Quyết định 300-CP năm 1978 về việc thành lập Tổng cục đường biển Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 300-CP |
Ngày ban hành | 28/11/1978 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/1978 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 300-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1978 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔNG CỤC ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào Nghị quyết số 180-CP ngày 19-7-1978 của Hội đồng Chính phủ;
Xét đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay thành lập
Tổng cục đường biển Việt
Điều 2. – Tổng cục đường
biển Việt
Tổng cục đường biển Việt
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về vận tải bằng đường biển đối với các loại hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước,các hàng nội địa và chỉ tiêu kế hoạch vận tải hành khách bằng đội tàu biển của Tổng cục và tàu thuê nước ngoài. Thực hiện kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đối với đội tàu của Tổng cục nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch vận tải hàng hóa của Nhà nước, đồng thời chở thuê hàng cho nước ngoài để có vốn phát triển đội tàu và tích lũy ngoại tệ cho Nhà nước.
2. Tổ chức công tác đại lý tàu biển và công tác đại diện hàng hải Việt Nam, bảo đảm cho tàu nước ngoài đến hoạt động ở các cảng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tàu biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra hoạt động ở các cảng của nước ngoài.
3. Tổ chức xây dựng, phát triển và quản lý các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải đường biển nhằm đáp ứng kịp thời khối lượng vận tải đường biển theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
4. Phát triển quan hệ vận tải đường biển với các nước khác trên cơ sở luật pháp, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
5. Tiến hành nghiên cứu ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong việc xây dựng và phát triển ngành vận tải đường biển.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong ngành vận tải đường biển.
6. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí và tài sản của Tổng cục theo chính sách và chế độ chung của Nhà nước.
Tổng cục đường biển Việt
Trụ sở của Tổng cục đường biển
Việt
Điều 3. – Tổng cục đường biển Việt Nam bao gồm các tổ chức liên hiệp các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, xí nghiệp sản xuất và sửa chữa, đại lý tàu biển Việt Nam, v.v… các tổ chức nghiên cứu khoa học – kỹ thuật chuyên ngành, các phòng chức năng và văn phòng giúp việc Tổng cục trong công tác quản lý sản xuất và kinh doanh.
(Tổng cục đường biển Việt
Điều 4. – Tổng cục đường
biển Việt
Trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành điều lệ tổ chức hoạt động của liên hiệp các xí nghiệp, trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức đã có, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ và tổ chức của Tổng cục đường biển Việt Nam theo nguyên tắc tổ chức bộ máy gọn, nhẹ, hoạt động có hiệu quả thiết thực.
Điều 5. – Những điều quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 6.- Đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |