Quyết định 306/QĐ-UBND về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 306/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/02/2014
Ngày có hiệu lực 14/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Trăm
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 306/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 14 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 10/TTr-STP ngày 21/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2.

1. Trên cơ sở nội dung Kế hoạch, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch và biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

2. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm quản lý, theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính trên cơ sở dự trù kinh phí của Sở Tư pháp, thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Cục công tác phía Nam (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các sở, ngành, đoàn thể trong Kế hoạch;
- LĐVP, Phòng NC-NgV;
- Lưu: VT, H04, TP, 23/01.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Nhằm tiếp tục thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, một số văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội thông qua và các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Trung ương và của UBND tỉnh đã được phê duyệt về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm Lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

- Bám sát những quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương, của tỉnh; đồng thời, thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức phổ biến cho phù hợp với các đối tượng, địa bàn để nâng cao chất lượng công tác này.

- Tăng cường sự phối hợp của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp để kịp thời phổ biến các văn bản pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành đã có hiệu lực hoặc sắp có hiệu lực, liên quan trực tiếp, thiết thực đến quyền lợi, nghĩa vụ của các tầng lớp nhân dân giúp họ nắm vững và áp dụng trong thực tế.

[...]