Quyết định 3168/2000/QĐ-UBT về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 3168/2000/QĐ-UBT |
Ngày ban hành | 16/11/2000 |
Ngày có hiệu lực | 01/12/2000 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Võ Văn Một |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3168/2000/QĐ-UBT |
Biên Hoà, ngày 16 tháng 11 năm 2000. |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
- Căn cứ điều 49 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
- Xét văn bản số 753/KCNĐN ngày 24/10/2000 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai v/v Đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định ban hành Quy chế;
- Theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Địa chính, Sở Khoa học công nghệ và môi trường, UBND thành phố Biên Hoà, Liên đoàn Lao động tỉnh và Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
|
TM. UBND TỈNH
ĐỒNG NAI |
PHỐI HỢP VỀ QUẢN LÝ NHÀ ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG
NAI
( Ban hành kèm theo Quyết định số 3168/2000/QĐ-UBT ngày 16 tháng 11 năm 2000
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 2. Quy chế này được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc chủ yếu sau:
- Công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ( viết tắt là công tác phối hợp quản lý KCN) được xây dựng dực trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, Ban Quản lý, Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố Biên Hoà.
- Định rõ nội dung hoạt động phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan tham gia phối hợp quản lý.
- Nhằm nâng cáo hiệu qủa quản lý nhà nước đối với KCN của các cơ quan chuyên môn và Ban Quản lý; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ ngày càng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Khu Công nghiệp ( viết tắt là Doanh nghiệp KCN)
- Khi các quy định của pháp luật về quản lý KCN có sự thay đổi thì nội dung quy chế này sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Cụm từ “Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh” được hiểu theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (có sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3168/2000/QĐ-UBT |
Biên Hoà, ngày 16 tháng 11 năm 2000. |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
- Căn cứ điều 49 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
- Xét văn bản số 753/KCNĐN ngày 24/10/2000 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai v/v Đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định ban hành Quy chế;
- Theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Địa chính, Sở Khoa học công nghệ và môi trường, UBND thành phố Biên Hoà, Liên đoàn Lao động tỉnh và Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
|
TM. UBND TỈNH
ĐỒNG NAI |
PHỐI HỢP VỀ QUẢN LÝ NHÀ ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG
NAI
( Ban hành kèm theo Quyết định số 3168/2000/QĐ-UBT ngày 16 tháng 11 năm 2000
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 2. Quy chế này được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc chủ yếu sau:
- Công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ( viết tắt là công tác phối hợp quản lý KCN) được xây dựng dực trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, Ban Quản lý, Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố Biên Hoà.
- Định rõ nội dung hoạt động phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan tham gia phối hợp quản lý.
- Nhằm nâng cáo hiệu qủa quản lý nhà nước đối với KCN của các cơ quan chuyên môn và Ban Quản lý; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ ngày càng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Khu Công nghiệp ( viết tắt là Doanh nghiệp KCN)
- Khi các quy định của pháp luật về quản lý KCN có sự thay đổi thì nội dung quy chế này sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Cụm từ “Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh” được hiểu theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (có sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994.
Điều 4. Giới thiệu địa điểm cho các dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan và địa phương ( nơi có KCN) Tổ chức khảo sát địa điểm, Trình UBND tỉnh xem xét, giới thiệu địa điểm cho các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đã được quy hoạch tổng thể, ngoài 10 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trình tự, thủ tục khoả sát, giới thiệu địa điểm cho các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 3732/1998/QĐ-CT-UBT ngày 9/10/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Trình tự, thủ tục khảo sát, giới thiệu địa điểm cho các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 3210/QĐ-UBT ngày 17/9/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Điều 5. Cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.
1. Ban Quản lý thực hiện việc cấp, điều chỉnh giấy phép đầu tư cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào khu công nghiệp theo Quyết định uỷ quyền số 162 BKH/KCN ngày 26/6/1997 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Việc phối hợp thẩm định hồ sơ xin cấp, điều chỉnh giấy phép nêu trên giữa Ban Quản lý và các cơ quan chuyên môn được thực hiện theo Quy chế phối hợp thẩm định cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN ban hành kèm theo Quyết định số 2565/QĐ.UBT ngày 02/8/1997 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Về thời gian:
- Trong thời gian 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban quản lý có trách nhiệm chuyển hồ sơ, kèm theo ý kiến đề nghị tới các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Công nghiệp; Xây dựng và cơ quan chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan tới dự án để lấy ý kiến về dự án.
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan nêu trên có ý kiến đóng góp gửi về Ban Quản lý.
- Thời hạn xét cấp giấy phép đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc đăng ký kinh doanh có các dự án có vốn đầu tư trong nước đầu tư vào khu công nghiệp, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan của Nhà nước.
Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh , Sở Kế hoạch và Đầu tư sao gửi cho Ban Quan lý các Khu Công nghiệp một bộ hồ sơ để phối hợp theo dõi, quản lý.
Điều 6. Xác minh lý lịch tư pháp để cấp Giấy phép lao động cho người lao động nứơc ngoài.
Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn các Doanh nghiệp KCN thủ tục lập hồ sơ, tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ và cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các Doanh nghiệp KCN.
Việc xem xét Phiếu lý lịch tư pháp để cấp Giấy phép lao động được thực hiện theo trình từ sau:
- Trong trường hợp bình thường: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban Quản lý. Trong thời hạn 2 ngày, Ban Quản lý chuyển phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan Công an. Trong thời hạn 6 ngày, cơ quan Công an thẩm tra phiếu lý lịch tư pháp và chuyển cho Sở Tư pháp. Trong thời hạn 12 ngày, Sở tư pháp chuyển phiếu lý lịch tư pháp cho Ban Quản lý để tiến hành cấp Giấy phép lao động theo quy định.
- Trong trường hợp đặc biệt: Thực hiện theo quy định của Thông tư liên bộ 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 về việc quy định cấp phiếu lý lịch tư pháp của Bộ Công an và Bộ Tư pháp.
Điều 7. Cấp Giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn các Doanh nghiệp KCN thủ tục lập hồ sơ khai báo, đăng ký xin cấp giấy phép sử dụng ( lần đầu và gia hạn) các loại máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đề nghị của doanh nghiệp.
Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thanh tra nhà nứơc về an toàn lao động thuộc sở lao động, Thương binh và xã hội thực hiện việc cấp và chuyển giấy phép cho Doanh nghiệp.
Việc gia hạn, cấp lại giấy phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lạo động được thực hiện theo các trình tư nêu trên.
Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ xin cấp Sổ lao động cho người lao động là việc tại các doanh nghiệp KCN, theo đề nghị của các doanh nghiệp.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ( gọi tắt là Sở LĐ, TB&XH) thực hiện việc xem xét, cấp Sổ lao động.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được các hồ sơ hợp lệ, Sở LĐ,TB&XH thực hiện việc cấp sổ.
Các trường hợp không đủ điều kiện cấp sổ, Sở LĐ,TB&XH thông báo trực tiếp cho Doanh nghiệp để điều chỉnh, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ.
PHỐI HỢP QUẢN LÝ SAU GIẤY PHÉP
Điều 9. Chứng kiến nghiệm thu công trình xây dựng.
Ban Quản lý có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp mẫu biên bản nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng.
Sau khi hoàn thành nội dung biên bản nêu trên, Doanh nghiệp mời đại diện Sở Xây dựng, Ban quản lý, Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường, Công an Phòng cháy, Chữa cháy cùng đại diện Doanh nghiệp và đơn vị tư vấn thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị tham gia chứng kiến nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng. Trong đó, đại diện Sở Xây dựng là thành viên chính, chủ trì buổi chứng kiến.
Kết qủa buổi chứng kiến nêu trên được lập thành biên bản tổng nhiệm thu bàn giao công trình và được các thành viên trong đoàn chứng kiến nghiệm thu, đại diện Doanh nghiệp và bên thi công ký. Biên bản này là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư thực hiện.
6 tháng một lần, Ban Quản lý chủ trì mời đại diện các Công ty phát triển hạ tầng KCN, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính vật giá, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Công an Đồng Nai, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Biên Hoà nơi có KCN họp bàn về tình hình đầu tư; tình hình thực hiện quy hoạch và tiến độ xây dựng công trình hạ tầng KCN; tình hình giải tỏa, đền bù; tình hình cho thuê đất và cung cấp các điều kiện hạ tầng; tình hình bảo vệ và bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng KCN... Những khó khăn, thuận lợi, các kiến nghị và phương hướng giải quyết.
Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các nội dung nêu trên là nội dung chính được ghi nhận trong biên bản của cuộc họp và được các cơ quan chuyên môn nhanh chóng tìm biện pháp hỗ trợ hoặc phối hợp giải quyết.
Biên bản cuộc họp được gửi cho Uỷ ban nhân dân tỉnh để theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện.
Điều 11. Quan hệ giữa Ban Quản lý, Cơ quan Hải quan và Sở Thương mại và Du lịch.
Cơ quan Hải quan và Ban Quản lý hàng quý gửi bao cáo thống kê cho nhau để so sánh, đối chiếu, bảo đảm số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thống nhất, làm cơ sở để xử lý các sai lệch và tổng hợp tình hình báo cáo cơ quan cấp trên.
Ban quan lý và cơ quan Hải quan thường xuyên thông báo cho nhau các khó khăn vướng mắc trong hoạt động quản lý xuất, nhập khẩu để cùng phối hợp giải quyết. Háng qúy cơ quan Hải quan cùng ban quản lýtổ chức họp để trao đổi tình hình, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và hoạt động phối hợp.
Ban quản lý chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch, cơ quan Hải quan hướng dẫn các doanh nghiệp KCN về công tác xuất, nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại nội địa.
Điều 12. Quan hệ giữa Ban Qủan lý và Cục thuế.
Để Ban Quản lý có cơ sở xem xét, giải quyết cho Doanh nghiệp KCN được hưởng các ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư; xem xét, giải quyết các vấn đề về giải thể, thanh lý Doanh nghiệp; về xác nhận thực hiện vốn đầu tư; về chuyển nhượng, thanh lý tài sản; về các khiếu nại, tranh chấp kinh tế....., theo đề nghị của Ban quản lý, Cục thuế Đồng Nai cung cấp cho Ban quản lý các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các Doanh nghiệp có liên quan đến nội dung nêu trên.
Ban Quản lý có trách nhiệm quản lý và giữa bí mật về các thông tin mà Cục thuế cung cấp
Điều 13. Huỷ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu hư hỏng.
Ban Quản lý, Hải quan Đồng Nai, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục thuế Đồng Nai phối hợp trong việc huỷ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu hư hỏng của các Doanh nghiệp KCN
a) Ban Quản lý chủ trì tổ chức, với vai trò là Chủ tịch hội đồng huỷ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu hư hỏng của các doanh nghiệp chế xuất. Đại diện ba cơ quan còn lại và doanh nghiệp chế xuất là thành viên.
b) Cơ quan Hải quan chủ trì tổ chức, với vai trò là Chủ tịch hội đồng huỷ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu hư hỏng của các Doanh nghiệp KCN. Đại diện ba cơ quan còn lại và Doanh nghiệp KCN là thành viên.
c) Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan giám sát, bảo đảm việc huỷ sản phẩm không ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh. Trong trường hợp vật tư, nguyên liệu xin huỷ là chất nguy hại thì phương pháp huỷ và tiêu huỷ phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Cơ quan Hải quan và Cục thuế theo dõi lượng nguyên liệu, vật tư huỷ bỏ để có cơ sở xác định số thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho doanh nghiệp.
Việc huỷ sản phẩm được thực hiện trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp; Trong thời gian 02 ngày kể từ khi nhận được đề nghị của Doanh nghiệp, cơ quan chủ trì tổ chức thông báo cho các thành viên Hội dồng thời gian, địa điểm và phương thức huỷ.
Kết qủa việc huỷ được viết thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng.
Điều 14. An ninh, trật tự KCN.
Khi nhận được thông tin từ Doanh nghiệp hoặc thông báo của Ban Quản lý về tình trạng mất an ninh, trật tự hoặc các sự cố trong các khu công nghiệp, Công an KCN Biên hòa, Công an các huyện, Công an thành phố Biên hòa nơi có KCN đang xảy sự cố khẩn trương triển khai công tác nghiệp vụ để nhanh chóng lập lại an ninh, trật tự trong KCN.
Công an KCN Biên hoà, Công an các huyện có KCN và Công an thành phố Biên Hòa là đầu mối tiếp nhận và truyền đạt thông tin; cùng Ban Quản lý thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình an ninh, trật tự trong KCN; tình hình quản lý người lao động nước ngoài để phục vụ công tác quản lý KCN.
Hàng tháng Ban Quản lý KCN chủ trì, phối hợp với Công an Đồng Nai Công an KCN Biên Hòa, Công an các huyện có KCN và Công an thành phố Biên Hoà mời đại diện các Doanh nghiệp KCN và các cơ quan chuyên môn có liên quan tổ chức họp bàn về công tác bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn KCN theo từng địa bàn huyện, thành phố Biên Hòa.
Trong những trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của Ban Quản lý và được sự chất thuận của UBND tỉnh, Công an Đồng Nai tổ chức bảo vệ các đoàn khách tham quan và làm việc tại các KCN.
Điều 15. Giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Khi có tranh chấp lao động tập thể hoặc đình công xảy ra tại các Doanh nghiệp KCN, Ban Quản lý có trách nhiệm thông báo một cách nhanh chóng nhất vụ việc đến sở LĐ,TB&XH, Liên đoàn lao động tỉnh, Công đoàn KCN, Cơ quan Công an và phối hợp với các cơ quan đó giải quyết vụ việc xảy ra.
Sở LĐ,TB&XH chủ trì, tổ chức đoàn công tác liên ngành, bao gồm đại diện các cơ quan nêu trên và một số cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan, đến Doanh nghiệp xem xét, hướng dẫn và xử lý vụ việc xảy ra.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày kết thúc việc điều tra, xem xét vụ việc tại Doanh nghiệp, Sở LĐ,TB&XH có kết luận giải quyết và gởi kết luận đó cho Doanh nghiệp và các thành viên trong đoàn.
Điều 16. Về việc điều tra tai nạn lao động.
Khi có tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng xả ra ở các Doanh nghiệp KCN, Giám đốc Sở LĐTB&XH quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để thực hiện việc điều tra.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động gồm: Đại diện Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Sở LĐ, TB&XH là trưởng đoàn; đại diện Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động thuộc Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý là thành viên.
Việc điều tra tai nạn lao động được thực hiện tại Doanh nghiệp KCN dưới sự điều hành của trưởng đoàn điều tra.
Kết qủa việc điếu tra được thực hiện bằng biên bản do Trưởng đoàn điều tra và người sử dụng lao động ký. Biên bản điều tra tai nạn lao động được gởi tới Sở LĐTB&XH, Sở y tế, Liên đoàn lao động tỉnh và cấp trung ương, Ban Quản lý, cơ quan Công an tỉnh, Doanh nghiệp có tai nạn lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương, các nạn nhân hoặc gia đình nại nhân.
Điều 17. Quan hệ giữa Ban Quản lý và Liên đoàn lao động tỉnh.
Ban Quản lý có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình các dự án đã đi vào hoạt động để Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng kế hoạch vận động thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp.
Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai chủ trì hoặc uỷ nhiệm cho Công đoàn KCN phối hợp với Ban Quản lý tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại các Doanh nghiệp KCN; hướng dẫn các doanh nghiệp KCN xây dựng thỏa ước lao động tập thể.
Ban Quản lý cửa đại diện tham gia tổ chức Công đoàn KCN; đại diện của Ban Quản lý được thường xuyên dự các cuộc họp giao ban định kỳ của Công đoàn cơ sở thuộc các Doanh nghiệp KCN.
Liên đoàn lao động tỉnh được mời dự các cuộc họp của Ban Quản lý có nội dung liên quan tới công nhân lao động và tổ chức công đoàn tại các Doanh nghiệp KCN.
Điều 18. Trách nhiệm cung cấp thông tin KCN.
Căn cứ đề nghị và trong phạm vi trách nhiệm cho phép , Ban Quản lý cung cấp thông tin về tình hình đầu tư và phát triển KCN cho các cơ quan chuyên môn để:
- Xây dựng chương trình, kế hoặch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;
- Tuyên truyền, vận động đầu tư;
- Tổng hợp tình hình, báo cáo cơ quan cấp trên;
- Làm tư liệu cho các đề tài nghiên cứu khoa học;
- Phục vụ công tác quản lý KCN theo chức năng chuyên ngành......
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo đề nghị của các cơ quan chuyên môn, Ban Quản lý tham gia phối hợp với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền giải quyết các vụ việc trên.
Điếu 20. Về việc trách nhiệm của các Uỷ viên Ban Quản lý đối với công tác phối hợp quản lý KCN.
Đại diện Ban tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an Đồng Nai là Uỷ viên Ban Quản lý, có trách nhiệm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung hoạt động cụ thể của ngành mình trong công tác phối hợp quản lý KCN.
- Trực tiếp điều hành các hoạt động của ngành mình trong công tác phối hợp quản lý KCN.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các hoạt động phối hợp của ngành mình với các cơ quan khác trong việc quản lý KCN.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban hàng quý của Ban Quản lý; báo cáo kết qủa, các khó khăn vướng mắc và phương hướng giải quyết đối với công tác phối hợp quản lý KCN với Trưởng Ban Quản lý.
Điều 21. Thanh tra, kiểm tra các Doanh nghiệp KCN.
Việc thanh tra, kiểm tra các Doanh nghiệp KCN của các cơ quan chuyên môn, Ban Quản lý, Cơ quan Thanh tra Nhà nước được thực hiện theo các nguyên tắc, thủ tục quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 và theo Điều 119 Nghị định 24/CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ qui định về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các Doanh nghiệp, bảo đảm việc kiểm tra chuyên ngành không qúa một lần trong một năm đối với một Doanh nghiệp.
Điều 22. Phối hợp kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các doanh nghiệp KCN.
Các cơ quan chuyên môn và Ban quản lý thực hiện việc kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các doanh nghiệp KCN để tránh tình hình thực hiện Giấy phép đầu tư, các quy định của pháp luật, theo trình tự và thủ tục như sau:
Căn cứ chức năng quản lý chuyên ngành và các quy định của nhà nước về kiểm tra các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn và Ban Quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các doanh nghiệp KCN. Việc này được thực hiện trong quý IV của năm trước.
Căn cứ chương trình, kế hoạch nêu trên, Ban quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ liên ngành đối với các Doanh nghiệp KCN trình Uỷ ban nhân nhân tỉnh phê duyệt và thông báo kế hoạch được phê duyệt đó cho các cơ quan chuyên môn tham gia đoàn kiểm tra liên ngành. Việc này được thực hiện từ tháng 12 năm trước.
Về nguyên tắc, ngoài việc kiểm tra bất thường khi doanh nghiệp KCN có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có sự cố, các cơ quan chuyên môn cần đưa các nội dung kiểm tra chuyên ngành vào nội dung kiểm tra định kỳ liên ngành hàng năm đối với các doanh nghiệp KCN.
Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Ban Quản lý có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành đối với các Doanh nghiệp KCN được kiểm tra ít nhất 07 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành tối đa là 05 ngày đối với mỗi Doanh nghiệp KCN; trong trường hợp đặc biệt Ban Quản lý có trách nhiệm đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh gia hạn thời gian kiểm tra.
Điều 23. Kiểm tra bất thường các Doanh nghiệp KCN.
Ban Quản lý được cử đại diện, với tư cách là thành viên tham gia các cuộc kiểm tra bất thường các Doanh nghiệp KCN khi có vi phạm pháp luật của các cơ quan chuyên môn đối với những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ quản lý KCN của Ban Quản lý như:
- Việc thực hiện Giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, các tranh chấp kinh tế.
- Vấn đề xuất, nhập khẩu.
- Vấn đề an toàn lao động, chính sách lao động, an toàn vệ sinh và chế độ bảo hộ lao động; thực hiện việc sử dụng giấy phép lao động
- Về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
- Về quản lý xây dựng trong KCN.
- Về quản lý dịch vụ trong KCN.
- Về phong, chữa cháy và an ninh trật tự KCN.
- Về Việc thực hiện nghĩa vụ thuế...
Văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra được gửi cho người ra quyết định kiểm tra, Ban Quản lý, Doanh nghiệp KCN được kiểm tra. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Ban quản lý được tham gia ý kiến xử lý các vụ việc sau khi có kết luận kiểm tra.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm, Ban Quản lý báo cáo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế họch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tình hình xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; tình hình thu hút vốn đầu tư; tình hình hoạt động và kết quản sản xuất, kinh doanh của các Doanh nghiệp KCN; tình hình quản lý Nhà nước KCN......; các khó khăn, vướng mắc, phương hướng giải quyết và các kiến nghị.
Ban Quản lý có trách nhiệm gửi các báo cáo nêu trên, báo cáo chuyên ngành, chuyên đề về KCN cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Công nghiệp, UBND thành phố Biên Hoà, UBND các huyện có KCN và một số Sở, Ngành có liên quan để theo dõi, phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối với KCN.