ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 310/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày 17 tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, MỨC CHI CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN HỖ TRỢ NGƯỜI
LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ
người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính tại Tờ trình số 379/TTr-STC ngày 13 tháng 07 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về đối tượng, mức chi đối với
lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số
đối tượng đặc thù khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, cụ thể như sau:
1. Đối tượng, điều kiên hỗ trợ:
a. Đối tượng hỗ trợ:
Người lao động không có giao kết hợp
đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu làm một trong các loại công việc sau: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không
có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái
xe mô tô 02 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm
hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch,
chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu); công nhật lột tôm,
công nhật chặt đầu cá, đi ghe lưới, kéo tôm; thợ hồ, phụ hồ; hớt tóc, làm tóc,
làm móng tay, chân; tài xế, lơ xe; chạy đò chở khách, giúp việc nhà, bảo vệ, tiếp
thị, phụ bán hàng (không phải mặt hàng thiết yếu); lao động làm việc tại
các cơ sở nghề truyền thống đan đát, rèn, sản xuất bánh kẹo, nước uống.
b. Điều kiện hỗ trợ:
Đối tượng được hỗ trợ phải đảm bảo
các điều kiện sau:
- Nơi làm việc bị tạm dừng hoạt động
hoặc nơi cư trú thuộc địa bàn bị phong tỏa, địa bàn thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 10 ngày
liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng
12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch
COVID-19.
- Bị mất việc làm, không có thu nhập
hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo của quốc gia giai đoạn 2021 -
2025 (1.500.000 đồng/tháng).
- Cư trú hợp
pháp tại địa phương.
2. Mức hỗ trợ và phương thức chi
trả:
- Thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ 10 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng thì mức
hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày (Năm mươi nghìn
đồng/người/ngày).
- Thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ
01 tháng trở lên thì mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người/lần
(Một triệu năm trăm nghìn đồng/người/lần).
- Đối tượng đang mang thai được hỗ trợ
thêm 1.000.000 đồng/người/lần; đối tượng đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em/lần chưa đủ 06 tuổi
và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
- Mỗi đối tượng chỉ được hưởng
một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một
lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm
7, điểm 8, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ) chỉ được hưởng một
chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực
hiện:
a. Hồ sơ:
- Đối tượng được hưởng chính sách
mang bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính một trong các giấy tờ
sau: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế đến
Trụ sở khóm, ấp và điền thông tin vào ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này.
- Trường hợp người
lao động có nơi thường trú và tạm trú không cùng một địa bàn cấp xã, nếu đề nghị
hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng chính sách này.
- Đối với đối tượng đang mang thai; đối
tượng đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06
tuổi cần bổ sung thêm: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để
đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh
người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em;
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm
sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
b. Trình tự, thủ
tục thực hiện:
- Trường khóm, ấp phối hợp các tổ chức
chính trị - xã hội, lực lượng Công an trên địa bàn (nếu cần thiết) để rà
soát, xác nhận cho đối tượng hưởng chính sách. Thực hiện tổng hợp danh sách người
đủ điều kiện hưởng hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách người đủ điều kiện hưởng hỗ trợ
và niêm yết, công khai với danh sách trong 02 ngày làm việc; tổng hợp Danh sách
đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do)
và một số đối tượng đặc thù khác theo Mẫu số 02 kèm
theo Quyết định này gửi Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thẩm định (trong
03 ngày làm việc).
- Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; thực hiện
chi trả hỗ trợ theo quy định (trong 05 ngày làm việc). Đồng thời, báo
cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung trên địa bàn toàn tỉnh.
- Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban
nhân dân cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Nguồn kinh phí:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ và nguồn
ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
- Nguồn vốn hợp
pháp khác.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện:
1. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố:
- Hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hồ
sơ đề nghị hỗ trợ của các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19, đảm bảo chặt
chẽ, đúng đối tượng, đúng chính sách, đúng quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP
và Quyết định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố chủ động sử dụng kinh phí đã được Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung và
ngân sách huyện, thị xã, thành phố để thực hiện hỗ trợ cho đối tượng gặp khó
khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định này. Trường hợp
ngân sách huyện, thị xã, thành phố có khó khăn thì báo cáo Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh giải quyết kịp thời.
- Lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho các
đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid -19 nêu trên, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình
Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí được bổ
sung theo đúng quy định. Khi hoàn thành việc hỗ trợ cho các đối tượng, trường hợp
không sử dụng hết kinh phí, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố lập thủ tục hoàn trả ngân sách theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chịu trách nhiệm thực hiện những nội
dung ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực
hiện chính sách hỗ trợ theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, đúng đối tượng,
đúng chính sách.
- Định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng gửi Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội:
- Đôn đốc các Sở, Ban, Ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung được
phân công để kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng.
- Tổng hợp số lượng theo báo cáo của Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân
dân tỉnh bố trí kinh phí cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Tiếp nhận, tổng hợp các vướng mắc,
khó khăn trong quá trình triển khai (liên quan đến ngành lao động) để hướng
dẫn. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo, xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh,
các Bộ, Ngành Trung ương để hướng dẫn, giải quyết.
- Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng (hoặc
đột xuất khi có yêu cầu), tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị
quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thường
trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Tài chính:
- Trên cơ sở số liệu của Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố đã báo cáo được Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổng hợp, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho
ngân sách các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện.
- Tiếp nhận, tổng hợp các vướng mắc,
khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (liên quan đến ngành tài
chính) để hướng dẫn. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo, xin ý kiến Ủy ban
nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính hướng dẫn, giải quyết.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh nguồn
kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện hỗ trợ và báo cáo Bộ Tài chính để hỗ trợ
ngân sách địa phương theo đúng quy định.
- Thực hiện quyết toán kinh phí với
các địa phương theo quy định hiện hành.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh:
Chủ trì, chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến huyện, phường, xã, khóm, ấp phối hợp
phổ biến, tuyên truyền, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo
Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định này theo hướng công khai, minh bạch, dân
chủ, đúng đối tượng, đúng chính sách.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận: (kèm theo 02 Mẫu biểu)
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- PP.THH.Yến;
- Lưu: VT, (H-QĐ52).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cao Xuân Thu Vân
|
Mẫu số 01
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành cho đối tượng lao động
không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù
khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu)
Kính gửi:
Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn)…………..
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên: ………………………..Ngày, tháng, năm sinh: ……/……../………….
2. Dân tộc: ……………………………Giới tính: …………………………..
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước
công dân/Hộ chiếu số: ……………………….
Ngày cấp: ……../………/………….. Nơi cấp:……………………………………….
4. Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………….
Nơi thường trú: ………………………………………………………………
Nơi tạm trú: ………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ: …………………………………………………..
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM
1. Công việc chính 1:
□ 1- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ
không có địa điểm cố định
□ 2- Thu gom rác, phế liệu
□ 3- Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
□ 4- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách,
xe xích lô chở khách
□ 5- Bán lẻ vé số lưu động
□ 6- Tự làm hoặc làm việc tại hộ kinh
doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (massage, xoa
bóp y học, châm cứu), hớt tóc, làm tóc, làm móng tay, chân, bảo vệ, tiếp thị,
phụ bán hàng (không phải mặt hàng thiết yếu)
□ 7- Công nhật lột tôm, công nhật chặt
đầu cá, đi ghe lưới, kéo tôm
□ 8- Thợ hồ, phụ hồ
□ 9- Tài xế, lơ xe, chạy đò chở khách
□ 10- Giúp việc nhà
□ 11- Lao động làm việc tại các cơ sở
nghề truyền thống đan đát, rèn, sản xuất bánh kẹo, nước uống
2. Nơi làm việc 2:
3. Thu nhập bình quân tháng trước khi
mất việc làm: ……………………….. đồng/tháng
III. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP HIỆN NAY
1. Công việc chính: ………………………………………………………
2. Thu nhập hiện nay: ……………………..đồng/tháng.
IV. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ THÊM (NẾU CÓ) 3
□ Đang mang thai
□ Đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi
Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính
sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19,
tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là
hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC
NHẬN CỦA TRƯỞNG
KHÓM/ẤP………..
|
....ngày
.... tháng.... năm 2021
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1. Công việc đem lại thu nhập chính
cho người lao động
2. Trường hợp làm việc cho hộ kinh
doanh thì ghi tên, địa chỉ hộ kinh doanh
3. Chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc
cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em. Cần bổ sung thêm
bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong
các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai
sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định
giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu số 02
UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ
TRẤN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày... tháng... năm 2021
|
DANH SÁCH
ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LAO ĐỘNG TỰ DO) VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC THÙ KHÁC ĐƯỢC HỖ TRỢ
DO ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19
TT
|
Họ
và tên
|
Năm
sinh
|
Số
CMND/Thẻ căn cước
công dân/Hộ chiếu
|
Địa
chỉ, nơi cư trú
|
Loại
đối tượng(1)
|
Mức
hỗ trợ
(Đồng)
|
Ghi
chú
|
Nam
|
Nữ
|
Tổng
số tiền
|
Hỗ
trợ đối tượng(2)
|
Hỗ
trợ thêm (nếu có)(3)
|
|
Tổng
số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÁN
BỘ LẬP
|
CHỦ
TỊCH UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
* Ghi chú:
1. Ghi bằng số
theo 11 nhóm đối tượng được nêu tại ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
2. Thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ 10 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng thì mức
hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày (Năm mươi nghìn đồng/người/ngày); Thời gian
nghỉ việc, mất việc làm từ 01 tháng trở lên thì mức hỗ trợ
là 1.500.000 đồng/người/lần (Một triệu năm trăm nghìn đồng/người/lần).
3. Đối tượng đang mang thai được hỗ trợ
thêm 1.000.000 đồng/người/lần; đối tượng đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ
em/lần chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc
cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.