ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3206/QĐ-UBND
|
Quảng Trị, ngày 20 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG
ƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2005;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg
ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ
lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 219/TTr-SKH-KGVX ngày 06/10/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung
ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2017-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các TV BCĐ CTMTQG tỉnh;
- CVP, các PVP, CV;
- Lưu; VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành theo Quyết định số: 3206/QĐ-UBND,
ngày 20/11/2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Các nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn
và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 của tỉnh. Đồng thời, là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư
trung hạn và hàng năm Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2017-2020.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Các Sở, ban, ngành và các huyện,
thành phố sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2017-2020. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch
đầu tư trung hạn và hàng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020.
Điều 3. Nguyên tắc
phân bổ vốn:
1. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển
và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 phải tuân thủ các quy định của Luật
Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp
luật có liên quan.
2. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước nhằm
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2017-2020.
3. Việc phân bổ vốn phải theo các
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư, kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2017-2020.
4. Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc
phát triển các huyện, thành phố, ưu tiên hỗ trợ các vùng biên giới, vùng dân tộc
thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu
nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong
việc phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2017 - 2020, góp phần đẩy mạnh cải cách
hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
6. Căn cứ tính điểm: Quy mô dân số, số
hộ dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, số hộ nghèo, quy mô hộ nghèo, tỷ
lệ hộ nghèo của huyện, xã để tính điểm căn cứ
vào số liệu công bố của UBND tỉnh về phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Diện tích đất tự nhiên, số đơn vị hành
chính cấp xã của huyện để tính điểm căn cứ vào số liệu tại thời điểm 31/12/2016
do Cục Thống kê tỉnh công bố.
Chương II:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4. Xác định
điểm của từng tiêu chí theo từng Dự án:
1. Dự án 1.
Chương trình 30a:
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng các huyện nghèo (huyện Đakrông):
* Định mức phân bổ:
- Đối với vốn đầu tư phát triển: Tổng
vốn đầu tư cho một huyện nghèo Đakrông theo Nghị quyết 30a:
A0
= A - A1 - A2
Trong đó:
A: Tổng vốn đầu tư phát triển bố
trí cho Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.
A1: Tổng vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
A2: Tổng vốn đầu tư đầu tư cơ sở hạ tầng cho
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Đối với kinh phí sự nghiệp duy tu bảo
dưỡng của từng huyện: bằng 6,3% vốn đầu tư phát triển của
huyện đó.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư
CSHT các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:
* Định mức phân bổ:
- Đối với vốn đầu tư phát triển: 01 tỷ
đồng/ xã, huyện đảo Cồn Cỏ/ năm.
Tổng vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo là:
A1
= n * 1 tỷ đồng/xã
(n là tổng số xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo)
Theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh
sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Quảng Trị có 12 xã và huyện đảo Cồn Cỏ.
- Đối với kinh phí sự nghiệp duy tu bảo
dưỡng của từng huyện: bằng 6,3% vốn đầu
tư phát triển của huyện đó.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân
rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo (kinh phí sự - nghiệp):
* Hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn huyện nghèo: Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương cân
đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT; Ban Dân
tộc và UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh cân đối để phân bổ cho phù hợp điều kiện
thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương
* Hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Định mức phân bổ cho mỗi xã là 0,3
tỷ đồng/xã/năm.
d) Tiểu dự án 4. Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (kinh phí sự nghiệp):
Căn cứ nguồn vốn
ngân sách trung ương cân đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và UBND các
huyện tham mưu UBND tỉnh cân đối để phân bổ cho phù hợp điều kiện thực tiễn của
cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Dự án 2.
Chương trình 135.
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn:
* Các tiêu chí cụ thể:
+ Tiêu chí về thôn, bản đặc biệt khó
khăn (H1).
Tiêu
chí
|
Điểm
|
1. Xã có dưới 7 thôn, bản đặc biệt
khó khăn
|
5
|
2. Xã có từ 7 đến 10 thôn, bản đặc
biệt khó khăn
|
6
|
3. Xã có từ 11 thôn, bản đặc biệt
khó khăn trở lên
|
7
|
Thôn, bản đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của
Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn bản đặc biệt
khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135.
+ Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo (H2): So
với tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh
Tiêu
chí
|
Điểm
|
1. Xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ
lệ chung của cả tỉnh
|
0
|
2. Xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 1,0 lần
đến 1,5 lần tỷ lệ chung của cả tỉnh
|
0,02
|
3. Xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5 lần
đến 2,0 lần tỷ lệ chung của cả tỉnh
|
0,03
|
4. Xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 2,0 lần
tỷ lệ chung của cả tỉnh
|
0,04
|
Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội và UBND các huyện liên
quan cung cấp kết quả rà soát hộ nghèo hàng năm làm căn cứ tính tỷ lệ phân bổ.
+ Tiêu chí về tỷ
lệ hộ dân tộc thiểu số (H3)
Tiêu
chí
|
Điểm
|
1. Xã có dưới 70% hộ dân tộc thiểu
số tính
|
0,03
|
2. Xã có từ 70% - 90% hộ dân tộc
thiểu số tính
|
0,04
|
3. Xã có trên 90% hộ dân tộc thiểu
số tính
|
0,05
|
Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện
liên quan cung cấp số liệu
về hộ dân tộc thiểu số làm
căn cứ tính tỷ lệ phân bổ.
* Xác định vốn được phân bổ:
- Đối với vốn đầu tư phát triển xã
ĐBKK: Tổng vốn đầu tư cho một xã đặc biệt khó khăn được tính theo công thức:
Ai=M0*Yi/N
- Đối với thôn ĐBKK thuộc xã Khu vực
II được xã định theo công thức:
B=M/n'/5
- Tổng vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn: A2 = ΣAi + M1
Trong đó:
+ n’ là số xã ĐBKK thuộc chương trình 135 của tỉnh.
+ Yi là tổng điểm các nội dung của xã (i):
Yi = H1i*(1+H2i+H3i)
+ N là tổng điểm của tất cả xã ĐBKK:
N=Y1+Y2+…+Yn
+ Mo là tổng vốn đầu
tư phát triển cho các xã ĐBKK:
Mo=M-M1
+ M là tổng vốn đầu tư phát triển
cho Chương trình 135 (do Trung ương phân bổ).
+ M1 là tổng vốn đầu tư phát triển cho các thôn
ĐBKK thuộc xã Khu vực II:
M1=B*m
+ m là số thôn ĐBKK thuộc xã Khu vực II
Mức hỗ trợ tối đa cho các xã khu vực
II có các thôn, bản ĐBKK xác định theo công thức sau:
A’=B*4
- Đối với kinh phí sự nghiệp duy tu bảo
dưỡng của từng xã: bằng 6,3% vốn đầu tư phát triển của xã đó.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn:
Áp dụng theo các tiêu chí và định mức
phân bổ vốn thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 2 (Chương trình 135).
* Hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm
nghèo: Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương cân đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch
và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở
Nông nghiệp và PTNT; Ban Dân tộc và UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh cân đối để
phân bổ cho phù hợp điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn:
Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương
cân đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc và UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh
cân đối để phân bổ cho phù hợp điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa
phương.
3. Dự án 3. Hỗ
trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên
địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135:
a) Hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
- Các tiêu chí:
Tiêu
chí
|
Điểm
|
1. Tỷ lệ hộ nghèo
|
|
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%
|
0,5
|
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến
dưới 25%
|
0,55
|
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở
lên
|
0,6
|
2. Quy mô hộ nghèo
|
|
- Xã có quy mô hộ nghèo dưới 100 hộ
|
0,5
|
- Xã có quy mô hộ nghèo từ 100 hộ đến
dưới 200 hộ
|
0,6
|
- Xã có quy mô hộ nghèo từ 200 hộ
trở lên
|
0,7
|
- Định mức phân bổ: Tổng vốn bố trí cho một xã = A x X
Trong đó:
A: Định mức bình quân cho một điểm
(Bằng tổng vốn trung ương giao chia cho tổng số điểm
hệ số của các xã).
X: Tổng các hệ số theo 02 tiêu chí
của xã (hệ số theo tỷ lệ hộ
nghèo + hệ số theo quy mô hộ nghèo).
b) Hỗ trợ nhân rộng
mô hình giảm nghèo: Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương cân đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện tham
mưu UBND tỉnh cân đối để phân bổ cho phù hợp điều kiện thực tiễn của cơ quan,
đơn vị, địa phương.
4. Dự án 4.
Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (kinh phí sự nghiệp):
Bao gồm kinh phí chi cho hoạt động
truyền thông về giảm nghèo; hoạt động giảm nghèo về thông tin: Căn cứ nguồn vốn
ngân sách trung ương cân đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và
UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh cân đối để phân bổ cho phù hợp điều kiện thực
tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương.
5. Dự án 5. Nâng cao
năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:
Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương
cân đối hàng năm, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh cân đối để phân bổ cho phù hợp điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa
phương./.