ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3096/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 07 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CỦA THỦ ĐÔ
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày
21/11/2012;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ
ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị quyết số
04/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về chính sách ưu
đãi các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà
khoa học công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm
của Thủ đô;
Căn cứ Quyết định số 6252/QĐ-UBND
ngày 28/12/2012 của UBND Thành phố phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ Thành phố Hà Nội đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 392/TTr-SKHCN ngày
10/6/2015 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng
điểm của Thủ đô giai đoạn 2015 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những
nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Cụ thể hóa Nghị quyết số
04/2013/NQ-HĐND và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội
đến năm 2020 nhằm tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ bằng công nghệ cao,
chất lượng tốt, hiệu quả cao và phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
Thủ đô và cả nước dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về nhân lực, điều
kiện tự nhiên, xã hội của Thành phố.
Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ
cán bộ khoa học và công nghệ có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và tiến tới tự chủ,
sáng tạo công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các sản phẩm khoa học và công nghệ
của Thủ đô.
II. NỘI DUNG
1. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn, quản lý Nhà nước và cải cách hành chính: Lựa chọn, nghiên cứu những vấn
đề quan trọng, cấp bách, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cho hoạt động quản
lý, điều hành để phát triển kinh tế - xã hội, đúng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa Thủ đô. Cụ thể:
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, giải pháp phát triển kinh tế với tốc
độ nhanh và bền vững; giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu các thiết chế, hình thức
tổ chức sản xuất để xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội theo hướng tăng trưởng
xanh, phát triển bền vững.
- Nghiên cứu các giải pháp, cơ chế,
mô hình đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển văn hóa xã hội, giáo dục
đào tạo, thể dục, thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm nghèo bền
vững.
- Nghiên cứu hệ thống giải pháp, thiết
bị, phần mềm nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo
hướng chính quyền điện tử.
- Nghiên cứu hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu nhằm khai thác có hiệu quả thông tin, tri thức trong tất cả các ngành;
trao đổi thông tin thông suốt và sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử phục
vụ việc trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và tổ chức, cá
nhân.
2. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ:
Nghiên cứu, lựa chọn những lĩnh vực có các sản phẩm dựa trên công nghệ cao,
doanh thu lớn với mô hình đồng bộ khép kín từ nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ,
thuê chuyên gia nước ngoài, sản xuất chế thử, hoàn thiện sản phẩm, sản xuất công nghiệp và thương mại hóa; tạo
tiền đề hình thành các ngành nghề mới, doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ưu
tiên các sản phẩm công nghệ cao sử dụng
chip điện tử phục vụ dân dụng, dịch vụ và công nghiệp; các sản phẩm dây chuyền
thiết bị công nghệ xử lý môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới; sản
phẩm rau, hoa, quả và thực phẩm chất lượng cao.
a) Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển
công nghệ cao, dây chuyền công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại tạo ra các sản
phẩm có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
b) Nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm
hoàn thiện công nghệ:
- Thiết kế và chế tạo các sản phẩm
công nghệ cao sử dụng chip điện tử;
- Thiết kế chip điện tử tương tự và
điện tử số dựa trên công nghệ CMOS theo tiêu chuẩn công nghiệp;
- Nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm
hoàn thiện công nghệ các sản phẩm năng lượng mới, các sản phẩm dân dụng công
nghệ cao;
- Nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm
hoàn thiện hệ thống thiết bị, công nghệ đồng bộ xử lý môi trường;
- Tạo, nhân giống cây con, công nghệ
nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao;
- Những sản phẩm khác phát sinh do
nhu cầu thực tế trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
c) Thiết kế, chế tạo thiết bị và dây
chuyền đồng bộ phục vụ trực tiếp cho dự án phát triển sản phẩm khoa học công
nghệ Thành phố.
d) Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện
công nghệ để thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ Thành phố; chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi, chuyển
giao bí quyết công nghệ; xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm có
chất lượng cao và giá cạnh tranh trên thị trường.
đ) Lựa chọn các sản phẩm khoa học
công nghệ của chương trình có khả năng thương mại hóa là những sản phẩm có công
nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao, quy mô sản xuất lớn, có giá trị gia tăng
cao, góp phần thay thế nhập khẩu hoặc mang lại giá trị xuất khẩu cao và có ý
nghĩa quan trọng đối với các ngành kinh tế kỹ thuật chủ lực của Thành phố.
e) Nghiên cứu, triển khai sản xuất chế
thử, hoàn thiện thương mại hóa một số sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn trong nước
cũng như quốc tế.
3. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp
khoa học công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học công nghệ của Thủ đô.
4. Triển khai chương trình nghiên cứu,
phát triển các sản phẩm công nghệ mũi nhọn phù hợp
với kinh tế xã hội của Thủ đô; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng năng lượng
tiết kiệm và xử lý ô nhiễm môi trường; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
nhãn hiệu hàng hóa, phát triển tài sản sở hữu trí tuệ; chương trình hỗ trợ,
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
III. SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Sản phẩm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, quản lý nhà nước
và cải cách hành chính được hình thành từ các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm,
dự án khoa học và công nghệ
a) Các thiết chế, hình thức tổ chức sản
xuất để xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển
bền vững.
b) Hệ thống giải pháp, thiết bị, phần
mềm nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng
chính quyền điện tử.
c) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
nhằm khai thác có hiệu quả thông tin, tri thức trong tất cả các ngành; trao đổi
thông tin thông suốt và sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử phục vụ việc
trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và tổ chức, cá nhân.
2. Sản phẩm thuộc lĩnh vực khoa học
công nghệ được hình thành từ các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa
học công nghệ
2.1. Lĩnh vực công nghệ sử dụng chíp
điện tử tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, phạm vi ứng dụng lớn phục vụ công
nghiệp, dân dụng và năng lượng tái tạo.
a) Thiết bị eNodeB tế bào cỡ nhỏ
(small cell, pico cell) sử dụng trong mạng vô tuyến băng thông rộng thế hệ 4G
theo tiêu chuẩn LTE-Advanced. Tốc độ dữ liệu lên đến 1 Gbit/giây (cao hơn hàng
chục lần so với mạng viễn thông thế hệ 3G) giúp làm chủ công nghệ và bảo mật
thông tin.
b) Hệ thống điện mặt trời nối lưới
công suất từ 1 MW trở lên với bộ biến đổi DC/AC thông minh, hiệu suất cao.
c) Hợp bộ đèn LED chiếu sáng công suất
từ 5 W ¸ 250 W với bộ điều khiển hiệu suất cao, tuổi thọ cao đảm bảo tiêu chuẩn
trong nước và quốc tế.
d) Hệ thống thiết bị phục vụ giao
thông thông minh sử dụng công nghệ RFID, camera và các công cụ hỗ trợ khác để
nhận dạng và tính toán lưu lượng phương tiện, phục vụ phân luồng giao thông, chống
ùn tắc và quản lý, kiểm soát thẻ, vé của các phương tiện giao thông trên địa
bàn.
e) Hệ thống cơ khí, tự động hóa trong
nuôi trồng công nghệ cao, chế biến nông sản, thực phẩm phục vụ sản xuất tập
trung, quy mô công nghiệp.
g) Sản phẩm dân dụng công nghệ cao gồm:
Đồ gia dụng thông minh, công tơ điện tử có cổng kết
nối Ethenet, tích hợp thẻ RFID, ghi chỉ số thông qua mạng Internet hoặc thông
qua các bộ thu/phát sóng tập trung; đo và hiển thị các chỉ số I,U,P,Q, cosphi
và phân tích sóng hài với chất lượng cao và giá thành hạ, đáp ứng các tiêu chuẩn
khu vực và quốc tế.
2.2. Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng thiết
bị tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất cây, con có phạm vi ứng dụng lớn, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.
a) Giống rau, hoa, quả và cây lương
thực có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
b) Giống, thức ăn, nuôi thương phẩm,
xử lý môi trường, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lợn, bò có chất lượng
tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Lĩnh vực xử lý môi trường.
a) Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
quy mô 10.000 m3/ngày.
b) Hệ thống đồng bộ xử lý chất thải
chăn nuôi, làng nghề (nước thải, khí thải, chất thải rắn) và nước thải nuôi trồng
thủy sản.
c) Hệ thống thiết bị xử lý phân bùn bể
phốt, cặn hầm biogas, bùn thải của các sông, hồ, cống trong nội đô và bùn thải
của các nhà máy xử lý nước thải.
d) Hệ thống xử lý chất thải rắn điện
tử.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác thông tin
tuyên truyền, nâng cao nhận thức triển khai thực hiện chương trình.
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn
trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố trong việc triển
khai thực hiện chương trình.
b) Tăng cường công tác thông tin định
hướng để các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng kịp thời nắm bắt và sử dụng các
sản phẩm và công nghệ, thiết bị đã nghiên cứu góp phần mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của chương trình.
2. Thương mại hóa sản phẩm và phát
triển thị trường
a) Thành phố có chính sách ưu tiên mua sắm công các sản phẩm khoa học công nghệ đảm bảo chất lượng để hỗ trợ phát triển
nghiên cứu.
b) Khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị
tham gia các hội thảo, triển lãm, hội chợ thiết bị và công nghệ ở trong nước và
quốc tế; phát triển các trung tâm giao dịch sản phẩm tại các vùng kinh tế lớn.
c) Hỗ trợ đơn vị xây dựng nhãn hiệu
hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; xuất xứ hàng
hóa, phát triển thương hiệu, đăng ký bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hiện
đại và các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
tiên tiến.
d) Đẩy mạnh hình thành và phát triển
mạng lưới dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố.
3. Phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ
a) Triển
khai chương trình theo lộ trình thích hợp, giai đoạn đầu
là tiếp thu, làm chủ, thích nghi các công nghệ nhập, tiến tới áp dụng các công
nghệ cao được tạo ra ở trong nước và phù hợp
với khả năng của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Phần nghiên cứu công nghệ sử
dụng 3 hình thức: Nghiên cứu phát triển trong nước; phối hợp nghiên cứu với các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu nước
ngoài và lựa chọn nhập khẩu công nghệ.
b) Đẩy nhanh triển khai xây dựng các
dự án cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Trung tâm giao dịch công nghệ thường
xuyên, Trung tâm công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, khu công nghệ cao
sinh học, vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, công viên khoa học để
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công
nghệ và hoạt động sản xuất thử nghiệm các sản phẩm khoa học công nghệ Thành phố.
c) Đầu tư đồng bộ hiện đại thiết bị
nghiên cứu thí nghiệm, tập trung không dàn trải phục vụ tốt cho nghiên cứu công
nghệ cao, công nghệ nguồn cho một số nhóm sản phẩm. Thiết bị sản xuất thử nghiệm
đầu tư đồng bộ hiện đại quy mô công nghiệp nhỏ đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản
phẩm, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
d) Tăng cường các hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực làm chủ công nghệ, quản trị công nghệ
cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và quản lý, gắn chặt với phát
triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu làm chủ công nghệ, nhanh
chóng nâng cao năng lực nội sinh trong các ngành, các lĩnh vực. Thúc đẩy hình
thành số lượng đông đảo các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khoa học công nghệ
Thành phố.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Ưu tiên tận dụng lợi thế nhân lực
trình độ cao của Thành phố kết hợp với chương trình đào tạo chuyên sâu đáp ứng
những đòi hỏi của các ngành, lĩnh vực trong chương trình. Những vấn đề khoa học
và công nghệ phức tạp ở trình độ quốc tế,
tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi và thuê chuyên gia; đẩy nhanh việc hình
thành các nhóm nghiên cứu mạnh đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công
nghệ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Việc bố trí ngân sách Thành phố để
thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô đảm bảo đúng
quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và ngân sách nhà nước.
2. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND Thành phố xem xét,
quyết định điều chỉnh bổ sung chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của
Thủ đô cho phù hợp yêu cầu thực tiễn phát
triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Khoa
học và Công nghệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ KH&CN;
- TTTU-TTHĐNDTP;
- Đ/c Chủ tịch UBNDTP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Ban: KTNS, VHXH-HĐNDTP;
- Ban TGTU;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo, đài TP;
- Cổng TTĐT TP;
- VPUBTP: Đ/c CVP, PCVP, Phòng: CV, TH;
- Lưu: VT, VX nx.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2015 của
UBND Thành phố)
Stt
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian
|
1
|
Lĩnh vực công nghệ sử dụng chíp điện tử tạo ra
các sản phẩm công nghệ cao, phạm vi ứng
dụng lớn phục vụ công nghiệp, dân dụng và năng lượng tái tạo.
|
|
1.1
|
Thiết bị eNodeB tế bào cỡ nhỏ (small cell, pico
cell) sử dụng trong mạng vô tuyến băng thông rộng thế hệ 4G theo tiêu chuẩn
LTE-Advanced. Tốc độ dữ liệu lên đến 1 Gbit/giây (cao hơn hàng chục lần so với
mạng viễn thông thế hệ 3G) giúp làm chủ công nghệ và bảo mật thông tin.
|
Năm 2016 - 2019
|
1.2
|
Hệ thống điện mặt trời nối lưới công suất từ 1 MW
trở lên với bộ biến đổi DC/AC thông minh, hiệu suất cao.
|
Năm 2016 - 2018
|
1.3
|
Hợp bộ đèn LED chiếu sáng công suất từ 5 W ¸ 250
W với bộ điều khiển hiệu suất cao, tuổi thọ cao đảm bảo tiêu chuẩn trong nước
và quốc tế.
|
Năm 2016 - 2017
|
1.4
|
Hệ thống thiết bị phục vụ giao thông thông minh sử
dụng công nghệ RFID, camera và các công cụ hỗ trợ khác để nhận dạng và tính
toán lưu lượng phương tiện, phục vụ phân luồng giao thông, chống ùn tắc và quản
lý, kiểm soát thẻ, vé của các phương tiện
giao thông trên địa bàn.
|
Năm 2016 - 2018
|
1.5
|
Hệ thống cơ khí, tự động hóa trong nuôi trồng công
nghệ cao, chế biến nông sản, thực phẩm phục vụ sản xuất tập trung, quy mô
công nghiệp.
|
Năm 2016 - 2018
|
1.6
|
Sản phẩm dân dụng công nghệ cao gồm: đồ gia dụng
thông minh, công tơ điện tử có cổng kết nối Ethenet, tích hợp thẻ RFID, ghi
chỉ số thông qua mạng Internet hoặc thông qua các bộ thu/phát sóng tập trung;
đo và hiển thị các chỉ số I,U,P,Q, cosphi và phân tích sóng hài với chất lượng
cao và giá thành hạ, đáp ứng các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
|
Năm 2016 - 2020
|
2
|
Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng thiết bị tiên tiến,
công nghệ cao vào sản xuất cây, con có phạm vi ứng dụng lớn, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, đáp ứng thị trường
trong nước và phục vụ xuất khẩu.
|
|
2.1
|
Giống rau, hoa, quả và cây lương thực có chất lượng
tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
|
Năm 2016 - 2019
|
2.2
|
Giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường,
giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lợn, bò có chất lượng tốt, an toàn vệ
sinh thực phẩm.
|
Năm 2016 - 2019
|
3
|
Lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường
|
|
3.1
|
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô 10.000
m3/ngày.
|
Năm 2016 - 2017
|
3.2
|
Hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, làng nghề (nước
thải, khí thải, chất thải rắn) và nước thải nuôi trồng thủy sản.
|
Năm 2016 - 2019
|
3.3
|
Hệ thống xử lý phân bùn bể phốt, cặn hầm biogas,
bùn thải của các sông, hồ, cống trong nội đô và bùn thải của các nhà máy xử
lý nước thải.
|
Năm 2016 - 2018
|
3.4
|
Hệ thống xử lý chất thải rắn điện tử.
|
Năm 2016 - 2018
|
4
|
Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, quản lý
nhà nước và cải cách hành chính
|
|
4.1
|
Các thiết chế, hình thức tổ chức sản xuất để xây
dựng nông thôn mới ở Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
|
Năm 2016 - 2017
|
4.2
|
Hệ thống giải pháp, thiết bị, phần mềm nhằm đổi mới
nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng chính quyền điện tử.
|
Năm 2016 - 2018
|
4.3
|
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm khai thác có
hiệu quả thông tin, tri thức trong tất cả các ngành; trao đổi thông tin thông
suốt và sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử phục vụ việc trao đổi, cung
cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và tổ chức, cá nhân.
|
Năm 2016 - 2019
|