Quyết định 315/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040
Số hiệu | 315/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 07/02/2024 |
Ngày có hiệu lực | 07/02/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Lê Hồng Minh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 07 tháng 02 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 02/8/2022 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ Sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 01/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 của UBND tỉnh về việc cho phép lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040; Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040; Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 và Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 21/11/2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 37/TTr-SXD ngày 06 tháng 02 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch
1.1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu được thực hiện trong địa giới hành chính của huyện Mộc Châu. Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp các huyện Phù Yên và Bắc Yên.
- Phía Nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vân Hồ.
- Phía Tây giáp huyện Yên Châu.
1.2. Quy mô lập quy hoạch
a) Quy mô diện tích lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Mộc Châu với quy mô 107.209,47ha (1.072,09km2).
b) Quy mô dân số:
- Dự báo đến năm 2030 khoảng 185.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi), trong đó nội thị khoảng 108.000 người, dân số ngoại thị khoảng 77.000 người.
- Dự báo đến năm 2040 khoảng 275.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi), trong đó nội thị khoảng 187.000 người, dân số ngoại thị khoảng 88.000 người.
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 25/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 nhằm phát huy các giá trị về cảnh quan tự nhiên, văn hóa dân tộc, bản sắc địa phương, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025.
- Xây dựng quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040 nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị Mộc Châu, đặc biệt trong giai đoạn đến năm 2025 và định hướng những năm tiếp theo về các mặt: Tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị phù hợp với mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại IV và xây dựng huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025, giai đoạn đến năm 2030 phát triển theo chiều sâu, hoàn thiện các tiêu chí còn yếu, còn thiếu của đô thị loại IV đồng thời duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III giai đoạn 2030 - 2040.
- Phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị và nông thôn trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là tiềm năng về du lịch, phát triển nông nghiệp và kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 07 tháng 02 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 02/8/2022 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ Sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 01/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 của UBND tỉnh về việc cho phép lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040; Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040; Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 và Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 21/11/2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 37/TTr-SXD ngày 06 tháng 02 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch
1.1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu được thực hiện trong địa giới hành chính của huyện Mộc Châu. Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp các huyện Phù Yên và Bắc Yên.
- Phía Nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vân Hồ.
- Phía Tây giáp huyện Yên Châu.
1.2. Quy mô lập quy hoạch
a) Quy mô diện tích lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Mộc Châu với quy mô 107.209,47ha (1.072,09km2).
b) Quy mô dân số:
- Dự báo đến năm 2030 khoảng 185.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi), trong đó nội thị khoảng 108.000 người, dân số ngoại thị khoảng 77.000 người.
- Dự báo đến năm 2040 khoảng 275.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi), trong đó nội thị khoảng 187.000 người, dân số ngoại thị khoảng 88.000 người.
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 25/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 nhằm phát huy các giá trị về cảnh quan tự nhiên, văn hóa dân tộc, bản sắc địa phương, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025.
- Xây dựng quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040 nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị Mộc Châu, đặc biệt trong giai đoạn đến năm 2025 và định hướng những năm tiếp theo về các mặt: Tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị phù hợp với mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại IV và xây dựng huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025, giai đoạn đến năm 2030 phát triển theo chiều sâu, hoàn thiện các tiêu chí còn yếu, còn thiếu của đô thị loại IV đồng thời duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III giai đoạn 2030 - 2040.
- Phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị và nông thôn trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là tiềm năng về du lịch, phát triển nông nghiệp và kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế.
- Làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo quy định; là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.
- Là đô thị xanh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh; mang bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và khí hậu đặc trưng cao nguyên; phát triển bền vững và toàn diện.
- Là đô thị du lịch mang tầm quốc gia; trung tâm phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; trung tâm sản xuất, chế biến và chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
- Là đô thị biên giới gắn với phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế; có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng về quốc phòng an ninh.
4. Định hướng phát triển không gian
4.1. Định hướng phát triển không gian tổng thể
Phát triển không gian đô thị Mộc Châu gắn với bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái nông nghiệp, cảnh quan đặc trưng Mộc Châu (đồng cỏ, đồi chè, cảnh quan núi rừng, bản làng truyền thống); phát triển không gian nội thị trên cơ sở khu vực hai thị trấn hiện hữu và đô thị hóa, mở rộng ra khu vực lân cận gồm Phiêng Luông, Đông Sang, Mường Sang; phát triển khu vực ngoại thị gắn với các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ sinh thái và sản xuất nông lâm nghiệp chất lượng cao và phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế Lóng Sập. Các không gian phát triển cụ thể như sau:
- Phân vùng trung tâm (khu vực nội thị): Diện tích tự nhiên khoảng 15.872 ha. Là vùng đô thị hóa tập trung, vùng kinh tế động lực phát triển đô thị du lịch, thương mại dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Hoàn thiện cảnh quan môi trường đô thị theo hướng hiện đại, tạo dựng một không gian đô thị du lịch có bản sắc. Thiết lập vùng bảo vệ cảnh quan sinh thái nông nghiệp đặc trưng (đồi chè, đồng cỏ, vườn mơ, mận, đào) tại khu vực thị trấn Nông trường Mộc Châu.
- Vành đai nông nghiệp xung quanh khu vực nội thị (thuộc ngoại thị): Diện tích khoảng 49.299 ha; là vành đai phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản phẩm nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị, phát triển thương mại - dịch vụ, gắn du lịch sinh thái. Phát triển 02 trung tâm tiểu vùng có các khu chức năng hỗn hợp để phục vụ dân cư đô thị và phát triển dịch vụ, du lịch, làm tiền đề hình thành các tổ hợp dự án động lực trong tương lai. Thiết lập vùng bảo vệ cảnh quan không gian kiến trúc làng, bản truyền thống.
- Phân vùng núi cao biên giới (thuộc ngoại thị): Diện tích khoảng 24.862 ha. Phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế Lóng Sập gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp sinh thái, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch mới, trải nghiệm, khám phá, chinh phục đỉnh cao. Quy hoạch các xã theo mô hình nông thôn mới, gắn với hình thành các trung tâm công cộng, dịch vụ hỗ trợ thương mại cửa khẩu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Phân vùng dọc sông Đà (thuộc ngoại thị): Diện tích khoảng 17.221 ha. Là vùng bảo vệ và phát huy giá trị sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng phòng hộ ven sông Đà, khu vực đồi núi cao; phát triển nông lâm thủy sản kết hợp du lịch lòng hồ và ven sông.
4.2. Định hướng ranh giới, phạm vi khu vực nội - ngoại thị
- Khu vực nội thị được xác lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Mộc Châu, toàn bộ dân số và phần lớn diện tích của thị trấn Nông trường Mộc Châu và các xã Phiêng Luông, Mường Sang, Đông Sang. Điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính trong khu vực nội thị để thành lập 08 phường.
- Điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính còn lại để thành lập 07 xã.
4.3. Tổ chức phát triển không gian các khu chức năng khu vực nội thị
Trên cơ sở các đặc trưng về cảnh quan, chức năng hoạt động của từng khu vực, định hướng phát triển không gian khu vực nội thị theo 06 phân khu như sau:
a) Phân khu số 1: Thuộc phạm vi thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu (thuộc phạm vi phường 1, 2, 3, 4, 8 dự kiến).
- Tính chất, chức năng: Trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại, dịch vụ cấp thị xã; là khu dân dụng đô thị, trung tâm hiện hữu của thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu, trong đó có các công trình văn hóa, thể dục thể thao cấp đô thị, công trình y tế cấp tỉnh và đô thị.
- Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 1.490 ha; đất xây dựng khoảng 1.426 ha; dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 61.100 người;
b) Phân khu số 2: Thuộc phạm vi diện tích đồi, núi của thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu (thuộc phạm vi các phường 1, 2, 3, 4, 6 dự kiến).
- Tính chất, chức năng: Là khu vực đặc trưng tiêu biểu gắn với bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của đô thị Mộc Châu (đồng cỏ, đồi chè, sườn núi cao); là khu du lịch nông trại có kiến trúc, cảnh quan và công nghệ thân thiện với môi trường, sinh thái gắn với nhà máy chế biến sữa hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế, hình thành điểm du lịch nông trại trải nghiệm hấp dẫn.
- Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 2.867 ha; đất xây dựng khoảng 640 ha; dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 10.000 người;
c) Phân khu số 3: Thuộc phạm vi thị trấn Nông trường Mộc Châu, xã Phiêng Luông (thuộc phạm vi các phường 3,6 dự kiến).
- Tính chất, chức năng: Là các phân khu chức năng thuộc Trung tâm du lịch trọng điểm và vùng đệm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; là khu trung tâm du lịch của khu vực và vùng Tây Bắc, lưu giữ và quảng bá các giá trị bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc; là quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, đào tạo du lịch, gắn kết với các khu dân cư hiện hữu; là khu vực cửa ngõ của đô thị Mộc Châu, kết nối tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La.
- Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 2.609ha; đất xây dựng khoảng 1.711 ha; dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 53.800 người;
d) Phân khu số 4: Thuộc phạm vi thị trấn Nông trường Mộc Châu (phường 5 dự kiến).
- Tính chất, chức năng: Là khu dân dụng đô thị gắn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nông nghiệp đô thị; với các trọng điểm phát triển du lịch tại khu vực Ngũ động Bản Ôn, đồi chè Ô Long Mộc Châu,...
- Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 3.607 ha; đất xây dựng khoảng 862 ha; dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 28.200 người;
d) Phân khu số 5: Thuộc phạm vi xã Đông Sang (phường 7 dự kiến).
- Tính chất, chức năng: Là khu dân dụng đô thị gắn với phát triển du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái gắn với vùng đồi núi, công viên rừng sinh thái, du lịch.
- Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 3.240 ha; đất xây dựng khoảng 715 ha; dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 14.400 người;
e) Phân khu số 6: Thuộc phạm vi xã Mường Sang (phường 8 dự kiến).
- Tính chất, chức năng: Là khu phức hợp dịch vụ, thương mại, du lịch, vui chơi giải trí, nông nghiệp sinh thái, khu ở và khu đầu mối kỹ thuật đô thị.
- Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 2.014 ha; đất xây dựng khoảng 671 ha; dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 17.500 người;
4.4. Tổ chức phát triển không gian các khu chức năng khu vực ngoại thị
Khu vực ngoại thị định hướng phát triển xã nông thôn mới, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn với việc hình thành 08 khu chức năng, cụ thể:
a) Về định hướng phát triển các xã nông thôn mới:
- Xã mới Tân Hợp + Tân Lập: Xây dựng và phát triển trở thành Trung tâm hậu cần logictis, thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với sân bay Mộc Châu và cảnh quan dọc sông Đà. Dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 25.700 người.
- Xã mới Quy Hướng + Nà Mường + Tà Lại: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch tại các vị trí có ưu thế cảnh quan tự nhiên về địa hình, tầm nhìn đẹp khu vực dọc sông Đà. Dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 14.400 người.
- Xã mới Hua Păng + Phiêng Luông + một phần thị trấn Nông trường Mộc Châu: Phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch văn hóa (bản làng truyền thống), du lịch nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf. Dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 7.000 người.
- Xã mới Chiềng Hắc + Mường Sang + một phần thị trấn Nông trường Mộc Châu: Phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch văn hóa (bản làng truyền thống). Dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 11.600 người. Dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 11.600 người.
- Xã mới Chiềng Khừa + Mường Sang: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, gắn với các khu chức năng của KKT cửa khẩu Lóng Sập. Dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 4.800 người.
- Xã mới Chiềng Sơn + Đông Sang + Mường Sang: Xây dựng và phát triển trở thành Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch phía Nam đô thị gắn với các khu chức năng của KKT cửa khẩu Lóng Sập, các khu vui chơi giải trí, sân golf,... và hệ thống tuyến và ga cáp treo Pha Luông - Chiềng Sơn - Vân Hồ. Dân số đến năm 2040 khoảng 16.400 người.
- Xã Lóng Sập: Xây dựng và phát triển trở thành Trung tâm của KKT cửa khẩu Lóng Sập, phát triển thương mại, du lịch qua cửa khẩu quốc tế Lóng Sập. Dân số đến năm 2040 khoảng 8.100 người.
b) Về định hướng phát triển các khu chức năng:
- Khu trung tâm của Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập: Thuộc xã Lóng Sập, dọc theo Quốc lộ 43 từ bản Phát đến bản Phiêng Cài:
+ Tính chất, chức năng: Là khu vực cửa khẩu quốc tế, trung tâm kinh tế biên mậu, thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp với các sản phẩm chất lượng cao của tỉnh; đầu mối giao thông hành lang kinh tế Việt Nam - Lào; điểm trung chuyển hàng hóa, khách du lịch quan trọng trên tuyến quốc lộ 43;
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 500 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 206ha); dân số tăng thêm khoảng 2.000 người.
- Khu công nghiệp Lóng Sập: Thuộc xã Lóng Sập, dọc theo Quốc lộ 43, tại vị trí gần bản Phát (giáp ranh giới xã Chiềng Sơn):
+ Tính chất, chức năng: Là khu công nghiệp tập trung thuộc KKT cửa khẩu quốc tế Lóng Sập
+ Quy mô: Diện tích khoảng 200 ha.
- Khu trung tâm dịch vụ, du lịch Chiềng Sơn: Xã Chiềng Sơn (dọc theo Quốc lộ 16 mới từ tiểu khu 6 đến bản Co Phương):
+ Tính chất, chức năng: Là trung tâm dịch vụ, du lịch; trung tâm hỗ trợ phát triển cho phân vùng núi cao biên giới của đô thị Mộc Châu và Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập; cửa ngõ phía Nam của đô thị Mộc Châu theo tuyến Quốc lộ 16 mới.
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 1.200 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 1.000 ha); dân số tăng thêm khoảng 6.000 người.
- Khu trung tâm hậu cần logistic và chế biến nông sản Tân Lập: Thuộc phạm vi xã Tân Lập (dọc theo đường cao tốc từ bản Tà Phình đến tiểu khu 12):
+ Tính chất, chức năng: Là trung tâm hậu cần logistic, chế biến nông sản của đô thị Mộc Châu; trung tâm phân vùng vành đai nông nghiệp của đô thị Mộc Châu; trung tâm dịch vụ du lịch gắn với sân bay chuyên dùng Mộc Châu.
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 2.000 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 800 ha); dân số tăng thêm khoảng 6.000 người.
- Tổ hợp du lịch, vui chơi giải trí Nam Chiềng Hắc: Thuộc phạm vi xã Chiềng Hắc:
+ Tính chất, chức năng: Tổ hợp du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch.
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 255 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 60 ha).
- Trung tâm dịch vụ, du lịch Đông Chiềng Hắc: Thuộc phạm vi xã Chiềng Hắc (từ bản Hin Phá đến bản Tà Số):
+ Tính chất, chức năng: Cụm các công trình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (Bản Tà Số, bản Hin Phá).
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 2.180 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 600 ha); dân số tăng thêm khoảng 2.000 người.
- Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng Hua Păng: Thuộc phạm vi xã Hua Păng (khu vực xung quanh bản Nà Sài):
+ Tính chất, chức năng: Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng gắn với sân golf.
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 1.250 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 300 ha); dân số tăng thêm khoảng 1.000 người.
- Trung tâm dịch vụ, du lịch ven sông Đà: Thuộc phạm vi xã Tân Hợp:
+ Tính chất, chức năng: Cụm các công trình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác du lịch ven sông Đà (từ bản Nà Mí đến bản Bến Trai).
+ Quy mô: Diện tích tự nhiên khoảng 4.000 ha (nghiên cứu xây dựng khoảng 500 ha); dân số tăng thêm khoảng 1.000 người.
5. Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:
5.1. Định hướng phát triển du lịch
Hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch trong đô thị Mộc Châu, như: Trung tâm du lịch trọng điểm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, các điểm du lịch lịch sử, văn hóa tại đô thị Mộc Châu, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại vùng chè, thảo nguyên Mộc Châu,…, gắn với các tuyến du lịch đến các địa điểm thăm quan nổi tiếng trong khu vực như: Thác Dải Yếm, Rừng thông Bản Áng, Ngũ động Bản Ôn, cầu kính Mộc Châu,... Phát triển homestay, farmstay, bãi cắm trại du lịch và các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu Khu du lịch Mộc Châu.
5.2. Định hướng phát triển nông nghiệp
- Xây dựng Mộc Châu trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng cao (sữa, chè, hoa, quả, rau); đổi mới tổ chức không gian sản xuất; phát triển vùng nguyên liệu thâm canh và khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế; xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản Mộc Châu.
- Phát triển nông nghiệp gắn với hình thành các hành lang xanh, hành lang thoát lũ bảo vệ môi trường đô thị Mộc Châu; xác định quỹ đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả, hợp lý, phát triển mô hình nông nghiệp chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh tế gắn với phát triển du lịch.
5.3. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập
Phát triển thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Thương mại - dịch vụ - du lịch - công nghiệp và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là thương mại - dịch vụ, logistics. Không gian phát triển Khu kinh tế cửa khẩu lấy xã Lóng Sập làm trung tâm, phát triển theo 2 hướng chính:
- Phía Bắc: Dọc theo QL.43, đoạn từ trung tâm xã Lóng Sập hướng đi đến Thị trấn Mộc Châu; phát triển các khu dân cư gắn với sản xuất nông nghiệp, cảnh quan khu cửa khẩu; khu công nghiệp Lóng Sập.
- Phía Tây Nam: Dọc theo QL.43, đoạn từ trung tâm xã Lóng Sập hướng đi tới cửa khẩu Lóng Sập, hình thành các cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu như: Logistics, khu kho bãi, khu thuế quan,…; phát triển thương mại du lịch.
5.4. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ
Ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, tài chính ngân hàng, siêu thị, trung tâm vận chuyển, giao nhận hàng hóa (trung tâm hậu cần logistic) chợ đầu mối gắn với đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, sân bay chuyên dùng Mộc Châu. Đầu tư phát triển hệ thống chợ đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
5.5. Định hướng phát triển cụm công nghiệp
- Cụm công nghiệp Mộc Châu tại tiểu khu Bó Bun: Trong ngắn hạn đến năm 2030 để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh, Nghị quyết đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh, duy trì và thu gọn giảm quy mô diện tích cụm công nghiệp đảm bảo trên 5,0 ha theo quy định, không cấp bổ sung diện tích trong cụm công nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả và chuyển thành đất hỗn hợp phục vụ phát triển đô thị, dịch vụ, hoàn thiện tuyến đường nội bộ cụm công nghiệp theo quy hoạch. Các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất được bố trí tại cụm công nghiệp theo quy hoạch tại tiểu khu 9, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu (quy mô diện tích khoảng 145 ha, gồm 02 cụm Mộc Châu 1 và Mộc Châu 2).
- Cụm công nghiệp Mộc Châu 3, diện tích khoảng 70 ha, vị trí quy hoạch tại xã Phiêng Luông, khu vực tiếp giáp đường cao tốc Hoà Bình - Sơn La - Mộc Châu.
5.6. Định hướng phát triển hệ thống trung tâm hành chính - chính trị
- Trung tâm hành chính - chính trị của huyện Mộc Châu được quy hoạch giữ nguyên tại vị trí hiện nay, phù hợp với các quy hoạch cấp trên, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục được cải tạo, nâng cấp, xứng tầm vị thế của trung tâm chính trị - hành chính của thị xã Mộc Châu.
- Cải tạo, nâng cấp, kết hợp xây dựng mới UBND các phường, xã của thị xã Mộc Châu trong tương lai.
5.7. Định hướng phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo
- Giáo dục phổ thông được bố trí theo dạng tầng bậc tại các khu ở, đơn vị ở phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Cải tạo nâng cấp hệ thống trường lớp hiện có; hệ thống trường lớp xây mới sẽ được xác định vị trí, quy mô cụ thể trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Đối với hệ thống trường phổ thông trung học: Ngoài các trường hiện có; bổ sung xây mới 04 trường để đáp ứng quy mô dân số đô thị Mộc Châu trong tương lai, tại các vị trí: Bản Muống, Tiểu khu Chờ Lồng, Tiểu khu 14, Trung tâm xã Nà Mường (bản Đoàn Kết).
- Đào tạo, dạy nghề: Thu hút đầu tư xây dựng tại khu vực nội thị, ưu tiên tại các phường mới.
- Đại học, cao đẳng: Xây dựng và phát triển cơ sở 2 Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc Đại học Tây Bắc, tại xã Đông Sang.
5.8. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe
- Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; tuân thủ định hướng của Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó: Bệnh viện đa khoa Mộc Châu nâng cấp thành bệnh viện đa khoa khu vực hạng I cấp tỉnh, quy mô 500 giường, mở rộng quy mô diện tích; bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên là bệnh viện hạng II cấp huyện, quy mô 320 giường.
- Tại các khu đô thị mới, các trung tâm du lịch: Xây mới cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khỏe phục vụ cho nhu cầu của cư dân và khách du lịch.
- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở y tế cấp xã, bản.
5.9. Định hướng phát triển công trình văn hóa
- Xây dựng khu trung tâm văn hóa cấp đô thị, diện tích khoảng 5,2 ha tại tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu, trong đó có: Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, Cung văn hóa lao động, Rạp chiếu phim.
- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hệ thống các nhà văn hóa phường, xã, khu dân cư tại các vị trí phù hợp được xác định cụ thể trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
5.10. Định hướng phát triển công trình thể dục thể thao và cây xanh
- Bảo tồn không gian nông nghiệp của đồng bào dân tộc để duy trì đa dạng cảnh quan, nông nghiệp và quản lý nước mưa; chân đồi cần được bảo tồn cho đất nông nghiệp để làm yếu tố chuyển tiếp về cảnh quan và quản lý thiên tai. Các khu vực trũng dành cho nông nghiệp đô thị; Bảo vệ và cải thiện hành lang xanh dọc các con suối nhằm duy trì sự đa dạng sinh học và đảm bảo thoát lũ cho đô thị. Bảo vệ các khoảng mở cảnh quan, bảo vệ cảnh quan đồng cỏ, đồi chè.
- Xây dựng công viên văn hóa mới tại khu vực tiếp giáp giữa thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu; xây dựng công viên vui chơi, giải trí đô thị Mộc Châu tại khu trung tâm du lịch trọng điểm, thuộc phường 3.
- Xây dựng mới Khu trung tâm thể dục thể thao của đô thị tại khu đô thị mới thuộc phường 4.
- Xây dựng đồng bộ các khu tập luyện thể dục thể thao tại các phường, xã, khu dân cư để đảm bảo nhu cầu của nhân dân.
- Đến năm 2030: Diện tích khu đất dân dụng khoảng 1.527 ha, chỉ tiêu đất dân dụng toàn đô thị khoảng 82,54 m2/người; diện tích khu đất ngoài dân dụng khoảng 8.398 ha; diện tích khu đất nông nghiệp và chức năng khác khoảng 97.284 ha.
- Đến năm 2040: Diện tích khu đất dân dụng khoảng 2.330 ha, chỉ tiêu đất dân dụng toàn đô thị khoảng 84,73 m2/người; diện tích khu đất ngoài dân dụng khoảng 12.204 ha; diện tích khu đất nông nghiệp và chức năng khác khoảng 92.675 ha.
7.1. Định hướng thiết kế đô thị tổng thể
- Xây dựng đô thị Mộc Châu trong tương lai như một điểm đến với những vẻ đẹp phong phú thông qua việc bảo tồn và phát huy tối đa những nét đặc sắc của Mộc Châu về cảnh quan thiên nhiên, nông nghiệp, về khí hậu trong lành, mát mẻ cũng như về truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc.
- Định hướng kiến trúc cảnh quan đô thị hiện đại, chỉnh trang kiến trúc đô thị hiện hữu mang bản sắc địa phương.
7.2. Định hướng thiết kế đô thị theo khu chức năng
- Các khu vực đô thị hiện hữu: Cải tạo, tăng mật độ cho cấu trúc đô thị hiện nay, chỉnh trang mỹ quan đô thị, cải tạo và xây mới các không gian công cộng, không gian xanh đô thị, tăng cường các tiện ích đô thị. Đối với một số khu vực phát triển mới hài hòa, ăn nhập với phần đô thị hiện hữu, gìn giữ được các bản sắc riêng.
- Các khu đô thị mới; khu vực trung tâm đô thị: Xây dựng mật độ cao dọc các trục đường chính khu vực và thấp dần về phía cảnh quan thiên nhiên.
- Khu, cụm công nghiệp: Xây dựng đồng bộ, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.
- Khu phát triển du lịch: Xây dựng mật độ thấp, theo hướng sinh thái, tôn trọng địa hình hài hòa với cảnh quan tự nhiên.
- Các làng xóm nhỏ và nông trại nằm trong các không gian sản xuất nông nghiệp kiểm soát phát triển chặt chẽ để tránh làm biến dạng cảnh quan.
7.3. Tổ chức không gian tại các khu vực điểm nhấn
- Khuyến khích xây dựng công trình, tổ hợp công trình có quy mô với chất lượng kiến trúc đẹp, hiện đại. Phản ánh văn hoá và nét đặc thù của đô thị với việc áp dụng các kỹ thuật xây dựng tiên tiến hướng theo mô hình xanh bền vững.
- Các quần thể công trình kiến trúc phải tạo sự đa dạng nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với các không gian xung quanh, phát huy đặc điểm riêng của từng khu vực.
- Phát huy giá trị các góc nhìn toàn cảnh từ trên các khu vực điểm cao.
7.4. Tổ chức không gian cây xanh mặt nước
- Các khu vực tự nhiên bao quanh đô thị và phân bố rải rác trong đô thị bao gồm các dãy núi, quả đồi và các dòng suối cần được bảo vệ nghiêm ngặt này khỏi các tác động của quá trình đô thị hóa cũng như các hoạt động phát triển kinh tế.
- Giữ gìn tối đa mặt nước, sông, suối, kênh, mương hiện hữu.
8. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
8.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
a) Định hướng giao thông đối ngoại:
- Đường bộ: Đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, quy mô 4 làn xe; nâng cấp cải tạo các tuyến QL.6, QL.43, ĐT.101, ĐT.101B, ĐT.102, ĐT.102C và ĐT.104; nâng cấp đường tỉnh ĐT.102 đoạn qua xã Chiềng Sơn trở thành QL.16. Xây dựng mới cầu Vạn Yên.
- Hệ thống đường huyện Hệ thống đường huyện đến năm 2030 đầu tư đạt tối thiểu cấp Vmn, đến năm 2040 đạt tối thiểu cấp IVmn.
- Bến xe đối ngoại: Xây dựng 01 bến xe tại phường 6, cạnh nút giao cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, đạt quy mô loại 1; 01 bến xe loại II tại thị trấn Nông trường Mộc Châu và các bến xe loại V và loại VI tại trung tâm các xã.
- Đường thủy: Nâng cấp cảng Bản Giăng xã Quy Hướng, bến Sao Tua xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu thành cảng chuyên dùng cấp IV.
- Đường hàng không: Xây dựng mới sân bay chuyên dùng Mộc Châu, phục vụ du lịch và tìm kiếm, cứu nạn, quân sự tại khu vực gần nút giao cao tốc, trên địa bàn xã Tân Lập.
b) Định hướng giao thông đô thị:
- Thiết lập 02 tuyến giao thông tròn liên kết các khu chức năng đô thị trên cơ sở tận dụng các tuyến đường hiện hữu. Tuyến số 1: Nằm trọn trong không gian lõi khu vực nội thị để kết nối các phân khu đô thị chính, quy mô đạt cấp đường chính đô thị; tuyến số 2 nằm phần lớn tại khu vực ngoại thị để kết nối các khu chức năng về du lịch, nông nghiệp, cửa khẩu với các vùng khác trong tỉnh, Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp IVmn, 02 làn xe.
- Các tuyến giao thông đô thị có lộ giới từ 13,5 - 45m.
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường giao thông tại khu vực ngoại thị, đảm bảo kết nối các trung tâm xã, khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp, khu dịch vụ - du lịch, với các khu chức năng khác của đô thị và của khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
- Nghiên cứu bố trí tuyến cáp treo và ga cáp treo Pha Luông - Chiềng Sơn.
c) Định hướng giao thông công cộng: Xây dựng hệ thống giao thông vận chuyển hành khách công cộng phù hợp với quy mô, tính chất của từng đô thị, từng khu du lịch.
8.2. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác (chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải và vệ sinh môi trường và công trình hạ tầng kỹ thuật khác): Được nghiên cứu, đề xuất trên cơ sở cập nhật kế thừa các quy hoạch được duyệt, các dự án, đề án trên địa bàn khu vực quy hoạch và các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, xây dựng.
9. Các giải pháp chính về bảo vệ môi trường
- Ưu tiên phát triển mô hình kiến trúc xanh, duy trì, mở rộng và bảo vệ diện tích mặt nước; khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện môi trường trong các lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt; khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, sử dụng năng lượng sạch; sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, đảm bảo các quy định về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ về môi trường tại cụm công nghiệp, khu vực chăn nuôi tập trung và các khu vực khác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị cảnh quan tự nhiên, đồi chè, đồng cỏ; bảo tồn và phát huy hệ sinh thái, tăng cường diện tích cây xanh, duy trì đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng nước.
- Khu vực phát triển đô thị: Xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn; duy trì và phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan, hồ điều hòa, bảo vệ kênh, mương, dòng suối hiện hữu.
- Cụm công nghiệp: Áp dụng hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường theo Bộ tiêu chuẩn ISO:14000.
- Đầu tư hệ thống, thiết bị cho việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt; xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh; quy hoạch các khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; áp dụng các quy trình sản xuất công nghệ cao, sạch trong sản xuất nông nghiệp.
- Các giải pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu: Nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu; lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; kiên cố hóa nhà ở, công trình chịu gió bão, ngập lụt.
10. Các dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng đợt đầu
10.1. Các dự án do Trung ương đầu tư: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La; cải tạo, nâng cấp QL.43, QL.6; cầu Vạn Yên trên QL.43.
10.2. Các dự án do tỉnh, huyện đầu tư, quản lý
- Nhóm dự án hạ tầng giao thông: Dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường tỉnh ĐT.101, ĐT.101B, ĐT.102, ĐT.102C, ĐT. 104; dự án cải tạo, nâng cấp, kết hợp xây mới các tuyến đường vành đai 1, 2 đô thị Mộc Châu; dự án nâng cấp hệ thống bến xe, trạm dừng nghỉ;
- Nhóm dự án hạ tầng xã hội: Dự án khu liên hợp thể thao huyện Mộc Châu; dự án bệnh viện đa khoa khu vực Mộc Châu; dự án đầu tư xây dựng cụm công trình văn hóa đô thị Mộc Châu; các dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa;
- Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật khác: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi (hồ Tà Phình 1+2, hồ Chiềng Đi, hồ Km 67), kè bờ sông suối và các khu vực sạt lở; hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
10.3. Các dự án thu hút đầu tư
- Nhóm dự án hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư tại khu vực nội thị làm tiền đề nâng lên loại IV cho đô thị Mộc Châu: Khu dân cư dịch vụ du lịch Đồi Chè; khu dân cư phố núi và biệt thự sinh thái; khu biệt thự và sân golf public; khu dân cư dịch vụ cửa ngõ; khu dân cư dịch vụ du lịch; khu dân cư lân cận trung tâm du lịch trọng điểm; khu dân cư dọc suối Ang; khu dân cư sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Phiêng Luông; khu dân cư hai bên tuyến đường trục chính đô thị - nội thị Mộc Châu;...
- Nhóm dự án cơ sở hạ tầng du lịch: Hạ tầng dịch vụ du lịch đỉnh Pha Luông; hạ tầng trung tâm du lịch trọng điểm; hoàn thiện đầu tư khu du lịch Rừng thông Bản Áng; hoàn thiện đầu tư các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf, khách sạn, resort, farmstay, bãi cắm trại,...; sân bay chuyên dùng Mộc Châu;
- Nhóm dự án về môi trường: Nhà máy xử lý rác thải; nhà máy tái chế rác thải theo công nghệ hiện đại; công viên nghĩa trang,...
- Nhóm hạ tầng phục vụ sản xuất và kinh doanh: Nhà máy chế biến chè công nghệ cao; chợ đầu mối nông sản; Trung tâm Logistics; trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng.
- Nhóm dự án khác: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo tư nhân; đầu tư xây dựng, khai thác các bến xe khách, xe buýt,...
11. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Sở Xây dựng
- Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả, quy trình thẩm định, tính chuẩn xác của các thông tin số liệu trình phê duyệt quy hoạch theo quy định;
- Phối hợp với UBND huyện Mộc Châu trong việc rà soát, đánh giá các đồ án quy hoạch phân khu đô thị, phân khu chức năng đã phê duyệt; báo cáo UBND tỉnh những bất cập, trồng chéo với quy hoạch chung được duyệt;
- Tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu chức năng theo thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định;
- Hướng dẫn, đôn đốc UBND huyện Mộc Châu trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý kiến trúc đô thị và các nội dung khác có liên quan theo quy định.
2. UBND huyện Mộc Châu
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch;
- Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, chuyển giao cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định; Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch GIS trên trang điện tử của tỉnh; Tổ chức công bố, công khai và cắm mốc giới, biển pa nô công bố đồ án quy hoạch được duyệt theo quy định;
- Tổ chức lập kế hoạch thực hiện quy hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Quản lý kiến trúc đô thị, tổ chức thực hiện quy hoạch theo đúng các quy định hiện hành;
- Thực hiện rà soát nội dung quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2040 sau khi quy hoạch chung khu du lịch quốc gia được phê duyệt điều chỉnh đảm bảo nguyên tắc quy hoạch cấp dưới phù hợp với quy hoạch cấp trên; Tổ chức rà soát các quy hoạch phân khu đô thị, phân khu chức năng hiện có trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc kế thừa, tránh lãng phí nguồn lực lập quy hoạch;
- Triển khai quy trình tổ chức lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực dự kiến là nội thị được xác định trong quy hoạch chung theo quy định;
- Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng đã được UBND huyện phê duyệt: Tổ chức rà soát đánh giá tổng thể sự phù hợp với quy hoạch cấp trên làm cơ sở quyết định tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc hủy bỏ theo thẩm quyền làm cơ sở quản lý quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng đồng bộ, thống nhất.
3. Các Sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt đảm bảo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |