ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3265/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 26 tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023 CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày
25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai
ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày
06 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk Khóa X, Kỳ họp thứ Chín
về phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2023 của tỉnh Đắk Lắk;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính tại Tờ trình số 406/TTr-STC ngày 24/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu và thuyết
minh quyết toán ngân sách địa phương năm 2023 của tỉnh Đắk Lắk (Chi tiết tại
Biểu mẫu; thuyết minh quyết toán kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện
Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài chính (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cơ quan các đoàn thể của tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng thuộc VP UBND tỉnh;
- Trung tâm CN & Cổng TTĐT tỉnh
- Website tỉnh (Mục công khai ngân sách);
- Lưu: VT, TH, KT (Ch 50b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Nghị
|
PHỤ LỤC
THUYẾT
MINH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023 CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Quyết
định số: 3265/QĐ-UBND ngày 26/12/2024 của UBND tỉnh)
I. VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
1. Tổng thu cân đối NSNN trên địa
bàn: 7.879.741
triệu đồng, gồm:
- Thu nội địa: 7.674.337 triệu đồng.
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu:
178.107 triệu đồng.
- Thu viện trợ 27.297 triệu đồng.
2. Tổng thu ngân sách địa phương
(NSĐP): 29.368.606
triệu đồng, bao gồm:
- Thu được hưởng 100% và phân chia
giữa các cấp ngân sách: 7.262.888 triệu đồng.
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung
ương: 13.843.359 triệu đồng.
- Thu kết dư ngân sách năm trước:
136.065 triệu đồng.
- Thu chuyển nguồn từ năm trước
chuyển sang: 7.981.158 triệu đồng.
- Thu từ các khoản hoàn trả giữa các
cấp ngân sách: 120.372 triệu đồng.
- Thu từ các khoản huy động đóng
góp: 13.477 triệu đồng.
- Thu từ nguồn Chính phủ vay cho vay
lại: 8.779 triệu đồng.
- Ghi thu tiền thuê đất, tiền sử
dụng đất: 581 triệu đồng.
- Thu viện trợ: 1.927 triệu đồng.
3. Đánh giá tình hình thực hiện
nhiệm vụ thu NSNN
Tổng thu cân đối NSNN trên địa bàn
tỉnh năm 2023 chỉ đạt 77,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao, cụ thể:
a) Thu nội địa đạt 80,3% so với dự
toán HĐND tỉnh giao, trong đó:
- Thu thuế, phí, lệ phí tăng 4,4% so
với dự toán HĐND tỉnh giao: Trong đó, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt dự
toán; chỉ có 03 chỉ tiêu không đạt dự toán là lệ phí trước bạ (đạt 98%), thu
khác do ngành thuế thực hiện (đạt 74,1%), thuế bảo vệ môi trường (đạt 66,4%);
có 02 chỉ tiêu phát sinh số thu ngoài dự toán giao đầu năm nhưng không đáng kể
là thuế sử dụng đất nông nghiệp (phát sinh 2.376 triệu đồng), thu cổ tức và lợi
nhuận sau thuế (phát sinh 3.217 triệu đồng).
Có được kết quả thu thuế, phí, lệ
phí trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn
sau đại dịch Covid, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, cùng với việc thực hiện
các chính sách do Trung ương ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đã
tác động lớn, làm giảm nguồn thu NSNN.
+ Một số doanh nghiệp đóng góp nguồn
thu lớn cho NSNN trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 suy
giảm: Công ty Bia Sài gòn Miền Trung, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, …
+ Giao dịch bất động sản còn trầm
lắng, làm giảm các khoản thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ so với năm
2022.
Nhìn chung, công tác thu thuế, phí,
lệ phí năm 2023 chịu tác động bởi nhiều yếu tố làm giảm số thu; nhưng với sự
chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự cố gắng, nỗ lực
của các ngành, các cấp, đặc biệt là cơ quan thuế, số thu thuế, phí lệ phí năm
2023 đã đạt và vượt dự toán HĐND tỉnh giao.
- Thu xổ số kiến thiết tăng 33,1% dự
toán HĐND tỉnh giao.
- Thu biện pháp tài chính giảm mạnh;
chỉ đạt 47,2% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó:
+ 02 chỉ tiêu vượt dự toán HĐND tỉnh
giao (chiếm tỷ trọng nhỏ): Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản (tăng
9,4%) và thu khác ngân sách (tăng 55%).
+ 02 chỉ tiêu không đạt dự toán HĐND
tỉnh giao là: (1) Thu tiền sử dụng đất (chiếm tỷ trọng lớn nhất 95% thu biện
pháp tài chính) chỉ đạt 42,7%; trong đó: thu tiền sử dụng đất khối tỉnh đạt rất
thấp (chỉ đạt 18,6%), thu tiền sử dụng đất khối huyện đạt 63,3%; (2) Thu tiền
cho thuê và tiền bán nhà chỉ đạt 5,6%.
Kết quả thu biện pháp tài chính đạt
thấp do các nguyên nhân chủ yếu sau: do vướng mắc về cơ chế, chính sách liên
quan đến trình tự, thủ tục đầu tư, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử
dụng đất, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án;
công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 còn chậm; các dự án tạo
nguồn thu lớn cho ngân sách trong kế hoạch năm 2023 chưa tổ chức bán đấu giá
được; thị trường bất động sản trầm lắng từ nửa cuối năm 2022, hoạt động tín
dụng đối với lĩnh vực bất động sản được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến sức mua
giảm.
b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
giảm mạnh (chỉ đạt 32,7% so với dự toán HĐND tỉnh giao) nguyên nhân là do tác
động không thuận lợi của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó
khăn, hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô sản xuất; các dự án điện gió chưa
triển khai nhập khẩu hàng hóa.
c) Thu viện trợ tăng 174,3%; trong
đó: ngân sách Trung ương thực hiện 25.370 triệu đồng, ngân sách cấp tỉnh thực
hiện 1.927 triệu đồng (trong đó: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện 758
triệu đồng; Sở Y tế thực hiện 406 triệu đồng; Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội thực hiện 763 triệu đồng).
II. VỀ CHI NSĐP
Tổng quyết toán chi NSĐP năm 2023 là
29.183.480 triệu đồng; tăng 26,4% dự toán HĐND tỉnh giao đầu năm. Nguyên nhân tăng
chi NSĐP chủ yếu là do chi từ nguồn kinh phí Trung ương bổ sung có mục tiêu
ngoài dự toán giao đầu năm, chi từ kết dư ngân sách năm trước, chi từ nguồn
chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023.
1. Tổng chi cân đối NSĐP: 17.697.850 triệu đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 4.299.475
triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 13.395.363 triệu
đồng.
- Chi trả nợ lãi các khoản do chính
quyền địa phương vay: 3.012 triệu đồng.
2. Chi thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia và thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ: 2.912.767 triệu đồng, cụ thể:
- Chi thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia là 1.095.782 triệu đồng (trong đó: chi đầu tư 798.261 triệu đồng,
chi thường xuyên 297.521 triệu đồng).
- Chi thực hiện một số mục tiêu nhiệm
vụ là 1.816.985 triệu đồng (trong đó: chi đầu tư 1.711.086 triệu đồng, chi
thường xuyên 105.899 triệu đồng).
3. Ghi chi từ nguồn ghi thu tiền
thuê đất, tiền sử dụng đất: 581 triệu đồng.
4. Chi từ nguồn viện trợ: 1.927 triệu đồng.
Thuộc ngân sách cấp tỉnh, trong đó:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện 758 triệu đồng; Sở Y tế thực hiện 406
triệu đồng; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện 763 triệu đồng.
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau: 8.423.902 triệu đồng, trong đó: ngân
sách cấp tỉnh 4.408.705 triệu đồng, ngân sách cấp huyện 3.582.256 triệu đồng,
ngân sách cấp xã 432.941 triệu đồng.
6. Chi nộp ngân sách cấp trên: 146.453 triệu đồng, trong đó: ngân
sách cấp tỉnh 26.081 triệu đồng, ngân sách cấp huyện 104.445 triệu đồng, ngân
sách cấp xã 15.927 triệu đồng.
Đối với chi đầu tư từ nguồn NSĐP: Để
đảm bảo cân đối thu, chi trong năm trong điều kiện dự kiến hụt thu ngân sách từ
tiền sử dụng đất, tiền bán nhà; tỉnh đã thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư
công năm 2023 tại Nghị quyết số 34/NQ- HĐND ngày 14/11/2023 của HĐND tỉnh
(Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh) trong đó toàn tỉnh
điều chỉnh giảm 1.221.048 triệu đồng và bù hụt thu 446.702 triệu đồng (từ nguồn
tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021,
2022).
Đối với chi thường xuyên: Tỉnh đã
thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương, phụ cấp lương, các
khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) không thấp
hơn mức Bộ Tài chính giao trong dự toán năm 2023 để thực hiện cải cách tiền
lương theo quy định tại Thông tư số 78/2022/TT- BTC ngày 26/12/2022 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính[1]. Tập trung mọi nguồn lực để đáp ứng
nhu cầu chi trả lương[2], các chính sách an sinh xã hội, không
để xảy ra tình trạng nợ lương và các chính sách, chế độ cho người lao động, đảm
bảo kinh phí cho an ninh, quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Về cơ bản, cân đối thu - chi ngân
sách trên địa bàn tỉnh được đảm bảo theo quy định.
III. KẾT DƯ NSĐP NĂM 2023: 185.126 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách cấp tỉnh: 30.780 triệu
đồng (số tuyệt đối 30.780.098.270 đồng).
- Ngân sách cấp huyện: 129.971 triệu
đồng.
- Ngân sách cấp xã: 24.375 triệu
đồng.
IV. XỬ LÝ KẾT DƯ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NĂM 2023
Kết dư ngân sách cấp tỉnh năm 2023,
số tiền: 30.780.098.270 đồng được xử lý như sau:
- Chi trả nợ gốc: 10.032.919.974
đồng.
- Số còn lại 20.747.178.296 đồng,
được sử dụng: Trích bổ sung Quỹ dự trữ tài chính tỉnh 10.373.589.148 đồng; hạch
toán thu ngân sách cấp tỉnh năm 2024: 10.373.589.148 đồng.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|