2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT
ngày 23/11/2015 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 190 /TTr-SNN ngày 29/12/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo
Quyết định này Phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024 trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền
thông; Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Giám đốc Đài Khí tượng thủy
văn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- CT, PCT1;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các cục: Thủy lợi, Phòng chống thiên tai;
- Như Điều 2 QĐ;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Chi cục Thủy lợi;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, BBT, TH1,2, KT1, NLN1,2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG,
CHỐNG HẠN HÁN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2023 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 33/QĐ-UBND ngày 08/01/2024 của UBND tỉnh)
Phần I
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ
ĐÔNG - XUÂN 2022-2023
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Hiện trạng, quy mô công trình thủy lợi và cấp nước
sinh hoạt nông thôn
- Công trình thủy lợi: Toàn tỉnh có 107 hồ
chứa nước thủy lợi (trong đó có 63 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định
114/2018/NĐ-CP, còn lại là các hồ chứa rất nhỏ có đập cao dưới 5m và dung tích
dưới 50.00m3); 22 hệ thống công trình đập dâng, kênh dẫn liên xã; 143 hệ thống
công trình đập dâng, kênh dẫn trên địa bàn một xã (gồm gần 2.000 công trình độc
lập); mỗi hệ thống công trình gồm nhiều đập dâng, kênh dẫn, chuyển nước độc lập.
Tổng chiều dài kênh dẫn, chuyển nước là 4.810km, trong đó có 3.759 km đã được
kiên cố hóa, đạt 78,16%, còn lại 1.050 km kênh mương đất nhỏ lẻ; đầu mối thủy lợi
là 2.616 cái (kiên cố 1.876 cái, đạt 71,7%; đầu mối tạm 740 cái); Hệ thống công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều là công trình loại nhỏ, đảm bảo cấp
nước tưới chủ động cho khoảng hơn 23.000ha diện tích sản xuất nông nghiệp vụ
Mùa (đạt 87% so với kế hoạch sản xuất) và gần 10.000ha diện tích canh tác sản
xuất nông nghiệp vụ Xuân (đạt 98,72% so với kế hoạch sản xuất).
- Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn:
toàn tỉnh hiện có có tổng số 834 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông
thôn đa số có quy mô nhỏ (trong đó có: 35 công trình cấp nước có công suất thiết
kế cấp nước cho trên 250 hộ; 112 công trình cấp nước cho từ 100-250 hộ, 687
công trình cấp nước dưới 100 hộ); trong đó có 35 công trình được đầu tư thiết bị
xử lý lọc hoặc đấu nối vào công trình cấp nước sạch của thị trấn, còn lại chủ yếu
là công trình cấp nước tự chảy, lọc qua hệ thống bể chứa, bể lọc cát, chưa có sự
đầu tư hệ thống lọc hiện đại đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn theo QCVN. Ước đến
hết năm 2023, tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
96,5%; tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN là 43% ước cả
năm 2023 đạt 46%.
2. Tình hình nguồn nước trên các sông, suối đầu
nguồn và các hồ chứa
Vụ Đông - Xuân 2022-2023 do ảnh hưởng của ELNio,
tình hình nắng nóng, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt sảy ra hầu hết ở các địa
phương trong tỉnh, lượng mưa giảm xuống ở các tháng 4, 5, 6 từ 38-58% so với
các năm trước, lượng dòng chảy trên các sông, suối biến đổi chậm theo điều tiết
của các hồ chứa phía thượng nguồn, do đó gây thiếu nước cho sản xuất của
11.562,8ha lúa và các loại hoa màu, trong đó: Lúa 775,7ha, mạ 5,8ha, ngô
8.368,1ha, hoa màu và rau màu 49,6ha; cây trồng lâu năm 53,2ha, cây trồng hàng
năm 739,9ha, cây ăn quả 61,5ha, rừng 1.488,3ha, nuôi trồng thủy sản 2,7ha ước tổng
thiệt hại khoảng 751.978,1 triệu đồng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2022-2023
1. Tình hình triển khai và kết quả đạt được
- Công tác triển khai Quyết định số 3250/QĐ-UBND
ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt phương án phòng, chống hạn vụ
Đông - Xuân năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; UBND các huyện, thị xã,
thành phố triển khai tích cực tới các xã, phường, thị trấn, sau khi phương án
chống hạn được UBND tỉnh phê duyệt, đã chủ động ứng phó với các tình hình hạn
hán xảy ra và đảm bảo nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân
trên địa bàn; Căn cứ tình hình thời tiết thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện
các giải pháp cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt; UBND cấp xã, các tổ
chức khai thác công trình thủy lợi, đập, hồ chứa chủ động theo dõi chặt chẽ diễn
biến thời tiết vận hành công trình hiệu quả; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn
nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, chuyển dịch thời vụ đáp ứng với yêu cầu sử dụng
nước của từng địa phương.
- Kết quả đạt được trong năm 2023:
+) Các địa phương đã chủ động lồng ghép nhiều nguồn
kinh phí thực hiện nâng cấp, sửa chữa công trình thủy lợi đảm bảo cấp nước tưới
cho các diện tích theo kế hoạch đã giao thực hiện; 100% công trình phục vụ tưới
được duy tu bảo dưỡng, nạo vét bùn cát đầu kênh; 92% công trình hồ chứa nước thủy
lợi duy trì tích nước ở mực nước dâng bình thường (MNDBT) đảm bảo điều tiết phục
vụ tưới theo công năng thiết kế trừ các công trình thủy lợi đang được sửa chữa,
nâng cấp; Hệ thống công trình thủy lợi chủ động cấp nước tưới ổn định.
+) Kịp thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với
441,2ha[1], nguy
cơ thiếu nước gồm: lúa Xuân 269,7ha, lúa Mùa sớm vùng cao 431,5ha). Tuy nhiên,
trong năm 2023 diện tích đất sản xuất thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng cây trồng là 11.526,8ha.
+) Về cấp nước sinh hoạt: cơ bản nguồn nước đảm bảo
cấp nước cho sinh hoạt tối thiểu với định mức 60 lít/người/ngày.đêm; các hộ gia
đình nông thôn được sử dụng nước đảm bảo theo định mức.
2. Những tồn tại, hạn chế
- Do ảnh hưởng của BĐKH, thời tiết cực đoan gây mất
an toàn cho công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; đập công trình thủy điện
chặn ngang dòng suối làm giảm lưu lượng dòng chảy hạ du, hạ thấp mực nước ngầm,
đặc biệt vào mùa khô. Trong năm 2023 vẫn xuất hiện tình trạng thiếu nước cục bộ
tại một số địa phương, tập trung tại các xã vùng cao của huyện Mường Khương, Bắc
Hà, Bát Xát, Sa Pa và một số xã vùng cao của huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, TP Lào
Cai.
- Đa phần các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt
nông thôn được đầu tư từ rất lâu, trong các năm gần đây chủ yếu chỉ đầu tư sửa
chữa, nâng cấp. Hiện tại nhiều hạng mục đã xuống cấp, năng lực thiết kế hạn chế
so với nhu cầu sử dụng nước. Mặt khác, nguồn kinh phí để thực hiện chống hạn hằng
năm chủ yếu sử dụng ngân sách của địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa
lớn các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt tại địa phương, dẫn đến việc khắc
phục triệt để các hư hỏng của công trình chưa được triệt để.
Phần II
PHƯƠNG ÁN CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2023-2024
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỜI TIẾT
VÀ NGUỒN NƯỚC TƯỚI
1. Diễn biến thời tiết:
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc
gia, Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai; thời tiết mùa Đông Xuân năm 2023-2024
diễn biến trạng thái khí quyển và đại dương đang trong điều kiện ELNino. Mùa
đông năm 2023-2024, rét đậm, rét hại có thể xuất hiện muộn; số ngày rét đậm,
rét hại có xu hướng kéo dài so với trung bình nhiều năm.
- Tình hình mưa: Tổng lượng mưa từ tháng
11-12/2023 phổ biến xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm từ 5-10%. Tháng 01-
02/2024, tổng lượng mưa khoảng 30-50 mm phổ biến xấp xỉ ở mức so với trung bình
nhiều năm cùng thời kỳ; khu vực vùng cao lượng mưa khoảng 40 - 70 mm. Các tháng
3 - 4/2024 xu thế lượng mưa tại các khu vực ở mức xấp xỉ trên trung bình nhiều
năm từ 10-20%
- Nguồn nước trên các sông, suối: Dòng chảy
các sông suối trên địa bàn tỉnh nói chung và trên sông Hồng nói riêng đều có xu
thế biến đổi chậm, và giảm dần vào 3 tháng đầu năm 2024. Dự báo vụ Đông Xuân năm
2023-2024 lượng nước cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gặp nhiều khó
khăn.
- Tình hình khí tượng thủy văn: Do lượng mưa
trên lưu vực trong năm 2023 thấp hơn so với TBNN, lượng nước ngầm được bổ sung
cũng ít hơn; do đó dòng chảy các sông suối trên địa bàn tỉnh nói chung và trên
sông Hồng nói riêng đều có xu thế biến đổi chậm và giảm dần vào 3 tháng đầu năm
2024 từ 5- 10cm.
2. Kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân 2023-2024
Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm khoảng 34.017ha.
Trong đó: TP Lào Cai 1.144ha, Bát Xát 4.986ha, Bảo Thắng 3.356ha, TX Sa Pa
3.600ha, Văn Bàn 7.430ha, Bảo Yên 5.496ha, Mường Khương 2.150ha, Bắc Hà
4.055ha, Si Ma Cai 1.800ha.
- Lúa Xuân: Dự kiến toàn tỉnh gieo cấy khoảng
9.800ha. Trong đó: huyện Văn Bàn 3.350ha, Bảo Yên 2.590ha, Bảo Thắng 1.565ha,
Bát Xát 1.000ha, Mường Khương 424 ha, Bắc Hà 393ha và TP Lào Cai 478ha.
- Vụ mùa sớm vùng cao: Toàn tỉnh dự kiến
gieo cấy khoảng 13.000ha, trong đó: huyện Bát Xát 2.960ha, Văn Bàn 750ha, Mường
Khương 1.200ha, Bắc Hà 2.470ha, Si Ma Cai 1.800ha, Bảo Thắng 100ha, TP Lào Cai
120ha, thị xã Sa Pa 3.600ha.
3. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức
- Thuận lợi: Hệ thống kênh mương cơ bản đã
được đầu tư kiên cố và đáp ứng cung cấp nước tưới cho diện tích canh tác tại địa
phương; chính quyền địa phương quan tâm, sát sao trong chỉ đạo thực hiện Phương
án chống hạn, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm,
tái sử dụng nước có nhiều chuyển biến; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản
lý, khai thác công trình thủy lợi được trú trọng; công tác cảnh báo thiên tai,
dự báo khí tượng thủy văn cơ bản kịp thời, các đợt mưa bão, hạn hán kéo dài cơ
bản đều được cảnh báo sớm.
- Khó khăn, thách thức: Biến đổi khí hậu
ngày càng cực đoan, khó lường tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an toàn công trình hồ
chứa, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lượng mưa phân bố không đều theo không gian
và thời gian, xuất hiện khu vực thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, thừa nước
vào mùa mưa. Mặt khác, phần lớn công trình thủy lợi đều là công trình tự chảy
đã được đầu tư lâu năm, các hạng mục đã xuống cấp, giảm công năng phục vụ tưới;
nguồn ngân sách đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi hạn chế, chưa
đáp ứng được nhu cầu của địa phương.
4. Dự báo diện tích có nguy cơ bị hạn
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, dự báo vụ
Đông - Xuân năm 2023-2024 diện tích bị hạn, thiếu nước chủ yếu là diện tích
không có công trình thủy lợi cấp nước tưới, sản xuất phụ thuộc vào nước mưa hoặc
khu vực có nguồn nước nhưng bị cạn kiệt, công trình thủy lợi hư hỏng, hiện tại
đang khắc phục, sửa chữa tạm chỉ đáp ứng được một phần nước để tưới, cụ thể:
- Đối với cây trồng: Diện tích có
nguy bị hạn, thiếu nước khoảng 1.420,3ha, gồm có:
+ Diện tích lúa 893,5ha trong đó: diện tích
có thể khắc phục bằng bơm tưới 532,3ha gồm có các huyện: Bảo Yên
123,2ha, Bảo Thắng 26,5ha, Bắc Hà 227,3ha, Bát Xát 4,3ha, Văn Bàn 70,0ha, Mường
Khương 12,5ha, TP Lào Cai 68,5ha; dự kiến diện tích không có nguồn nước để khắc
phục 361,2ha, tại các huyện Bảo Yên 52,8ha, Bắc Hà 34,9ha, Si Ma Cai
8,5ha, Bát Xát 120,5ha, Văn Bàn 56,0ha, Mường Khương 89,0ha;
+ Diện tích cây trồng cạn có tưới 526,8ha
trong đó: có thể khắc phục bằng bơm tưới 317,3ha gồm các huyện: Bảo Yên
101,4ha, Bắc Hà 115,3ha, Si Ma Cai 10,0ha, Bát Xát 33,0ha, Văn Bàn 45,0ha, TP
Lào Cai 12,6ha; dự kiến diện tích không có nguồn nước để khắc phục 209,4ha,
tại các huyện Bảo Yên 43,4ha, Si Ma Cai 120,0ha, Bát Xát 35,0ha, Văn Bàn 9,0ha,
Mường Khương 2,0ha.
- Về nước sinh hoạt: Dự báo thời gian
tới, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài, các nguồn nước bị cạn kiệt, mực nước
ngầm sụt giảm, một số giếng nước, khe mạch bị khô cạn, làm thiếu nước sinh hoạt
khoảng 2.481 hộ tương ứng với 13.905 người, cụ thể như sau:
+ Huyện Mường Khương: 600 hộ thuộc 04 xã tương ứng
với 3.600 người thiếu nước sinh hoạt gồm các xã Tả Gia Khâu, Dìn Chin, Pha
Long, Tả Ngải Chồ;
+ Huyện Bắc Hà: 600 hộ thuộc 5 xã tương ứng với
3.000 người thiếu nước sinh hoạt gồm các xã Bản Già, Tả Van Chư, Lùng Cải, Tả Củ
Tỷ, Nậm Khánh;
+ Huyện Si Ma Cai: 600 hộ thuộc 05 xã tương ứng với
3.600 người thiếu nước sinh hoạt gồm các xã Mản Thẩn, Sán Chải, Thào Chư Phìn,
Cán Cấu, Bản Mế;
+ Huyện Bát Xát: 300 hộ thuộc 03 xã tương ứng với
1.800 người thiếu nước sinh hoạt gồm các xã Pa Cheo, A Mú Sung, Ý Tý, Dền
Thàng, Tòng Sành;
+ Thị xã Sa Pa: 381 hộ thuộc 02 xã, tương ứng với
1.905 người thiếu nước sinh hoạt gồm các xã Tả Van, Bản Hồ.
5. Phương án huy động nguồn kinh phí phòng, chống
hạn
- Huy động nguồn lực địa phương: Trên cơ sở kiểm
tra, thống kê, xác định các điểm xảy ra hạn hán, chỉ đạo huy động nguồn lực,
phương tiện tại chỗ hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để tham gia chống
hạn. Tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng
ngân sách năm 2024 chi cho công tác phòng, chống hạn đảm bảo thiết thực, hiệu
quả.
- Căn cứ tình hình hư hỏng và bồi lắng đầu mối công
trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, kênh trục chính với tổng khối lượng cần nạo
vét là 111.984m3, địa phương chưa cân đối kinh phí để thực hiện,
đề nghị Trung ương hỗ trợ nguồn lực để thực hiện
- Khái toán kinh phí phòng, chống hạn vụ Đông-Xuân
2023-2024 là 81.322 triệu đồng, trong đó:
+ Huy động ngân sách địa phương: 16.291 triệu đồng
(từ nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách theo Nghị quyết số
08/2023/NQ-HĐND ngày 06/7/2023 của HĐND tỉnh+nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện,
cấp xã và các nguồn kinh phí hợp pháp khác).
+ Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 65.030 triệu đồng.
(Chi tiết có biểu
01,02,03 kèm theo)
II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Mục tiêu
- Tập trung cao sự chỉ đạo tại các địa phương, đơn
vị; huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo, phòng ngừa
hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh,
kinh tế trên địa bàn, phấn đấu giảm thiểu tối đa về thiệt hại do hạn hán gây ra.
- Trong trường hợp khô hạn xảy ra, chủ động thực hiện
các giải pháp như: lùi thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; một số vùng trồng
lúa khó khăn về nước chuyển sang cây trồng cạn, cây nông nghiệp ngắn ngày; hỗ
trợ chuyển nước từ nơi có đủ nước đến nơi thiếu nước để phục vụ sản xuất, sinh
hoạt đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
- Triển khai, thực hiện tốt Phương án ứng phó với
thiên tai theo cấp đội rủi ro thiên tai được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định
số 552/QĐ-UBND ngày 15/3/2023.
2. Các giải pháp chủ yếu:
2.1. Giải pháp công trình:
- Chủ động tích nước đến mực nước dâng bình thường
đối với các hồ chứa, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết khí tượng, thủy văn
để giữ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, không tháo cạn nước để đánh bắt thủy sản
trong hồ; xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp; trong
đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng
có giá trị kinh tế cao khi hạn hán xảy ra.
- Đối với khu vực thiếu hụt nguồn nước, xây dựng
phương án bơm nước bổ sung nguồn cho các công trình thủy lợi; chỉ đạo các tổ chức,
cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi ngay từ đầu vụ Đông thực
hiện rà soát, kiểm tra toàn bộ công trình thủy lợi, thực hiện nạo vét, khơi
thông dòng chảy, duy tu bảo dưỡng công trình đảm bảo phục vụ tưới tiêu.
- Thực hiện sửa chữa các công trình cấp nước sinh
hoạt để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân.
- Công tác quản lý phân phối, sử dụng nước phải tiết
kiệm, hạn chế thất thoát nước; thực hiện các phương pháp tưới luân phiên, nhỏ
giọt, phun mưa..., đồng thời thực hiện các biện pháp chống thấm, giảm lượng nước
rò rỉ đến mức thấp nhất trên các tuyến dẫn nước; kiểm tra, theo dõi tình hình hạn
hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại của
người dân.
- Bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, cải
tạo các hồ chứa được đầu tư lâu năm đã xuống cấp, hư hỏng để nâng cao năng lực
tích trữ nước phục vụ tưới.
- Khảo sát các địa điểm có nguồn nước ổn định để dự
phòng cấp bổ sung; đào thêm ao, hồ tạo nguồn nước dự trữ phục vụ nước tưới và
sinh hoạt trong mùa khô.
2.2. Giải pháp phi công trình:
- Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương,
chính quyền và các tổ chức, đoàn thể chủ động theo dõi diễn biến thời tiết trên
các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, kịp
thời triển khai các giải pháp thích hợp, giảm thiểu thiệt hại về sản xuất do hạn
hán gây ra; điều chỉnh thời vụ và cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng để hạn chế đến
mức thấp nhất tác động của nắng nóng, khô hạn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
trồng, chú trọng nhất là cây lúa có thời vụ gieo cấy xung quanh tiết lập xuân.
- Tăng cường công tác thông tin về thời tiết; đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động người dân tham gia làm công tác thủy lợi, nâng cao ý thức
trong sử dụng và bảo vệ công trình; hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm
trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức trong sử dụng nguồn nước tại địa
phương. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp,
đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với cây trồng cạn: Thời vụ gieo trồng từ
trung tuần tháng 2, tháng 3, một số địa phương có nguy cơ hạn cao có thể kéo
dài đến đầu tháng 4, sử dụng các loại giống ngắn ngày chịu hạn tốt;
- Đối với nuôi trồng thủy sản: Các địa phương tăng
cường công tác cảnh báo cho người dân lập kế hoạch nuôi cho phù hợp với từng địa
phương, không nuôi cá tại những nơi không đảm bảo nguồn nước, có biện pháp chăm
sóc phù hợp để hạn chế thiệt hại; thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các ao nuôi
đảm bảo lượng nước ổn định trong quá trình nuôi, hạn chế dịch bệnh tại ao nuôi.
- Đối với chăn nuôi: Tăng cường vệ sinh chuồng trại,
phun thuốc sát trùng để diệt sinh vật gây bệnh theo quy định; các gia súc bị dịch
bệnh có biện pháp phòng, trừ, tích trữ các loại thức ăn khô có dinh dưỡng cao,
hạn chế xây dựng chuồng trại tại các khu vực có thời gian nắng nóng dài, thực
hiện tích nước uống cho gia súc đảm bảo cung cấp đủ nước uống trong mùa khô.
- Cấp nước cho sinh hoạt: Chỉ đạo các nhà máy thủy
điện cân đối nguồn nước phát điện để ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, ngoài ra
huy động các phương tiện thực hiện vận chuyển để cung cấp nước cho các khu vực
thiếu nước cục bộ, chủ động cấp nước trong mùa khô, không để tình hình thiếu nước
kéo dài, cục bộ tại địa phương.
2.3. Giải pháp về nguồn lực:
- Các địa phương cần xác định rõ các điểm xảy ra hạn
hán, huy động nhân lực, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để tham gia
chống hạn; huy động các nguồn vốn của địa phương khoảng 16.291 triệu đồng
trong đó: kinh phí mua nhiên liệu bơm chống hạn khoảng 90 triệu đồng;
mua khoảng 35 máy bơm nước phục vụ tưới, ước kinh phí khoảng 175 triệu đồng;
vận chuyển nước cấp cho sinh hoạt cho khoảng 1.200 người, ước kinh phí vận chuyển
khoảng 150 triệu đồng; đề nghị Trung ương hỗ trợ 65.030 triệu đồng
để thực hiện sửa chữa hư hỏng, nạo vét bùn cát do bồi lắng công trình đầu mối,
kênh trục chính, ao, hồ chứa nước.
2.4. Giải pháp tổ chức quản lý, vận hành công
trình:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ
đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các hợp tác xã, Trung tâm Khuyến nông và Dịch
vụ nông nghiệp thường xuyên kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống công trình thủy
lợi, cấp nước sinh hoạt được giao quản lý khơi thông dòng chảy, tu sửa, nạo vét
hệ thống kênh mương.
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp hệ
thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn
để phục vụ tích, trữ, cấp nước cho nhân dân; vận hành các công trình thủy lợi một
cách hợp lý, cung cấp nước kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và huy động các
nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán,
thiếu nước.
- Thực hiện tiết kiệm nước tưới, sinh hoạt ngay từ
đầu mùa khô, xây dựng kế hoạch điều tiết nước hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt
để cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng
lâu năm,...) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô.
- Ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp xả nước
thải, rác thải vào công trình thủy lợi làm ảnh hưởng tới nguồn nước, xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và
UBND các huyện/thị xã/thành phố tổ chức triển khai các nội dung theo phương án;
tổng hợp tình hình, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các giải pháp ứng
phó, khắc phục thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra.
- Hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
chuyển đổi lịch thời vụ phù hợp với tình hình nguồn nước tưới tại các khu vực
có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước.
- Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công
sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh;
đối với các công trình hồ chứa đang triển khai thi công chỉ đạo chủ đầu tư, đơn
vị thi công có các giải pháp thi công phù hợp để đảm bảo chủ động nước phục vụ
sản xuất trong mùa khô.
- Rà soát nhu cầu hỗ trợ kinh phí của các địa
phương về phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước; phối hợp với Sở
Tài chính đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng các nguồn lực để triển
khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán,
thiếu nước trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả hoặc báo cáo Bộ, ngành Trung
ương hỗ trợ theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã,
thành phố thống kê tổng hợp thiệt hại do hạn hán gây ra theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNTdBKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và Đầu tư.
2. Sở Công Thương: Chỉ đạo các Nhà máy thủy
điện trên địa bàn có kế hoạch phát điện phù hợp để ưu tiên bổ sung nước cho hạ
du trong thời kỳ khô hạn; đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông suối
theo quy trình vận hành được phê duyệt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân
sinh.
3. Sở kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh kế hoạch vốn để thực
hiện sửa chữa các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn tại các địa
phương theo phương án để đảm bảo phục vụ nước cho sản xuất tại địa phương.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để ứng phó khi xảy ra hạn hán, thiếu nước trong
mùa khô năm 2023-2024.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với
các huyện, thị xã, thành phố rà soát, hướng dẫn các địa phương thống kê các diện
tích đất bị hạn khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tập trung đất
đai sản xuất nông nghiệp; kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị được giao
quản lý các hồ, ao, đầm theo Quyết định số 3683/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 của
UBND tỉnh Lào Cai thực hiện tích trữ nước để phục vụ cho tưới và sinh hoạt trên
địa bàn.
6. Đài Khí tượng thủy văn: Kịp thời cung cấp
thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán khi diễn biến thời tiết có chiều hướng
phức tạp cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp
với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn.
7. Đài Phát thanh- truyền hình, Sở Thông tin
Truyền thông: Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông về diễn biến của
thời tiết, tình hình hạn hán, thiếu nước, các biện pháp chỉ đạo ứng phó đến các
cấp chính quyền và người dân để chủ động có kế hoạch sử dụng nước hợp lý.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ phương án phòng, chống hạn hán của địa
phương chủ động nguồn nước sinh hoạt ở các vùng thường xuyên thiếu nước như: sử
dụng các loại thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu
vực thiếu nước như: bồn trữ nước, máy lọc nước hộ gia đình, hóa chất xử lý nước.
Trường hợp cấp bách, không còn nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cần sử dụng xe chở
nước từ nơi khác về để cung cấp cho người dân.
- Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân được giao quản lý,
khai thác các đập, hồ chứa trên địa bàn vận hành công trình theo quy trình vận
hành đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, hạn chế việc tháo cạn nước để đánh bắt
thủy sản khi trưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
- Tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tự ý vận hành công trình để phục vụ mục
đích cá nhân; tuyên truyền, vận động, khuyến cáo, hướng dẫn người dân sử dụng
nước tiết kiện, áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ngay từ đầu
vụ cho các cây trồng, đặc biệt là các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao.
- Bố trí kinh phí của địa phương để đầu tư sửa chữa,
nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; đẩy
nhanh tiến độ thi công các công trình để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước
và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi; thực hiện các giải pháp phòng, chống
hạn hán, thiếu nước theo phương án đã được phê duyệt; trường hợp nguồn kinh phí
vượt quá khả năng cân đối của địa phương, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND tỉnh xem xét theo quy
định.
- Báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các cơ quan chức năng liên quan biết về tình hình hạn cũng như khả
năng bị hạn để có biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời./.
BIỂU
01: TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NGUY CƠ HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM
2023-2024, CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số: 33/QĐ-UBND ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai)
TT
|
Tên xã, phường,
TT
|
KH gieo cấy
|
Diện tích có
nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước
|
KH cấy
lúa ĐX (ha)
|
KH cấy lúa Mùa
(ha)
|
KH trồng cây trồng
cạn có tưới (ha)
|
DT lúa Xuân
(ha)
|
DT lúa Mùa (ha)
|
DT cây trồng cạn
có tưới (ha)
|
Trong đó
|
|
DT lúa khắc phục
bằng bơm (ha)
|
DT cây trồng cạn
có tưới cần khắc phục bằng bơm (ha)
|
DT lúa thiệt hại
70% trở lên đề nghị hỗ trợ (ha)
|
DT cây trồng cạn
có tưới thiệt hại từ 70% trở lên đề nghị hỗ trợ (ha)
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
Tổng cộng:
|
9.803,9
|
22.465,3
|
19.721,7
|
498,9
|
394,6
|
526,8
|
532,3
|
317,3
|
361,2
|
209,4
|
|
I
|
Huyện Bảo Yên
|
2.590,0
|
2.906,0
|
475,0
|
146,8
|
29,2
|
144,8
|
123,2
|
101,4
|
52,8
|
43,4
|
|
II
|
Huyện Bảo Thắng
|
1.564,8
|
1.677,8
|
3.431,2
|
26,5
|
-
|
-
|
26,5
|
-
|
-
|
-
|
|
III
|
Bắc Hà
|
393,0
|
2.028,0
|
5.806,0
|
97,4
|
164,8
|
115,3
|
227,3
|
115,3
|
34,9
|
-
|
|
IV
|
Huyện Si Ma Cai
|
-
|
1.800,0
|
4.150,0
|
-
|
8,5
|
130,0
|
-
|
10,0
|
8,5
|
120,0
|
|
V
|
Huyện Bát Xát
|
1.004,1
|
3.981,9
|
297,2
|
50,8
|
74,0
|
68,0
|
4,3
|
33,0
|
120,5
|
35,0
|
|
VI
|
Huyện Văn Bàn
|
3.350
|
4.080
|
5.200
|
105
|
21
|
54
|
70
|
45
|
56
|
9
|
|
VII
|
Huyện Mường Khương
|
424,0
|
1.726,0
|
192,6
|
47,0
|
54,5
|
2,0
|
12,5
|
-
|
89,0
|
2,0
|
|
VIII
|
Thị xã Sa Pa
|
-
|
3.599,7
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
IX
|
TP Lào Cai
|
478,0
|
666,2
|
169,7
|
25,9
|
42,6
|
12,7
|
68,5
|
12,6
|
-
|
-
|
|
BIỂU
02: TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CẦN NẠO VÉT SỬA CHỮA PHỤC VỤ CHỐNG HẠN VỤ
ĐÔNG XUÂN NĂM 2023-2024
(Kèm theo Quyết định số: 33/QĐ-UBND ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai)
TT
|
Tên xã, phường,
thị trấn
|
Tổng số CTTL
|
Diện tích phục
vụ (ha)
|
Chiều dài kênh
mương (km)
|
Tổng KL cần nạo
vét sửa chữa (m3)
|
Khối lượng nạo
vét kênh nội đồng do địa phương thực hiện (m3)
|
KL nạo vét, sửa
chữa đầu mối, kênh chính đề nghị TW hỗ trợ (m3)
|
Nhu cầu kinh
phí thực hiện (Tr.đồng)
|
Số CTTL cần sửa
chữa
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Vốn địa phương
thực hiện
|
Vốn đề nghị TW
hỗ trợ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6=7+8
|
7
|
8
|
9=10+11
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
Tổng cộng:
|
225
|
34.478
|
3.838
|
110.295
|
45.057
|
65.239
|
73.327
|
14.257
|
59.070
|
-
|
|
I
|
Huyện Bảo Yên
|
22
|
559
|
32
|
56.000
|
2.500
|
53.500
|
48.650
|
500
|
48.150
|
|
|
II
|
Huyện Bảo Thắng
|
22,0
|
5.706,7
|
617,0
|
5.365,2
|
4.471,0
|
894,2
|
1.117,8
|
894,2
|
223,6
|
|
|
III
|
Huyện Bắc Hà
|
19
|
2.310
|
346
|
2.291
|
1.941
|
350
|
1.786
|
388
|
1.398
|
|
|
IV
|
Huyện Si Ma Cai
|
-
|
2.763
|
238
|
12.665
|
11.455
|
1.210
|
7.131
|
2.291
|
4.840
|
|
|
V
|
Huyện Bát Xát
|
89,0
|
4.768,7
|
570,6
|
7.482,8
|
4.762,9
|
2.719,9
|
3.741,4
|
2.381,5
|
1.359,9
|
|
|
VI
|
Huyện Văn Bàn
|
24,0
|
10.506,3
|
753,2
|
14.830,0
|
11.280,0
|
3.550,0
|
6.527,5
|
5.640,0
|
887,5
|
|
|
VII
|
Huyện Mường Khương
|
21,0
|
3.046,5
|
461,8
|
9.860,0
|
7.845,0
|
2.015,0
|
3.922,5
|
1.961,3
|
1.961,3
|
|
|
VIII
|
Thị xã Sa Pa
|
20,0
|
4.276,5
|
726,5
|
1.459,2
|
459,2
|
1.000,0
|
364,8
|
114,8
|
250,0
|
|
|
IX
|
TP Lào Cai
|
8,0
|
541,4
|
92,9
|
342,6
|
342,6
|
-
|
85,6
|
85,6
|
-
|
|
|
BIỂU
03: TỔNG HỢP CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN CẦN NẠO VÉT ĐẦU MỐI, BỂ
THU NƯỚC KHẮC PHỤC THIẾU NƯỚC TRONG MÙA KHÔ 2023-2024
(Kèm theo Quyết định số: 33/QĐ-UBND ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai)
TT
|
Tên xã, phường,
thị trấn
|
Tổng số công
trình CNSH
|
Cấp nước theo
thiết kế (hộ)
|
Cấp nước thực tế
(hộ)
|
Tổng chiều dài tuyến
ống các loại (km)
|
Tổng KL cần nạo
vét sửa chữa đầu mối (m3)
|
Khối lượng các
tuyến ống nhánh do địa phương thực hiện (km)
|
KL nạo vét, sửa
chữa đầu mối, sửa chữa tuyến ống chính đề nghị TW hỗ trợ (m3)
|
Nhu cầu kinh
phí thực hiện (Tr.đồng)
|
Số CNSH tập trung
nông thôn cần sửa chữa
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Vốn địa phương
thực hiện
|
Vốn đề nghị TW
hỗ trợ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7=8+9
|
8
|
9
|
10=11+12
|
11
|
12
|
13
|
14
|
|
Tổng cộng:
|
54,0
|
16.969,0
|
15.472,0
|
1.6893
|
2.198,7
|
571,5
|
1.627,2
|
7.995,4
|
2.034,9
|
5.960,5
|
|
|
I
|
Huyện Bảo Yên
|
13,0
|
276,0
|
112,0
|
68,5
|
205,5
|
68,5
|
137,0
|
719,3
|
239,8
|
479,5
|
-
|
-
|
II
|
Huyện Bảo Thắng
|
7
|
878
|
531
|
21
|
840
|
175
|
665
|
2.940
|
613
|
2.328
|
-
|
|
III
|
Huyện Bắc Hà
|
13
|
715
|
721
|
54,03
|
266,35
|
5,25
|
261,1
|
1065,4
|
21
|
1044,4
|
-
|
|
IV
|
Huyện Si Ma Cai
|
3,0
|
4.502,0
|
3.781,0
|
1.117,5
|
333,4
|
64,3
|
269,1
|
1.333,6
|
257,0
|
1.076,6
|
-
|
|
V
|
Huyện Bát Xát
|
12,0
|
1.128,0
|
3.110,0
|
125,0
|
447,3
|
167,3
|
280,0
|
1.565,6
|
585,6
|
980,0
|
-
|
|
VI
|
Huyện Văn Bàn
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
VII
|
Huyện Mường Khương
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
VIII
|
Thị xã Sa Pa
|
6,0
|
6.238,0
|
3.561,0
|
279,5
|
106,0
|
91,0
|
15,0
|
371,0
|
318,5
|
52,5
|
-
|
|
IX
|
TP Lào Cai
|
-
|
3.232,0
|
3.656,0
|
24,3
|
0,2
|
0,2
|
-
|
0,6
|
0,6
|
|
-
|
|
[1] Trong
đó thị xã Sa Pa: 155,7ha, huyện Bảo Yên 13,7ha, Mường Khương 223,0ha, Văn bản
26,8ha. Diện tích trồng cạn có nguy cơ bị hạn 834,1 ha gồm có: Mường Khương
109,9ha, Bảo Thắng 161,6ha, Bảo Yên 161,6ha, Văn bản 109,9ha, Bắc Hà 138,2ha,
Si ma Cai 32ha, Bát Xát 322,0ha, Thị xã Sa Pa 47,5ha, TP Lào Cai 4,0ha