ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3225/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 05 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TRÌ CÁC TRẠM
ĐO MƯA TỰ ĐỘNG DO QUỸ HỖ TRỢ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI MIỀN TRUNG TÀI TRỢ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai số
33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội Khóa XIII;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày
04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại
Văn bản số 3022/SNN-TL ngày 25/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Quản lý, vận
hành, duy trì các trạm đo mưa tự động do Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền
Trung tài trợ.
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT,
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định, Chủ tịch UBND các huyện An lão, Hoài
Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vân Canh, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn và
Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TRÌ CÁC TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG
DO QUỸ HỖ TRỢ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI MIỀN TRUNG TÀI TRỢ
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 3225 /QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm
2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về
trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng các trạm đo
mưa tự động chuyên dùng do Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền Trung tài trợ
phục vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp, cơ quan quản lý các trạm đo mưa tự động,
đơn vị vận hành và Ủy ban nhân dân các cấp có đặt trạm đo mưa tự động.
Điều
3. Giải thích thuật ngữ
1. Lượng mưa: là độ
dày lớp nước do mưa rơi xuống trên bề trong một thời đoạn nào đó được tính bằng
milimet (mm). Lượng mưa quan trắc được trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận,
trong một ngày đêm (trong 24 giờ được tính từ 19 giờ ngày trước đến 19 giờ ngày
sau) gọi là lượng mưa ngày.
2. Trạm đo mưa tự động:
là hệ thống thiết bị thực hiện đo lượng mưa và truyền số liệu lượng mưa tự động.
3. Kiểm định thiết bị
đo mưa tự động là: hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật của phương tiện
đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
4. Hiệu chuẩn thiết bị
đo mưa tự động là: hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của
chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
5. Kiểm tra hoạt động
của các trạm đo mưa tự động là: tập hợp các công việc nhằm xác định tình trạng
hoạt động của trạm đo mưa trong điều kiện kỹ thuật quy định.
6. Bảo dưỡng thiết bị
đo mưa tự động là: các hoạt động được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy
trì thiết bị ở trạng thái sử dụng bình thường.
7. Cơ quan quản lý trạm
đo mưa tự động (Chi cục Thủy lợi) là: đơn vị đầu mối quản lý, tổ chức, điều
hành các trạm đo mưa tự động; quản lý dữ liệu các trạm đo mưa tự động.
8. Đơn vị vận hành
là: đơn vị được cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động ủy quyền thực hiện một số
nhiệm vụ trong việc vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa các trạm đo mưa tự động
đảm bảo hoạt động thông suốt.
Điều 4.
Điều kiện hoạt động của trạm đo mưa tự động
1. Yếu tố đo của trạm
đo mưa tự động là lượng mưa.
2. Các thông số kỹ
thuật của thiết bị đo mưa tự động: Thông số kỹ thuật:
+ Đơn vị đo: mm.
+ Cường độ mưa: (0
4)mm/phút.
+ Độ phân giải:
0,2mm.
+ Sai số: 0,4mm khi
lượng mưa 10mm, 4% khi lượng mưa > 10mm.
- Thời gian sử dụng: 08 năm.
3. Thiết bị đo mưa tự
động trước khi đưa vào sử dụng được kiểm định ban đầu; trong quá trình sử dụng
phải thực hiện kiểm định 03 năm/1ần; sau khi sửa chữa, để đưa trở lại hoạt động
phải thực hiện kiểm tra.
4. Thiết bị đo mưa tự
động phải có tài liệu kỹ thuật của hãng sản xuất; hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành
và khai thác bằng tiếng Việt.
5. Các trạm đo mưa tự
động phải có hồ sơ để quản lý.
Chương
II
QUY ĐỊNH VỀ VẬN
HÀNH, KIẾM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THAY THẾ TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG
Điều 5.
Vận hành
1. Chế độ vận hành
- Các trạm đo mưa tự động vận
hành liên tục 24/24 giờ.
- Tần suất đo tùy thuộc vào
nhu cầu sử dụng số liệu của cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
2. Truyền số liệu
- Số liệu sau khi đo tại các
trạm đo mưa tự động phải truyền về cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
- Tần suất truyền số liệu
tùy thuộc vào nhu cầu khai thác số liệu của cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
3. Kiểm định thiết bị
Thiết bị đo mưa tự động được
kiểm định 03 năm/1ần theo quy định.
4. Lưu trữ số liệu
Cơ quan quản lý trạm đo mưa
tự động thực hiện việc lưu trữ, bảo quản, sử dụng lâu dài số liệu của từng trạm
đo mưa tự động theo quy định.
Điều 6.
Kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra định kỳ thực hiện
6 tháng 1 lần (trước và sau mùa mưa lũ), bao gồm các nội dung:
+ Kiểm tra bộ cảm biến;
+ Kiểm tra nguồn điện
cho thiết bị;
+ Kiểm tra bộ xử lý
và truyền số liệu;
+ Kiểm tra công trình
lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra định kỳ phải thực
hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo theo Phụ lục
3, Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
2. Kiểm tra đột xuất
- Thực hiện kiểm tra đột xuất
khi hệ thống hoạt động không bình thường hoặc không hoạt động.
- Kiểm tra đột xuất phải lập
biên bản lưu hồ sơ và báo cáo theo Phụ lục 3, Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày
23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 7.
Bảo dưỡng
Trạm đo mưa tự động được bảo
dưỡng nhằm duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật trong điều kiện hoạt động
bình thường của thiết bị.
- Bảo dưỡng thực hiện 6
tháng 1 lần (trước và sau mùa mưa lũ), bao gồm các nội dung sau:
+ Vệ sinh cột đỡ, bôi
mỡ các bulong;
+ Vệ sinh đầu đo, các
đầu cáp kết nối, bộ truyền tin, datalogger.
+ Hiệu chỉnh thông số
thiết bị sau khi bảo dưỡng.
- Bảo dưỡng phải thực hiện
theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo theo Phụ lục 3
, thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Điều 8.
Sửa chữa, thay thế
- Việc sửa chữa, thay thế
thiết bị căn cứ vào biên bản kiểm tra định kỳ và đột xuất.
- Thiết bị được sửa chữa,
thay thế phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sau khi sửa chữa, thay thế
phải lập biên bản đánh giá theo Phụ lục 3, thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23
tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CẤP VÀ CÁC NGÀNH
Điều 9.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Chi cục Thủy lợi, các đơn vị có liên
quan thực hiện nghiêm túc quy định này. Chịu trách nhiệm chủ trì tham mưu, đề
xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện.
Điều
10. Trách nhiệm của Chi cục Thủy lợi
Chi cục Thủy lợi là cơ quan
quản lý các trạm đo mưa tự động, có trách nhiệm:
- Tổ chức vận hành, kiểm
tra, bảo dưỡng, sữa chữa và thay thế theo quy định này.
- Lựa chọn đơn vị vận hành
các trạm đo mưa tự động.
- Lập dự toán kinh phí quản
lý, vận hành, duy trì các trạm đo mưa tự động hằng năm trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt thực hiện theo quy định. Nguồn kinh phí lấy từ nguồn ngân sách tỉnh
chi cho hoạt động thường xuyên hằng năm được giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT,
Quỹ Phòng chống thiên tai và các nguồn khác.
Điều
11. Trách nhiệm của đơn vị vận hành
Phối hợp với cơ quan quản lý
trạm đo mưa tự động thực hiện việc vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa các trạm đo
mưa tự động theo quy định này.
Điều
12. Trách nhiệm của Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định
Cập nhật số liệu đo mưa tự động
từ Chi cục Thủy lợi phục vụ công tác dự báo, cảnh báo trong phòng, chống thiên
tai trên địa bàn tỉnh.
Điều
13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trạm đo
Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp
với các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ các trạm đo mưa tự động trên địa bàn.
Chủ động khai thác dữ liệu đo mưa tự động phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo ứng
phó với thiên tai.
Điều
14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã (hoặc đơn vị) nơi đặt trạm đo
Phối hợp với Chi cục Thủy lợi
quản lý, bảo vệ các trạm đo mưa tự động. Chủ động khai thác dữ liệu đo mưa tự động
phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo ứng phó với thiên tai, cảnh báo mưa lũ cho
nhân dân chủ động phòng, tránh.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều
15. Điều khoản thi hành
Quy định này được thực hiện
thống nhất trên địa bàn tỉnh Bình Định; trong quá trình thực hiện nếu có phát
sinh khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.