BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 305/QĐ-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG
LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm
2022;
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 08 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu
tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 02 năm 2024.
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng có số thứ tự 49, 50 điểm A7 mục A phần II
ban hành kèm theo Quyết định số 3684/QĐ-BVHTTDL
ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc
công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2022 thuộc phạm vi chức năng, quản lý
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực thi hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ
trưởng các Cục, Vụ, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Hội Di sản văn hóa Việt Nam;
- Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam;
- Lưu: VT, TCCB, TN.80.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
LỊCH
(Kèm
theo Quyết định số 305/QĐ-BVHTTDL ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
STT
|
Mã số TTHC
|
Tên TTHC
|
Tên VBQPPL quy định việc ban hành TTHC
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
|
1
|
1.001032
|
Thủ tục xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
|
Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu
tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
|
Thi đua, khen thưởng
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao
|
2
|
1.000971
|
Thủ tục xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
|
Thi đua, khen thưởng
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể
a) Trình tự thực hiện
- Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều
2 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ tự mình hoặc ủy quyền
bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân cư trú.
- Trường hợp hồ sơ cá nhân
không hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn
để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày nhận lại
hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận.
- Các cơ quan chuyên môn thành
lập các Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể theo từng lần xét tặng, gồm: Hội đồng cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng cấp tỉnh), Hội đồng chuyên ngành cấp
Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.
- Trình tự xét tặng tại Hội đồng
cấp tỉnh:
+ Công khai danh sách cá
nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
Báo địa phương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ
của cá nhân để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công
khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh hoặc Báo địa phương.
+ Tổ chức lấy ý kiến của cộng
đồng dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đang cư trú trong thời gian 30 ngày tính từ
ngày công khai danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc Báo địa phương.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 10 ngày kể
từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết
quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 15 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 75% ý kiến đồng ý của cộng đồng dân cư nơi cư trú và đạt từ 80% phiếu
đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường
trực Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
- Trình tự xét tặng tại Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ:
+ Công khai danh sách cá
nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp
tỉnh để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công
khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể
từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” của Hội
đồng chuyên ngành cấp Bộ đến Hội đồng cấp tỉnh. Trong thời gian 05 ngày kể từ
ngày Hội đồng cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo kết quả của Hội đồng chuyên
ngành cấp Bộ, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng
văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân
dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc
họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Nhà nước.
- Trình tự xét tặng tại Hội đồng
cấp Nhà nước:
+ Công khai danh sách cá
nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công
khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng
Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể
từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của Hội đồng cấp Nhà nước đến Hội đồng cấp
tỉnh. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội đồng cấp tỉnh nhận được văn bản
thông báo kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc
họp, gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp trình Thủ
tướng Chính phủ.
b) Cách thức thực hiện
Cá nhân đề nghị gửi trực tiếp
hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân cư trú.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ
1) Tờ khai đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (theo
Mẫu số 1a tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ).
2) Các tài liệu chứng minh về
tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng
đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có).
3) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản
sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp
gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định khen thưởng từ hình thức
Giấy khen trở lên (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết
- Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể tại Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày.
- Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể tại Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ không quá 120 ngày.
- Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể tại Hội đồng cấp Nhà nước không quá 120 ngày.
d) Đối tượng thực hiện
TTHC: Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ
viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín
ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.
e) Cơ quan thực hiện
TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch nước
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao
g) Kết quả thực hiện
TTHC: Quyết định trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước của Chủ tịch nước.
h) Phí, lệ phí: Không
quy định
i) Tên mẫu đơn, tờ khai:
Tờ khai đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (theo Mẫu số
1a tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC:
Cá nhân đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân nhân dân” có các tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc;
chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực
hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận,
mến mộ.
- Có tài năng hoặc kỹ năng
nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật
thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và
phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ,
thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại
hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị
về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ
và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa,
kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham
gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Có thời gian hoạt động
liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Đã được tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
m) Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm
2022;
- Luật
Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu
tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Phần chữ thường, in nghiêng
là nội dung được sửa đổi, bổ sung.
Mẫu
số 1a
Ảnh mầu
4 x 6
(đóng dấu giáp lai)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN” TRONG LĨNH VỰC DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
|
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (khai
sinh):...................................................................................
2. Tên thường gọi hoặc nghệ
danh, bí danh:..................................................
3. Mã định danh cá
nhân:................................................................................
4. Tên di sản văn hóa phi vật
thể nắm giữ: ……………………………….........
5. Năm bắt đầu thực hành di sản
văn hóa phi vật thể: ……………………......
6. Số năm tham gia thực hành di
sản văn hóa phi vật thể: ………………......
7. Loại hình di sản văn hóa phi
vật thể đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể: ..…...............................................
8. Năm được tặng danh hiệu “Nghệ
nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể:
9. Số điện thoại cá
nhân:.............................................................................
10. Địa chỉ liên hệ:
………………………………………………………...........
II. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG
NẮM GIỮ
1. Mô tả chi tiết về tri thức
và kỹ năng đang nắm giữ:……………………......................
2. Những đóng góp hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
- Trước khi được tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể:..…………………………………………..………………...........................................
- Sau khi được tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể………….………………………………………………….........................................
III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ
TRUYỀN DẠY
1. Kê khai về quá trình học tập
(nêu cụ thể cá nhân được ai truyền dạy, nay còn sống hay đã chết (mất), địa chỉ,
điện thoại của người đó (nếu có). Năm bắt đầu được truyền dạy, các mốc lớn về
thời gian được truyền dạy.
2. Kê khai chi tiết về số lượng
số học trò đã truyền dạy (không kê số lượng học trò, học viên tham gia các lớp
tập huấn, hội thảo, hội nghị mà cá nhân tham gia trao đổi, nói chuyện hoặc thực
hành di sản văn hóa phi vật thể).
Nêu cụ thể về học trò tiêu biểu:
họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ.
IV. QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC
HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ SAU KHI ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”
1. Kê khai về quá trình tham
gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ sau khi được phong tặng
danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (nêu cụ
thể về thời gian, địa điểm của cá nhân khi tham gia thực hành di sản văn hóa
phi vật thể,...).
2. Kê khai chi tiết về số lượng
số học trò đã truyền dạy sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (không kê số lượng học trò, học viên
tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị mà cá nhân tham gia trao đổi, nói
chuyện hoặc thực hành di sản văn hóa phi vật thể).
Nêu cụ thể về học trò tiêu biểu:
họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ.
V. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng
từ sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân
nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Hội đồng cấp tỉnh.
1. Khen thưởng chung (Nêu các
hình thức khen thưởng từ Giấy khen trở lên):
Năm
|
Hình thức khen thưởng
|
Số quyết định tặng khen thưởng
(cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
..................
|
|
2. Khen thưởng về đóng góp của
cá nhân đối với di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ:
Năm
|
Tên Giải thưởng (nội dung cụ thể)
|
Số quyết định tặng khen thưởng
(cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
..........
|
|
VI. KỶ LUẬT: Nêu cụ thể
các hình thức kỷ luật (nếu có)
……………………………………………………………………………………….................
Tôi xin cam đoan những kê khai
trên đây là đúng sự thật.
Địa
danh, ngày..... tháng..... năm....
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Địa
danh, ngày ….. tháng ….. năm ....
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Thủ tục
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
a) Trình tự thực hiện
- Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều
2 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ tự mình hoặc ủy quyền
bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân cư trú.
- Trường hợp hồ sơ cá nhân
không hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn
để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày nhận lại
hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận.
- Các cơ quan chuyên môn
thành lập các Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể theo từng lần xét tặng, gồm: Hội đồng cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng cấp tỉnh), Hội đồng chuyên ngành cấp
Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.
- Trình tự xét tặng tại Hội đồng
cấp tỉnh:
+ Công khai danh sách cá
nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Báo địa
phương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá
nhân để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công
khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc Báo địa phương.
+ Tổ chức lấy ý kiến của cộng
đồng dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể đang cư trú trong thời gian 30 ngày tính từ ngày
công khai danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
Báo địa phương.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 10 ngày kể
từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết
quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 15 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 75% ý kiến đồng ý của cộng đồng dân cư nơi cư trú và đạt từ 80% phiếu
đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường
trực Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
- Trình tự xét tặng tại Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ:
+ Công khai danh sách cá
nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong
thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh
để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công
khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể
từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” của Hội
đồng chuyên ngành cấp Bộ đến Hội đồng cấp tỉnh. Trong thời gian 05 ngày kể từ
ngày Hội đồng cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo kết quả của Hội đồng chuyên
ngành cấp Bộ, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng
văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp,
gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Nhà nước.
- Trình tự xét tặng tại Hội đồng
cấp Nhà nước:
+ Công khai danh sách cá nhân
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công
khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng
Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể
từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của Hội đồng cấp Nhà nước đến Hội đồng cấp
tỉnh. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội đồng cấp tỉnh nhận được văn bản
thông báo kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến
nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp,
gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ.
b) Cách thức thực hiện
Cá nhân đề nghị gửi trực tiếp
hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân cư trú.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ
1) Tờ khai đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (theo Mẫu
số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ).
2) Các tài liệu chứng minh về
tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng
đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có).
3) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản
sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp
gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định khen thưởng từ hình thức
Giấy khen trở lên (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết
- Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
tại Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày.
- Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
tại Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ không quá 120 ngày.
- Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
tại Hội đồng cấp Nhà nước không quá 120 ngày.
d) Đối tượng thực hiện
TTHC: Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ
viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín
ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.
e) Cơ quan thực hiện
TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch nước
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao
g) Kết quả thực hiện
TTHC: Quyết định trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước của Chủ tịch nước.
h) Phí, lệ phí: Không
quy định
i) Tên mẫu đơn, tờ khai:
Tờ khai đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (theo Mẫu
số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC:
Cá nhân đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân ưu tú” có các tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc;
chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành,
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ.
- Có tài năng hoặc kỹ năng
nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật
thể được tôn vinh; có cống hiến lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc
hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản
văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử,
văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu
các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội
của cộng đồng địa phương; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Có thời gian hoạt động
liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
m) Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm
2022;
- Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
- Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu
tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Phần chữ thường, in nghiêng
là nội dung được sửa đổi, bổ sung.
Mẫu
số 1b
Ảnh mầu
4 x 6
(đóng dấu giáp lai)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
|
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (khai
sinh):.................................................... Giới
tính:..............................
2. Tên thường gọi hoặc nghệ
danh, bí danh:.................................................................
3. Mã định danh cá
nhân:..............................................................................................
4. Tên di sản văn hóa phi vật
thể nắm giữ: ………………………………......................
5. Năm bắt đầu thực hành di sản
văn hóa phi vật thể: …………………......................
6. Số năm tham gia thực hành di
sản văn hóa phi vật thể: ………………...................
7. Loại hình di sản văn hóa phi
vật thể đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể: ………………………............................................
8. Số điện thoại cá nhân:
…………………………………………………........................
9. Địa chỉ liên hệ:
……………………………………………………….............................
II. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG
NẮM GIỮ
1. Mô tả chi tiết về tri thức
và kỹ năng đang nắm giữ:……………………....................
2. Những đóng góp hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
......…………………………………………......................................................................
III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Kê khai về quá trình học tập
(nêu cụ thể cá nhân được ai truyền dạy, nay còn sống hay đã chết (mất), địa chỉ,
điện thoại của người đó (nếu có). Năm bắt đầu được truyền dạy, các mốc lớn về
thời gian được truyền dạy.
IV. QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC
HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀ TRUYỀN DẠY
1. Kê khai về quá trình tham
gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ (nêu cụ thể về thời gian,
địa điểm của cá nhân khi tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể,...).
2. Kê khai chi tiết về số lượng
số học trò đã truyền dạy (không kê số lượng học trò, học viên tham gia các lớp
tập huấn, hội thảo, hội nghị mà cá nhân tham gia trao đổi, nói chuyện hoặc thực
hành di sản văn hóa phi vật thể).
Nêu cụ thể về học trò tiêu biểu:
họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ).
V. KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng chung (Nêu các
hình thức khen thưởng từ Giấy khen trở lên):
Năm
|
Hình thức khen thưởng
|
Số quyết định tặng khen thưởng
(cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
................
|
|
|
|
|
2. Khen thưởng về đóng góp của
cá nhân đối với di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ:
Năm
|
Tên Giải thưởng (nội dung cụ thể)
|
Số quyết định tặng khen thưởng
(cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
................
|
|
|
|
|
VI. KỶ LUẬT: Nêu cụ thể
các hình thức kỷ luật (nếu có)
………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những kê khai
trên đây là đúng sự thật.
Địa
danh, ngày..... tháng..... năm....
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Địa
danh, ngày ….. tháng ….. năm ....
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh (thành phố)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)