Quyết định 3096/QĐ-UBND năm 2021 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 3096/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 01/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/10/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Lê Trung Chinh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3096/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ);
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Đà Nẵng (đính kèm Quyết định này).
Điều 2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực thi đối với các thủ tục hành chính thuộc Phương án sau khi các phương án kiến nghị đơn giản hoá được các cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Điều 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
KIẾN
NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
I. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Khoa học và Công nghệ
1. Đối với 09 thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; Kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Cấp lại Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp (cấp tỉnh); Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KH&CN ban hành; Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KH&CN ban hành; Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu; Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (cấp tỉnh); Thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Lý do: Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về cách thức thực hiện hồ sơ đối với các thủ tục này.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí (bình quân): 17,9%
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3096/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ);
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Đà Nẵng (đính kèm Quyết định này).
Điều 2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực thi đối với các thủ tục hành chính thuộc Phương án sau khi các phương án kiến nghị đơn giản hoá được các cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Điều 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
KIẾN
NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
I. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Khoa học và Công nghệ
1. Đối với 09 thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; Kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Cấp lại Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp (cấp tỉnh); Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KH&CN ban hành; Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KH&CN ban hành; Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu; Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (cấp tỉnh); Thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Lý do: Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về cách thức thực hiện hồ sơ đối với các thủ tục này.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí (bình quân): 17,9%
II. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Đối với thủ tục: Đăng ký thành lập Liên hiệp hợp tác xã
a) Nội dung đơn giản hóa
Về lệ phí: Giảm lệ phí từ 200.000 đồng xuống còn 50.000 đồng đối với cấp Giấy chứng nhận đăng ký Liên hiệp hợp tác xã quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 127/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Quy định mức thu, đối tượng và chế độ thu, nộp, lệ phí đăng ký kinh doanh đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lý do: Giảm chi phí tuân thủ TTHC của Liên hiệp hợp tác xã khi thực hiện TTHC này.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 127/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Quy định mức thu, đối tượng và chế độ thu, nộp, lệ phí đăng ký KD đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 75%
III. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Du lịch
1. Đối với 06 thủ tục: (1) Cấp giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế; (2) Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; (3) Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; (4) Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; (5) Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; (6) Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ 01 ngày so với thời gian quy định đối với tất cả các thủ tục nêu trên.
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục (1): Sửa đổi Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 06/2017/TTBVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
- Đối với thủ tục (2): Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 60 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.
- Đối với các thủ tục (3), (4), (5), (6): Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 56 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
IV. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Văn hóa và Thể thao
1. Đối với 05 thủ tục: (1) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Golf; (2) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn cầu lông; (3) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Taekwondo; (4) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate; (5) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Khiêu vũ thể thao.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ 02 ngày so với thời gian quy định đối với tất cả các thủ tục nêu trên (từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
Đối với các thủ tục (1), (2), (3), (4), (5): Sửa đổi Điểm b Khoản 5 Điều 55 Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH 11 ngày 29/11/2006.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
V. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Tư pháp
1. Đối với 02 thủ tục: (1) Đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản; (2) Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 09 ngày làm việc đối với thủ tục (1); từ 07 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc đối với thủ tục (2).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian giải quyết của các thủ tục này có thể được rút ngắn so với quy định.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục (1): Sửa đổi Khoản 2 Điều 25 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
- Đối với thủ tục (2): Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 26 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
VI. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Đối với 04 thủ tục: (1) Giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (2) Thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học; (3) Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại; (4) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống còn 29 ngày làm việc đối với thủ tục (1); từ 15 ngày làm việc xuống còn 14 ngày làm việc đối với thủ tục (2); từ 15 ngày làm việc xuống còn 14 ngày làm việc đối với thủ tục (3); từ 15 ngày làm việc xuống còn 14 ngày làm việc đối với thủ tục (4).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết TTHC, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục (1): Sửa đổi Điểm c Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
- Đối với thủ tục (2): Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 47 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Đối với thủ tục (3): Sửa đổi Điểm đ Khoản 3 Điều 51 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Đối với thủ tục (4): Sửa đổi điểm b Khoản 3 Điều 108 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
VII. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Nội vụ
1. Đối với 03 thủ tục: Thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; Thẩm định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; Thẩm định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 35 ngày làm việc xuống còn 32 ngày làm việc đối với cả 03 thủ tục trên (thẩm định 10 ngày, quyết định 22 ngày).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 2 Điều 15 Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
VIII. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Đối với 02 thủ tục: (1) cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y); (2) Cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc đối với thủ tục (1); từ 20 ngày làm việc xuống còn 19 ngày làm việc đối với thủ tục (2).
Lý do: Vì hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề được kiểm tra toàn bộ trên giấy tờ, không qua quá trình đi kiểm tra, thẩm định. Việc cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá được thực hiện dựa trên cơ sở kiểm tra, xem xét các giấy tờ do cá nhân nộp mà không cần kiểm tra, không cần có ý kiến thỏa thuận của các cơ quan hành chính khác.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục (1): Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 109 Luật Thú y năm 2015.
- Đối với thủ tục (2): Sửa đổi Điểm d Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
IX. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Y tế
1. Đối với 11 thủ tục lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh: cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế 2; cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp đề nghị đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế; cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị mất hoặc hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế; cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế; Cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế; cấp lại giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế; Cấp lại Giấy chứng nhận là lương y thuộc thẩm quyền của Sở Y tế; Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 6, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT; cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT- BYT; Cấp Giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT; Cấp Giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại 3 Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Thay quy định nộp hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng (tính đến ngày nộp đơn) bằng quy định nộp file ảnh 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng (tính đến ngày nộp đơn).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện yêu cầu cải cách hành chính và để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại cho tổ chức, công dân.
b) Kiến nghị thực thi:
Khoản 7 Điều 5 và Điểm b Khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
X. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Giao thông vận tải
1. Đối với 08 thủ tục: (1) Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác; (2) Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa; (3) Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa; (4) Đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhung không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện; (5) Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường bộ đang khai thác; (6) Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; (7) Di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng ở khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (8) Sang tên chủ sở hữu xe máy chuyên dùng trong cùng một tỉnh, thành phố.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc đối với thủ tục (1), (2), (3), (4), (7); từ 10 ngày làm việc xuống còn 09 ngày làm việc đối với thủ tục (5); từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc đối với thủ tục (6); từ 08 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc đối với thủ tục (8).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục (1): Sửa đổi Điểm c, Khoản 4, Điều 10 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Đối với thủ tục (2): Sửa đổi Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Đối với thủ tục (3): Sửa đổi Điểm c, Khoản 3, Điều 12 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Đối với thủ tục (4): Sửa đổi điểm c, Khoản 3, Điều 14 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Đối với thủ tục (5): Sửa đổi Khoản 7, Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT- BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đối với thủ tục (6): Sửa đổi Điểm c, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
- Đối với thủ tục (7): Sửa đổi điểm b, Khoản 2, Điều 12 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng.
- Đối với thủ tục (8): Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
XI. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Đối với thủ tục cấp giấy phép nhận chìm ở biển.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 77 ngày làm việc xuống còn 72 ngày làm việc.
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 57 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
2. Đối với 06 thủ tục: Cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất; Cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; Cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
a) Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ các thủ tục này.
Lý do: Khi giấy phép rách, mất, các chủ giấy phép liên hệ với cơ quan cấp phép hoặc cơ quan thẩm định hồ sơ để đề nghị sao lục, không cần phải thực hiện thủ tục cấp lại.
b) Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Điều 15 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất và các nội dung có liên quan đến cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
XII. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Công Thương
1. Đối với thủ tục tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu kê khai giá thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần “01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị”.
Lý do: Việc yêu cầu thành phần phong bì có dán tem hiện nay không phù hợp và không cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BCT ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,5%.
2. Đối với thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần “Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá”.
Lý do: Khi cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá không cần thiết phải nộp Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá vì thông tin Giấy chứng nhận được cấp đã được điền tại mẫu đơn đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu quản lý và hồ sơ lưu trữ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,7%.
3. Đối với thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần “Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá”.
Lý do: Khi cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá không cần thiết phải nộp Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá vì thông tin Giấy chứng nhận được cấp đã được điền tại mẫu đơn đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu quản lý và hồ sơ lưu trữ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,1%.
4. Đối với thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm).
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần “Bản sao Giấy phép đã được cấp”.
Lý do: Khi cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá không cần thiết phải nộp Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá vì thông tin Giấy chứng nhận được cấp đã được điền tại mẫu đơn đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu quản lý và hồ sơ lưu trữ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,7%.
5. Đối với thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm).
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần “Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép đã cấp”.
Lý do: Khi cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá không cần thiết phải nộp Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá vì thông tin Giấy chứng nhận được cấp đã được điền tại mẫu đơn đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu quản lý và hồ sơ lưu trữ.
- Về phí, lệ phí: Đề nghị bỏ phi thẩm định 2.200.000 đồng/lần thẩm định/hồ sơ đối với trường hợp cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp do bị mất, bị hỏng.
Lý do: Khi Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp do bị mất, bị hỏng thì cơ quan quản lý nhà nước không cần thẩm định khi cấp lại cho doanh nghiệp, vì vậy đề nghị bỏ phí thẩm định này.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
- Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Mục I Biểu mức thu phí ban hành kèm Thông tư số 299/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 91,8%.
6. Đối với thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về phí, lệ phí: Đề nghị bỏ phí thẩm định 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp và phí thẩm định 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định đối với chủ thể kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân.
Lý do: Khi Giấy lại Giấy chứng nhận bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng thì cơ quan quản lý nhà nước không cần thẩm định khi cấp lại cho tổ chức, cá nhân, vì vậy đề nghị bỏ phí thẩm định này.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 1 Điều 2 Thông tư tại Thông tư 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa quy định rõ đối với các trường hợp cấp lại giấy phép, giấy chứng nhận do bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng thì không thu phí thẩm định.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 81,7%.
7. Đối với thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về phí, lệ phí: Đề nghị bỏ phí thẩm định 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp và phí thẩm định 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định đối với chủ thể kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân.
Lý do: Khi Giấy lại Giấy chứng nhận bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng thì cơ quan quản lý nhà nước không cần thẩm định khi cấp lại cho tổ chức, cá nhân, vì vậy đề nghị bỏ phí thẩm định này.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 1 Điều 2 Thông tư tại Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa quy định rõ đối với các trường hợp cấp lại giấy phép, giấy chứng nhận do bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng thì không thu phí thẩm định.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 81,7%.
XIII. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Sở Thông tin và Truyền thông
1. Đối với 04 thủ tục: (1) Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; (2) Gia hạn Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; (3) Cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; (4) Thông báo thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng.
a) Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc đối với các thủ tục (1), (2), (3); từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc đối với thủ tục (4).
Lý do: Qua thực tế giải quyết TTHC, thời gian có thể được rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm của công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 15, Điều 1, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Giúp giảm thời gian thực hiện TTHC cho cơ quan, tổ chức và tăng cường trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện TTHC.
XIV. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng
1. Đối với thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Lý do: Trên thực tế giải quyết, có thể rút ngắn thời gian thẩm định tại phòng nghiệp vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp giảm thời gian chờ đợi để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
XV. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
1. Đối với 07 thủ tục: (1) Đăng ký phê duyệt điều lệ hội (có phạm vi hoạt động trong phường, xã); (2) Đăng ký đổi tên hội và phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) (có phạm vi hoạt động trong phường, xã); (3) Đăng ký chấp thuận giải thể hội (có phạm vi hoạt động trong phường, xã); (4) Đăng ký chia tách, sáp nhập, hợp nhất hội và phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) (có phạm vi hoạt động trong phường, xã); (5) Đề nghị tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một huyện; (6) Đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện; (7) Đề nghị giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc đối với các thủ tục (1), (4); từ 10 ngày làm việc xuống còn 09 ngày làm việc đối với thủ tục (2), (3); từ 25 ngày làm việc xuống còn 22 ngày làm việc đối với thủ tục (5), (6), (7).
Lý do: Qua thực tiễn giải quyết thủ tục hành chính, thời gian có thể rút ngắn nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục (1): Sửa đổi Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 33/2012/ NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Đối với thủ tục (2): Sửa đổi Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 03/2013/TT- BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Đối với thủ tục (3): Sửa đổi Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Đối với thủ tục (4): Sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Đối với thủ tục (5), (6): Sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 45 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
- Đối với thủ tục (7): Sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 46 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
2. Đối với 03 thủ tục: Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục; Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục; Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bô quy định nộp chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường đối với các thủ tục trên mà chỉ cần yêu cầu nộp bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.
Lý do: Quy định hiện nay làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của công dân khi thực hiện TTHC bởi hồ sơ cho phép nhà trường hoạt động giáo dục phát sinh sau khi nhà trường đã có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thanh lập trường của UBND quận (quyết định thành lập trường hoặc quyết định cho phép thành lập trường đã được lưu trong hồ sơ thành lập trường hoặc cho phép thành lập trường), do đó việc quy định chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường là không cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục: Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 6 và Điểm b Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 46/2017/NĐ-GP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 80%.
XVI. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã
1. Đối với thủ tục đăng ký thành lập thành lập nhóm trẻ, mẫu giáo độc lập, thuộc lĩnh vực giáo dục.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ quy định “Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ” của các giáo viên thuộc nhóm trẻ.
Lý do: Các giáo viên thuộc chủ cơ sở nhóm trẻ đã nộp văn bằng chứng chỉ bản chính cho chủ cơ sở, chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý khi thành lập nhóm trẻ, nếu khi các cấp kiểm tra phát hiện vi phạm về văn bằng chứng chỉ của các giáo viên thuộc nhóm trẻ thì chủ cơ sở bị xử lý theo quy định.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 62%
XVII. Đối với các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp trên địa bàn thành phố
1. Đối với các TTHC được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật có yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực (đối với giấy tờ, văn bản là thành phần hồ sơ thực hiện TTHC).
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Quy định quyền lựa chọn của người dân nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Thực hiện theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung thành phần hồ sơ theo hướng quy định quyền lựa chọn của người dân: nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính
2. Đối với các TTHC được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật có yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ quy định thành phần hồ sơ là “Bản sao hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Lý do: Hệ thống CSDL doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hầu hết đã kết nối và đồng bộ dữ liệu từ Hệ thống CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ”. Cơ quan thẩm định có thể sử dụng dữ liệu số từ CSDL doanh nghiệp để tra cứu, thẩm định; vì vậy yêu cầu thành phần hồ sơ trên không cần thiết, làm phát sinh chi phí tuân thủ TTHC của tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC này.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung thành phần hồ sơ theo hướng bỏ quy định nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; buộc cơ quan thẩm định sử dụng dữ liệu số từ CSDL doanh nghiệp để tra cứu, thẩm định và đối chiếu các thông tin của cá nhân, tổ chức.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính