Quyết định 32/2008/QĐ-BTTTT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu | 32/2008/QĐ-BTTTT |
Ngày ban hành | 13/05/2008 |
Ngày có hiệu lực | 11/06/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký | Lê Doãn Hợp |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
BỘ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2008/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
Công nghệ thông tin và truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về chất lượng đối với dịch vụ bưu chính và chuyển phát; dịch vụ viễn thông và Internet; công trình kỹ thuật chuyên ngành; công nghệ thông tin; sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ và quản lý kết nối viễn thông trên phạm vi toàn quốc.
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và các đơn vị trực thuộc tại các địa phương.
1. Tham gia hoặc chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực chất lượng đối với dịch vụ bưu chính và chuyển phát; dịch vụ viễn thông và Internet; công trình kỹ thuật chuyên ngành; công nghệ thông tin; sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kết nối viễn thông;
2. Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng đối với dịch vụ bưu chính và chuyển phát; dịch vụ viễn thông và Internet; công trình kỹ thuật chuyên ngành; công nghệ thông tin; sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
3. Kiểm tra, đánh giá, công bố thông tin về chất lượng dịch vụ bưu chính và chuyển phát; dịch vụ viễn thông và Internet;
4. Kiểm tra, đánh giá, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ;
5. Kiểm tra, đánh giá, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành;
6. Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng công nghệ thông tin;
7. Cấp Giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu phát vô tuyến điện;
8. Cấp giấy phép sản xuất thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.
9. Thực hiện việc tham gia Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn;
10. Tổ chức xây dựng hệ thống đo kiểm chất lượng nhà nước chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục;
11. Tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các quy định về các điều kiện đối với cơ quan đo kiểm trong nước và ngoài nước để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;
12. Tham gia thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đo kiểm chất lượng chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông; về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ;
13. Thực hiện công tác quản lý kết nối viễn thông;
14. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục;
15. Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí từ các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật;
16. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục;
17. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục và theo phân cấp của Bộ trưởng;
18. Quản lý về tổ chức, công chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.