ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2997/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày 28 tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số
1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh bổ sung Quyết
định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày
04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị
quyết số 32/2016/QH ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực,
hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu
lại ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày
07/5/2018 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm
giai đoạn 2018 - 2020";
Căn cứ Quyết định số 2495/QĐ-UBND tỉnh
Lào Cai ngày 26/9/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh
Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 151/TTr-SNN ngày 14 tháng 9 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018
- 2020, định hướng đến năm 2030”, gồm các nội dung chính sau:
1. Tên Đề án: Đề án “Mỗi
xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2020, định
hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Chương trình OCOP Lào Cai).
2. Cơ quan tổ
chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ngành
liên quan và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
3. Thời gian
thực hiện:
- Giai đoạn 1: từ năm 2018 đến năm
2020;
- Giai đoạn 2: từ năm 2021 đến năm
2030.
4. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn
09 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai.
5. Đối tượng thực hiện:
- Sản phẩm, gồm: Sản phẩm hàng hóa và
sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là
các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh
thái, tài nguyên, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
6. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu tổng quát
- Đưa Chương trình OCOP trở thành
chương trình phát triển kinh tế quan trọng để phát triển sản xuất tập trung,
quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp trên địa bàn
nông thôn và khu vực đô thị góp phần cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho phát triển
dịch vụ, thương mại của Tỉnh.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs), sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước
và quốc tế, tập trung phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh
và gia tăng giá trị.
- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; thực hiện hiệu quả nhóm
tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông
thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn hợp lý, tận dụng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát
triển xã hội khu vực nông thôn Lào Cai
theo hướng bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 1: Năm 2018 -
2020
- Phát triển sản phẩm:
+ Xác định, lựa chọn hoàn thiện và
nâng cấp ít nhất 60 sản phẩm thế mạnh hiện có của
các địa phương (năm 2018: 10 SP, năm 2019: 30 SP, năm 2020: 20 SP).
+ Phát triển mới 30 sản phẩm từ năm
2019-2020 (tăng dần theo các năm, tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản
phẩm theo chuỗi).
- Phát triển mới, củng cố các tổ chức
kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP:
+ Củng cố ít nhất 30 tổ chức kinh tế sản
xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương (Công ty CP, công
ty TNHH, HTX, THT,...).
+ Phát triển mới ít nhất 15 tổ chức
kinh tế tham gia Chương trình OCOP (ưu tiên HTX, Công ty cổ phần).
* Giai đoạn 2: Năm
2021-2030
- Phát triển sản phẩm mới ít nhất 200
sản phẩm OCOP đến năm 2030.
- Phát triển các tổ chức kinh tế mới
ít nhất có 85 tổ chức tham gia Chương trình OCOP, tạo ra ít nhất 100 tổ chức
kinh tế OCOP vào năm 2030.
7. Nội dung của Đề án
Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung cụ thể như sau:
7.1. Triển khai
thực hiện Chu trình OCOP Lào Cai: Chu trình OCOP Lào Cai thường niên thực
hiện qua 6 bước, được ban hành kèm theo Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chu trình
OCOP, gồm:
- Tuyên truyền về Chương trình OCOP: Triển khai
các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP đến hệ thống quản lý các cấp và
cộng đồng.
- Nhận ý tưởng sản phẩm và tập huấn,
bao gồm:
Nhận và xét chọn ý tưởng sản phẩm; tập huấn xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Nhận kế hoạch kinh doanh và tập huấn,
gồm:
Nhận và xét chọn kế hoạch kinh doanh; tập huấn triển khai kế hoạch kinh doanh.
- Triển khai kế hoạch kinh doanh: Triển khai
các kế hoạch kinh doanh được chấp nhận. Các hoạt động cơ bản triển khai thực hiện
Chương trình OCOP.
- Đánh giá và
phân hạng sản phẩm: Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bắt buộc phải
tham gia đánh giá, phân hạng tại 02 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh. Trong đó, các sản
phẩm đạt từ 3-5 sao ở cấp huyện sẽ đánh giá ở cấp tỉnh.
- Xúc tiến thương mại: Các sản phẩm
dự thi đạt từ 03 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại
tại các cấp tương ứng, nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường địa
phương, trong tỉnh, quốc gia và quốc tế.
7.2. Xác định và phát
triển sản phẩm, dịch vụ OCOP theo nhóm:
- Trong giai đoạn đến năm 2030, tập
trung vào 06 nhóm/ngành hàng, gồm:
+ Thực phẩm (Food), gồm: Nông sản
tươi sống; sản phẩm thô và sơ chế; gạo;
thịt tươi, thủy sản tươi; thực phẩm tiện lợi; đồ chế biến từ rau, củ, quả; chế biến
từ thịt, cá; chế biến từ gạo...
+ Đồ uống (Drink), gồm: Đồ uống có cồn
(rượu ngâm ủ, rượu chưng cất, rượu vang,...); đồ uống không cồn (nước trái cây,
chè, sản phẩm lên men,...).
+ Thảo dược (Herbal): Gồm các sản
phẩm có thành phần từ thảo dược như thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng,
thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo
dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng,... (các sản phẩm sơ chế/chế biến từ
giảo cổ lam, quế, các bài thuốc cổ truyền như thuốc tắm người Dao đỏ,...).
+ Vải và may mặc (Fabric): Gồm các sản
phẩm làm từ bông, sợi (sản phẩm dệt, may người Mông, Dao, Hà Nhì, Giáy,...).
+ Lưu niệm - Nội thất - trang trí: Gồm các sản
phẩm từ gỗ, đá, sợi, mây, tre,
kim loại (vòng đeo tay, dây chuyền, quẩy tấu,…)… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng,
đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, trang trí các tòa nhà,...
+ Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng
(Service):
Gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách tham quan, du lịch, giải trí, học tập,
nghiên cứu,... (dịch vụ homestay; du lịch trải nghiệm...)...
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ
OCOP:
Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng
đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam
và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.
- Xác định, nâng cấp sản phẩm/chuỗi sản
phẩm chủ lực cấp tỉnh, huyện:
Khi Chương trình được triển khai đồng
bộ, các sản phẩm OCOP được phát triển mạnh mẽ, cần xác định và lựa chọn 1-3 sản
phẩm trong số các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao để trở thành sản phẩm
chủ lực tại mỗi huyện, 3-5 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.
7.3. Hệ thống quản lý
chất lượng, thống kê, kiểm soát: (1) Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá và xếp
hạng sản phẩm; (2) Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý sản phẩm OCOP (nhằm có dữ
liệu phân loại cấp độ sản phẩm cấp tỉnh, cấp địa phương (huyện/xã); (3) Xây dựng
Hệ thống báo cáo
theo Bộ tiêu chí OCOP và kiểm tra, giám sát.
7.4. Công tác xúc tiến
thương mại, gồm các nội dung: (1) Công tác quảng cáo, quảng bá sản
phẩm; (2) Thương mại điện tử (E-commercial); (3) Tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm; (4)
Xây dựng Hệ thống giới thiệu và bán hàng.
7.5. Công tác đào tạo
nguồn nhân lực: (1) Ban hành
Bộ tài liệu đào tạo, tập
huấn Chương trình OCOP Lào Cai; (2) Xác định đối tượng thực hiện các chương
trình đào tạo; (3) Nội dung đào tạo, gồm: Tập huấn xây dựng, triển khai kế hoạch
kinh doanh; phát triển sản phẩm; kỹ năng bán hàng (phân phối, xúc tiến thương mại,...);
tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP và đào tạo giám
đốc điều hành tổ chức kinh tế (CEO).
8. Kinh phí thực hiện
a) Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 279.931.750.000
đồng, trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: 138.691.750.000
đồng (chiếm 49,5%), gồm:
- Huy động Nhân dân đóng góp:
141.240.000.000 đồng (chiếm 50,5%).
b) Phân khai nguồn vốn ngân sách theo
từng năm:
Vốn ngân sách phân bổ thực hiện: 138.691.750.000
đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh và huyện), trong đó:
- Năm 2018: 27.033.870.000 đồng;
- Năm 2019: 66.970.240.000 đồng;
- Năm 2020: 44.687.640.000 đồng.
(Chi tiết có
phụ biểu đính kèm)
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Ban Chỉ đạo Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của tỉnh
đồng thời là
Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”: Chịu trách nhiệm toàn diện về việc
tổ chức triển khai thực hiện Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Các sở, ngành tỉnh:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan: (1) xây dựng,
tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP Lào Cai theo giai đoạn
và hàng năm; (2) xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Đề án (3) tổ
chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm; (4) đánh giá, tổng kết thực hiện
Đề án; (5) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính bố trí, phân bổ,
huy động nguồn lực thực hiện Đề án; (6) hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức
triển khai, kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình tại địa phương; (7) hỗ trợ
các tổ chức kinh tế công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chứng nhận
hợp quy, công bố hợp quy về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông
lâm, thủy sản.
b) Sở Công Thương: Chủ trì, phối
hợp các các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu thực hiện các nội dung liên
quan đến xúc tiến thương mại các sản phẩm Chương trình OCOP của tỉnh; phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nội dung của Đề án có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng
đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản
phẩm thuộc Chương trình OCOP; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thực hiện các nội dung của Đề án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được
giao.
d) Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch:
Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu, phát triển, quảng bá các dịch
vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn.
đ) Sở Y tế: Hướng dẫn các tổ chức
kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia Chương trình OCOP thực hiện
bảo đảm an toàn thực phẩm và dược phẩm đúng quy định. Thực hiện kiểm tra, giám
sát, đánh giá chất lượng đối với sản phẩm Chương trình OCOP thuộc lĩnh vực
ngành y tế quản lý.
e) Sở Tài chính: Cân đối tài
chính cho các hoạt động của Chương trình; hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành
trong Chương trình về nghiệp vụ, quản lý tài chính.
g) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Lồng
ghép các nội dung của Chương trình vào quy hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm; phối
hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách thực hiện Đề án
theo quy định.
h) Liên minh Hợp tác xã: Hỗ trợ
các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia Chương trình OCOP hình thành và phát
triển các hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia
Chương trình OCOP.
i) Các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được
giao tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đảm bảo thiết thực,
hiệu quả; triển khai thực hiện các nội dung theo sự phân công, giao nhiệm vụ của
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
3. UBND các huyện, thành phố: Tổ chức triển
khai Chương trình OCOP tại địa bàn; hỗ trợ các hộ sản xuất thành lập doanh nghiệp,
hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ
các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất; huy động/phân bổ/điều chỉnh các nguồn lực thực
hiện Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn; tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm
cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và phân hạng cấp tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và
Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Y tế; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
-
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
-
Văn phòng ĐPNTM TW;
-
Như Điều 3 QĐ;
-
Chi cục PTNT(5);
-
CVP, PCVP3;
- Lưu: VT,TH1,2,3, VX1,2, TNMT1,2, NLN1,2.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thể
|
PHỤ LỤC
DỰ
KIẾN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2997/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh Lào
Cai)
ĐVT: Triệu đồng
TT
|
Hoạt động
chính
|
Thành tiền
|
2018
|
2019
|
2020
|
Ngân sách
nhà nước
|
Ngân sách tỉnh
cho Chương trình OCOP
|
Nông nghiệp
và PTNT
|
Công Thương
|
Khoa học và
công nghệ
|
Cấp huyện
(NTM,
30a...)
|
Tư vấn xây dựng
và hỗ trợ triển khai
|
Các dự án cấp
tỉnh và quản lý
|
Chương trình
MTQG nông thôn mới
|
Khuyến nông
|
Xúc tiến
thương mại
|
Khuyến công
|
Tổng cộng
|
138.691,8
|
27.034
|
66.970
|
44.688
|
2.767
|
24.720
|
14.138
|
8.500
|
20.180
|
12.500
|
12.500
|
43.387
|
I
|
Khởi động Đề án
|
122
|
122
|
-
|
-
|
48
|
-
|
74
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.1
|
Hội nghị lãnh đạo tỉnh về Chương
trình OCOP-LCA
|
23
|
23
|
-
|
-
|
-
|
-
|
23
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.2
|
Hội nghị triển khai Chương trình OCOP-LCA
toàn tỉnh (có trực tuyến toàn tỉnh)
|
63
|
63
|
-
|
-
|
12
|
-
|
52
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
II
|
Đánh giá thực trạng
sản phẩm truyền thống tỉnh Lào Cai
|
978
|
537
|
442
|
-
|
978
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.1
|
Tổng hợp quan thị trường các sản phẩm
truyền thống (chia theo 6 nhóm ngành hàng)
|
82
|
82
|
-
|
-
|
82
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.2
|
Khảo sát hiện trạng, đề xuất chiến lược
phát triển một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương
|
897
|
455
|
442
|
-
|
897
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
III
|
Xây dựng hệ thống quản
lý, điều hành Chương trình OCOP - LCA
|
868
|
458
|
410
|
-
|
539
|
328
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3.1
|
Xây dựng tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt
động cấp tỉnh, huyện, xã
|
238
|
238
|
-
|
-
|
37
|
200
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3.2
|
Xây dựng tài liệu hướng dẫn triển
khai chương trình OCOP Lào Cai
|
63
|
63
|
-
|
-
|
63
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3.3
|
Xây dựng tài liệu chính sách cho
Chương trình OCOP
|
157
|
157
|
-
|
-
|
129
|
28
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3.4
|
Xây dựng hệ thống đối tác OCOP
|
410
|
-
|
410
|
-
|
310
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
IV
|
Triển khai chu trình
OCOP thường niên
|
85.625
|
15.511
|
40.474
|
29.641
|
470
|
1.323
|
740
|
-
|
8.041
|
-
|
-
|
387
|
4.1
|
Hội nghị Ban Điều hành chương trình
OCOP LCA (2 lần/năm)
|
67
|
22
|
22
|
22
|
-
|
67
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.2
|
Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết
|
95
|
32
|
32
|
32
|
62
|
33
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.3
|
Triển khai theo chu trình
|
10.799
|
15.307
|
40.120
|
29.287
|
409
|
1.223
|
740
|
-
|
8.041
|
-
|
-
|
387
|
4.3.1
|
Tuyên truyền
|
440
|
180
|
130
|
130
|
-
|
-
|
440
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.3.2
|
Nhận ý tưởng sản
phẩm
|
122
|
41
|
41
|
41
|
-
|
122
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.3.3
|
Công chuyên gia (làm
điểm 3 huyện, thị trong năm đầu)
|
37
|
37
|
-
|
-
|
37
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.3.3
|
Nhận phương án kinh
doanh (Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận và xét chọn kế hoạch kinh doanh)
|
260
|
87
|
87
|
87
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
260
|
4.3.4
|
Công chuyên gia (làm
điểm 3 huyện, thị trong năm đầu)
|
34
|
34
|
-
|
-
|
34
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.3.4
|
Triển khai kế hoạch
kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện,
Tư vấn, hỗ trợ)
|
437
|
146
|
146
|
146
|
200
|
156
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
81
|
4.3.5
|
Đánh giá/phân hạng sản
phẩm
|
769
|
-
|
401
|
368
|
138
|
585
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
46
|
4.3.6
|
Xúc tiến thương mại
|
8.701
|
1.572
|
3.564
|
3.564
|
-
|
360
|
300
|
-
|
8.041
|
-
|
-
|
-
|
V
|
Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực
|
748
|
249
|
249
|
249
|
224
|
-
|
386
|
-
|
139
|
-
|
-
|
-
|
5.1
|
Tập huấn xây dựng, triển khai kế hoạch
kinh doanh
|
227
|
76
|
76
|
76
|
55
|
-
|
172
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.2
|
Tập huấn phát triển sản phẩm
|
230
|
77
|
77
|
77
|
55
|
-
|
175
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.3
|
Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại
điện tử
|
196
|
65
|
65
|
65
|
57
|
-
|
-
|
-
|
139
|
-
|
-
|
-
|
5.4
|
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia
quản lý, điều hành Chương trình OCOP
|
96
|
32
|
32
|
32
|
57
|
-
|
39
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
VI
|
Phát triển sản phẩm
|
55.000
|
8.500
|
27.500
|
19.000
|
-
|
-
|
11.000
|
8.000
|
7.000
|
8.500
|
12.500
|
8.000
|
6.1
|
Hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm đã
có
|
15.000
|
4.500
|
7.500
|
3.000
|
-
|
-
|
3.000
|
-
|
3.000
|
4.500
|
4.500
|
-
|
6.2
|
Phát triển sản phẩm mới
|
40.000
|
4.000
|
20.000
|
16.000
|
-
|
-
|
8.000
|
8.000
|
4.000
|
4.000
|
8.000
|
8.000
|
VII
|
Phát triển tổ chức
kinh tế
|
1.135
|
313
|
556
|
265
|
257
|
67
|
810
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
7.1
|
Hỗ trợ thành lập mới tổ chức kinh tế
tham gia Đề án OCOP
|
810
|
162
|
405
|
243
|
-
|
-
|
810
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
7.2
|
Chỉ đạo điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP
|
325
|
151
|
151
|
22
|
257
|
67
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
VIII
|
Nhiệm vụ, dự án
thành phần của Đề án
|
65.581
|
13.798
|
32.396
|
19.387
|
21
|
20.060
|
1.000
|
500
|
5.000
|
4.000
|
-
|
35.000
|
8.1
|
Xây dựng bộ công cụ quản lý OCOP
|
21
|
21
|
-
|
-
|
21
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8.2
|
Quản lý chất lượng sản phẩm theo phân
ngành/nhóm ngành
|
90
|
27
|
36
|
27
|
-
|
90
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8.3
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý OCOP
|
1.500
|
-
|
1.000
|
500
|
-
|
1.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
500
|
8.4
|
Dự án đào tạo nghề
|
420
|
-
|
210
|
210
|
-
|
420
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8.5
|
Dự án phát triển, nâng cấp sản phẩm
OCOP
|
6.000
|
1.500
|
3.000
|
1.500
|
-
|
6.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8.6
|
Nhóm Dự án trung tâm, điểm giới thiệu
sản phẩm OCOP
|
9.750
|
2.750
|
3.500
|
3.500
|
-
|
5.750
|
-
|
-
|
2.000
|
-
|
-
|
2.000
|
8.7
|
Nhóm dự án khai thác thế mạnh ngành nghề nông
thôn gắn với du lịch
|
39.000
|
7.750
|
20.500
|
10.750
|
-
|
5.000
|
1.000
|
500
|
-
|
-
|
-
|
32.500
|
8.8
|
Dự án ứng dụng khoa học công nghệ tạo
sản phẩm
|
5.000
|
1.250
|
2.500
|
1.250
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.000
|
4.000
|
-
|
-
|
8.9
|
Hoạt động hợp tác quốc tế
|
300
|
-
|
150
|
150
|
-
|
300
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8.10
|
Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm
|
2.000
|
-
|
1.000
|
1.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.000
|
-
|
-
|
-
|
8.11
|
Hoạt động thông tin truyền thông OCOP
|
1.500
|
500
|
500
|
500
|
-
|
1.500
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
IX
|
Học hỏi kinh nghiệm
triển khai chương trình OCOP
|
800
|
150
|
150
|
500
|
-
|
800
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9.1
|
Trong nước (tại các tỉnh tiêu biểu
trong công tác triển khai Chương trình OCOP)
|
300
|
150
|
150
|
-
|
-
|
300
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9.2
|
Quốc tế (OTOP Thái Lan)
|
500
|
-
|
-
|
500
|
-
|
500
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
Giám sát, đánh giá,
tổng kết thực hiện Chương trình OCOP
|
409
|
60
|
148
|
200
|
229
|
52
|
128
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
10.1
|
Giám sát, đánh giá, tổng kết bài học
kinh nghiệm
|
228
|
-
|
88
|
140
|
176
|
52
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
10.2
|
Hội thảo tổng kết về
OCOP Lào Cai
|
181
|
60
|
60
|
60
|
52
|
-
|
128
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
XI
|
Chi phí quản lý
chung
|
1.050
|
350
|
350
|
350
|
-
|
1.050
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
11.1
|
Thù lao điều hành
|
450
|
150
|
150
|
150
|
-
|
450
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
11.2
|
Chi mua vật tư văn phòng phẩm
|
300
|
100
|
100
|
100
|
-
|
300
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
11.3
|
Quản lý chung đề tài Đề án
|
150
|
50
|
50
|
50
|
-
|
150
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
11.4
|
Chi khác (chi đón tiếp các đoàn tham
quan; chi hoạt động đột xuất của tỉnh; tham dự hội nghị tại huyện, tỉnh,
trung ương (công tác phí, phụ cấp, đi đường,...);…)
|
150
|
50
|
50
|
50
|
-
|
150
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
XII
|
Dự phòng
|
1.040
|
347
|
347
|
347
|
-
|
1.040
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|