Quyết định 33/2005/QĐ-BTS phê duyệt Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010 - định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 33/2005/QĐ-BTS
Ngày ban hành 23/12/2005
Ngày có hiệu lực 31/01/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Việt Thắng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33/2005/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ KHÍ NGÀNH THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2010 - ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN 

Căn cứ Nghị định 43/2003/NĐ-CP, ngày 02/5/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Công văn số 1497/VPCP-NN, ngày 25/3/2005 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Cơ khí thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
 

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Huy động mọi nguồn lực xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chế tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm cơ khí thủy sản.

- Phát triển cơ khí thủy sản trên cơ sở hợp tác chặt chẽ trong nước để sử dụng snả phẩm cơ khí chuyên ngành giao thông vận tải, công nghiệp và hợp tác với nước ngoài nhằm tạo ra các sản phẩm đặc thù, từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.

- Phát triển cơ khí thủy sản phù hợp với nhu cầu cơ khí hoá và tự động hoá trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Đồng thời phù hợp với trình độ sản xuất nghề cá nội địa, từng bước tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ưu tiên phát triển năng lực các cơ sở sản xuất và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu thiết kế, nghiên cứu triển khai (R&D), tư vấn, quản lý chất lượng các sản phẩm cơ khí chuyên ngành, đồng thời quan tâm việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng công nhân và cán bộ kỹ thuật.

- Phát triển cơ khí thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, tạo sức cạnh tranh của từng loại sản phẩm, tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí đặc thù của nghề cá.

- Định hướng đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống sản xuất, chế tạo và dịch vụ cơ khí thủy sản có trình độ công nghệ cao, có năng lực chế tạo và đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí cho các lĩnh vục của ngành thủy sản; đào tạo được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, kỹ sư và công nhân cơ khí có tay nghề cao.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2010

1. Cơ khí sửa chữa và dịch vụ

- Đại tu tàu cá: 2.000 tàu/năm (30%)

- Trung tu tàu cá: 3.500 tàu/năm (30%)

- Tiểu tu, bảo dưỡng: 6.000 tàu/năm (30%)

Trong đó, đặc biệt là nâng cấp và hiện đại hoá thiết bị khai thác, thiết bị bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá

2. Cơ khí chế tạo

Phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu sản phẩm cơ khí thủy sản đặc thù bằng khoảng 30 – 40% so với giá trị công nghệ và thiết bị chuyên dùng phải nhập khẩu, cụ thể:

- Chế tạo các loại thiết bị khai thác, thiết bị trên boong và cung cấp khoảng 50% phụ kiện tàu cá, thiết bị trích lực, hiện đại hoá 100% tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Chế tạo và cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thiết bị sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá; 50-60% các loại máy móc thiết bị dùng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thiết bị nuôi tôm trên biển và hải đảo.

- Chế tạo và cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thiết bị chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản.

- Chế tạo và cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thiết bị xử lý môi trường, xử lý nước thải đối với chế biến thủy sản và trên 50% đối với nuôi trồng thủy sản.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHUYÊN NGÀNH

1. Cơ khí chế tạo

a) Phục vụ khai thác thủy sản

[...]