Quyết định 299/2005/QĐ-UB về giá cước vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện vận tải ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu | 299/2005/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 26/01/2005 |
Ngày có hiệu lực | 10/02/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Chu Phạm Ngọc Hiển |
Lĩnh vực | Thương mại,Giao thông - Vận tải |
UBND
TỈNH THANH HOÁ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/2005/QĐ-UB |
Thanh Hoá, ngày 26 tháng 01 năm 2005 |
VỀ GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ô TÔ .
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 10/12/2003;
- Căn cứ Nghị định số: 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
- Căn cứ Thông tư số: 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
- Theo đề nghị của liên ngành: Tài chính-Giao thông Vận tải tại tờ trình số: 2712 LN/TC-GTVT ngày 08/12/2004 về phương án giá cước vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện vận tải ô tô.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Ban hành đơn giá cước vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện vận tải ô tô trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá gồm những nội dung sau:
1- Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1 ( bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xây, gạch các loại) được quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.
2- Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2, bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xây), gỗ vây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, luồng, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song....), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước).. Được tính hệ số bằng 1,1 so với giá cước hàng bậc 1.
3- Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3, bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng, dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa). Được tính hệ số bằng 1,3 so với giá cước hàng bậc 1.
4- Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4, bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thuỷ tinh, xăng dầu chứa bằng phi. Được tính hệ số bằng 1,4 so với cước hàng bậc 1.
5- Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.
6- Các trường hợp được tăng, giảm cước so với mức cơ bản :
6.1- Cước vận chuyển hàng hoá trên một số tuyến đường khó khăn vùng cao của tỉnh miền núi, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước cơ bản;
6.2- Cước vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống ( trừ xe công nông và các loại xe tương tự ) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản;
6.3- Cước vận chuyển hàng hoá kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về;
6.4- Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:
- Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản;
- Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stee) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản;
- Ngoài giá cước quy định tại điểm của điểm 6.4 nói trên, mỗi lần sử dụng:
a/ Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 4.000 đ/Tấn hàng;
b/ Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 5.000 đ /Tấn hàng.
6.5- Đối với hàng hoá chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container;
6.6- Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải: Cuớc vận chuyển tính như sau:
a/ Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện;
b/ Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện;