Quyết định 2934/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư theo quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang
Số hiệu | 2934/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/12/2012 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Đàm Văn Bông |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bộ máy hành chính |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2934/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 143/TB-UBND ngày 07/08/2012, thông báo Kết luận phiên họp tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư (văn bản số 101/CV-XTĐT ngày 02/11/2012); Sở Tư pháp (văn bản số 1482/STP-XDVB ngày 17/10/2012) và biên bản họp tư vấn các ngành liên quan ngày 04/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư theo quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang (kèm theo nội dung Đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
I. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thành lập Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang (quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư).
Trong giai đoạn hiện nay tỉnh Hà Giang đang tập trung cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư vào đầu tư tại tỉnh, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh các sở, ngành đã tích cực triển khai thực hiện Bộ thủ tục hành chính một cửa liên thông giải quyết hồ sơ cho các nhà đầu tư và người dân. Thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, bố trí lực lượng cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa, hướng dẫn mọi tổ chức và công dân khi đến giao dịch. Những việc làm tích cực đó đã góp phần làm giảm thời gian, chi phí đối với mỗi tổ chức và công dân, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đối với những công việc phức tạp cần đến sự giám sát, thẩm định, tư vấn, hướng dẫn của nhiều cơ quan chuyên môn thì tổ chức và công dân vẫn phải trình thủ tục qua nhiều cơ quan. Việc khâu nối, giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với từng cơ quan trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và công dân, trong đó có nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh là việc làm thiết thực nhằm thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
Vì vậy, việc phối hợp thực hiện “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thông qua Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh để thực hiện tư vấn và hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục hành chính. Đồng thời tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện; tạo sự cạnh tranh trong dịch vụ cải cách hành chính, cũng như kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính là rất cần thiết.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2934/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 143/TB-UBND ngày 07/08/2012, thông báo Kết luận phiên họp tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư (văn bản số 101/CV-XTĐT ngày 02/11/2012); Sở Tư pháp (văn bản số 1482/STP-XDVB ngày 17/10/2012) và biên bản họp tư vấn các ngành liên quan ngày 04/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư theo quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang (kèm theo nội dung Đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
I. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thành lập Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang (quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư).
Trong giai đoạn hiện nay tỉnh Hà Giang đang tập trung cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư vào đầu tư tại tỉnh, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh các sở, ngành đã tích cực triển khai thực hiện Bộ thủ tục hành chính một cửa liên thông giải quyết hồ sơ cho các nhà đầu tư và người dân. Thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, bố trí lực lượng cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa, hướng dẫn mọi tổ chức và công dân khi đến giao dịch. Những việc làm tích cực đó đã góp phần làm giảm thời gian, chi phí đối với mỗi tổ chức và công dân, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đối với những công việc phức tạp cần đến sự giám sát, thẩm định, tư vấn, hướng dẫn của nhiều cơ quan chuyên môn thì tổ chức và công dân vẫn phải trình thủ tục qua nhiều cơ quan. Việc khâu nối, giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với từng cơ quan trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và công dân, trong đó có nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh là việc làm thiết thực nhằm thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
Vì vậy, việc phối hợp thực hiện “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thông qua Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh để thực hiện tư vấn và hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục hành chính. Đồng thời tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện; tạo sự cạnh tranh trong dịch vụ cải cách hành chính, cũng như kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính là rất cần thiết.
Thực hiện phối hợp giải quyết thủ tục hành chính “một cửa liên thông” tại Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư với mục tiêu bảo đảm cho việc giải quyết mọi công việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một hoặc nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính nhà nước, từ việc hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến việc trả kết quả…..đều được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quá trình giải quyết công việc được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật; thủ tục hành chính thật sự đơn giản; đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc cho tổ chức, công dân tinh thông nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ tôn trọng và phục vụ nhân dân nhiệt tình, văn minh, lịch sự khi tiếp xúc để giải quyết công việc cho tổ chức, công dân.
II. Bộ phận “ Một cửa liên thông” thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
1. Tư vấn: Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư về thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư tạo điều kiện để nhà đầu tư nắm được trình tự, thủ tục khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang; giới thiệu chi tiết nội dung các dự án cần mời gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh, các cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh Hà Giang để các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng và cơ hội đầu tư; cung cấp miễn phí các thông tin, các mẫu biểu hướng dẫn do Trung tâm sưu tầm, biên soạn đăng tải trên trang Web của Trung tâm.
2. Hoạt động dịch vụ: Thông qua các hợp đồng dịch vụ giữa Trung tâm và các đối tác, các nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ về tư vấn thủ tục đầu tư và xúc tiến đầu tư trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh. Thực hiện phối hợp song trùng với các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương thông qua dịch vụ một cửa liên thông trong tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư (không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước) cho các nhà đầu tư.
A. Các lĩnh vực thực hiện tại bộ phận “một cửa liên thông” của Trung tâm Tư vấn Xúc tiến đầu tư
I. Lĩnh vực do Trung tâm thực hiện hoặc tham mưu xử lý và trả kết quả tại Trung tâm
1. Giới thiệu địa điểm đối với các khu vực đã có quy hoạch được phê duyệt.
2. Trích lục sơ đồ vị trí khu đất.
3. Chấp thuận chủ trương về địa điểm đầu tư.
4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu.
5. Cấp giấy chứng nhận đầu tư.
6. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng.
7. Có ý kiến thiết kế cơ sở.
8. Cấp phép xây dựng.
9. Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
10. Thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
11. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
12. Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy.
13. Cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
14. Thành lập các cơ sở đào tạo, dạy nghề, y tế tư nhân….thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
15. Cấp giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài.
B. Sơ đồ hoạt động của bộ phận “một cửa liên thông” của Trung tâm
(Chi tiết xem phần Phụ lục 1)
C. Trình tự tiếp nhận và phối hợp xử lý hồ sơ theo quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm
I. Thủ tục giới thiệu địa điểm đầu tư và trích lục sơ đồ vị trí khu đất (đối với các khu vực đã có quy hoạch được phê duyệt)
1. Thẩm quyền giải quyết: Trưởng văn phòng “một cửa liên thông” thuộc Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư.
2. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến bộ phận chức năng thực hiện giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư, trường hợp cần thiết có thể tổ chức đi thực địa để nhà đầu tư có điều kiện khảo sát, nghiên cứu và đưa ra phương án đầu tư thích hợp. Trích lục sơ đồ vị trí khu đất cho nhà đầu tư (nếu có nhu cầu).
3. Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc.
II. Thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu
1. Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý rồi trả kết quả cho Trung tâm để trả cho nhà đầu tư.
3. Trình tự giải quyết:
Trung tâm luân chuyển hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư trong ngày làm việc (1 ngày). Phòng đăng ký kinh doanh xử lý cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 05 ngày làm việc; giữa phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư với phòng chuyên môn của Cục thuế tỉnh và phòng quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh đã thực hiện việc liên thông về thủ tục hành chính; toàn bộ kết quả được trả về Trung tâm trong 1 ngày làm việc để Trung tâm trả cho nhà đầu tư.
4. Trình tự, thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh đã được công bố.
III. Thủ tục chấp thuận chủ trương về địa điểm đầu tư
1. Thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế, đăng ký đầu tư tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương về địa điểm đầu tư. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
a) Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và giải quyết: 11 ngày làm việc.
- Tổ chức thẩm tra, khảo sát thực địa (nếu cần). Trường hợp cần thiết có thể mời thêm đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan khác và nhà đầu tư cùng tham gia; có biên bản tổng hợp và tham mưu Giám đốc Trung tâm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với các dự án lớn, phức tạp Trung tâm có thể tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương liên quan bằng văn bản; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm, các cơ quan liên quan xem xét hồ sơ và có ý kiến theo lĩnh vực phụ trách và trả kết quả về Trung tâm.
- Đối với các vấn đề còn vướng mắc, Trung tâm có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thường trực UBND tỉnh để giải quyết kịp thời.
b) Trung tâm ký trình UBND tỉnh quyết định: 01 ngày làm việc.
c) UBND tỉnh xem xét chấp thuận về chủ trương đầu tư và trả kết quả cho Trung tâm: 02 ngày làm việc.
d) Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Trường hợp chủ đầu tư chưa xác định được địa điểm, Trung tâm có trách nhiệm giới thiệu, hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát thực địa, trích lục sơ đồ hoặc trích đo vị trí khu đất để nhà đầu tư có cơ sở hoàn tất các thủ tục đăng ký đầu tư.
5. Thủ tục hồ sơ thực hiện theo Quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm.
IV. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư
1. Thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý rồi trả kết quả cho Trung tâm để trả cho nhà đầu tư.
3. Trình tự, thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được công bố.
V. Thẩm dịnh và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (đối với dự án thuộc diện phải lập quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng)
1. Thẩm quyền giải quyết: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển Sở Xây dựng: 01 ngày làm việc.
- Sở Xây dựng thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án trình UBND tỉnh phê duyệt: 15 ngày làm việc.
- UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng: 02 ngày làm việc.
- Sở Xây dựng nhận kết quả từ UBND tỉnh và chuyển kết quả về Trung tâm: 01 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Thủ tục hồ sơ thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Xây dựng đã được công bố.
VI. Có ý kiến thiết kế cơ sở (đối với các dự án thuộc thẩm quyền các sở, ngành)
1. Thời gian giải quyết: 13 ngày làm việc (đối với dự án nhóm B) và 08 ngày làm việc (đối với dự án nhóm C).
2. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chuyển đến Sở Xây dựng trong ngày làm việc.
- Sở Xây dựng xử lý: 10 ngày làm việc (đối với dự án nhóm B) và 05 ngày làm việc (đối với dự án nhóm C).
- Sở Xây dựng chuyển kết quả về trung tâm: 01 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
3. Thủ tục hồ sơ theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Xây dựng đã được công bố.
VII. Cấp phép xây dựng và phòng cháy, chữa cháy
1. Cấp phép xây dựng
a) Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Xây dựng.
b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.
c) Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trực tiếp chuyển hồ sơ đến Sở Xây dựng: 01 ngày làm việc.
- Sở Xây dựng tổ chức cấp giấy phép xây dựng và chuyển kết quả về Trung tâm: 05 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư : 01 ngày làm việc.
2. Đối với dự án thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy
a) Thẩm quyền giải quyết: Trưởng phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy - Công an tỉnh.
b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.
c) Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ và trực tiếp chuyển đến phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy - Công an tỉnh: 01 ngày làm việc.
- Phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy chữa cháy và chuyển kết quả về Trung tâm: 05 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
3. Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp phép xây dựng chung với hồ sơ phòng cháy chữa cháy
a) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.
b) Trình tự giải quyết:
- Trung tâm trực tiếp chuyển hồ sơ phòng cháy chữa cháy đến phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy - Công an tỉnh: 01 ngày làm việc.
- Phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy chữa cháy và chuyển kết quả về Trung tâm: 05 ngày làm việc.
- Trung tâm chuyển kết quả thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy chữa cháy về Sở Xây dựng để cấp phép xây dựng: 01 ngày làm việc.
- Sở Xây dựng xem xét, cấp phép xây dựng và chuyển kết quả về Trung tâm: 02 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Thủ tục hồ sơ thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Xây dựng đã được công bố và quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
VIII. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Thẩm quyền giải quyết: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường): 01 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt và trả kết quả cho Trung tâm: 13 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày.
4. Thủ tục hồ sơ thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường đã được công bố.
IX. Đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
1. Thẩm quyền giải quyết: UBND huyện, thành phố.
2. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chuyển đến UBND các huyện, thành phố: 01 ngày làm việc.
- Các huyện, thành phố xử lý và trực tiếp trả kết quả về Trung tâm: 03 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Thủ tục hồ sơ: Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
X. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư (hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư), Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có chức năng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - GPMB cho chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và quy định của UBND tỉnh.
XI. Giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Thời gian giải quyết: 25 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trực tiếp chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để xử lý: 01 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất, cho thuê đất hoặc giao đất: 10 ngày làm việc.
- Đối với trường hợp thuê đất: Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho Trung tâm mời nhà đầu tư tiến hành giao đất tại hiện trường: 03 ngày làm việc.
- Ký hợp đồng thuê đất: 03 ngày làm việc.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 03 ngày làm việc (kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất) và chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong ngày để Trung tâm trả cho nhà đầu tư.
- Với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao đất). Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo và chuyển số liệu cho cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất: Trong 02 ngày làm việc và trả kết quả tại Trung tâm để trả cho nhà đầu tư.
- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhà đầu tư nộp chứng từ thuế về Trung tâm để chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện giao đất tại hiện trường và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy trình và thời gian như trên.
XII. Giấy phép hoạt động khoáng sản
1. Thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản: Thời gian giải quyết: Dự kiến 20 ngày làm việc.
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường (Hội đồng tư vấn đánh giá trữ lượng khoáng sản tỉnh): 01 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường (Hội đồng tư vấn đánh giá trữ lượng khoáng sản tỉnh) có kết quả đánh giá hồ sơ: Dự kiến 12 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định cho phép hoặc không cho phép: 04 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường nhận kết quả chuyển cho Trung tâm: 02 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
b) Cấp lại, gia hạn, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản: Thời gian giải quyết: Dự kiến 15 ngày làm việc.
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định: Dự kiến 12 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường nhận kết quả chuyển cho Trung tâm: 01 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
c) Cấp, gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; cấp, gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản; chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản. Thời gian giải quyết: Dự kiến 18 ngày làm việc.
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan thẩm định trình UBND tỉnh quyết định: Dự kiến 15 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường nhận kết quả chuyển Trung tâm: 01 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Thủ tục hồ sơ thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường đã được công bố.
XIII. Thủ tục thành lập đối với các cơ sở giáo dục, dạy nghề, y tế tư nhân
1. Thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Thời gian giải quyết: 18 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến sở chuyên ngành xử lý: 01 ngày làm việc.
- Các sở chuyên ngành: Thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định: 15 ngày làm việc.
- Sở chuyên ngành trực tiếp xử lý nhận kết quả chuyển cho Trung tâm: 01 ngày làm việc.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Thủ tục hồ sơ: Thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về ban hành các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của pháp luật.
XIV. Cấp phép lao động đối với lao động là người nước ngoài
1. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
3. Trình tự giải quyết:
- Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 01 ngày làm việc.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết và trả kết quả cho Trung tâm: 03 ngày.
- Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày làm việc.
4. Thủ tục hồ sơ: Thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về ban hành các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của pháp luật.
1. Tiếp tục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đến mọi cán bộ, công chức và nhân dân để mọi người nắm được, trên cơ sở tích cực thực hiện, hưởng ứng tham gia và giám sát; bảo đảm cho quá trình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở các sở, ngành và địa phương được thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án cũng như trong suốt quá trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kỹ năng thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đảm bảo cho đội ngũ này có đủ điều kiện giải quyết tốt nhất công việc của tổ chức, công dân; xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép giải quyết chế độ phụ cấp, trang bị quần áo đồng phục cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
4. Nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức liên quan cho phù hợp với việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông, cơ chế một cửa liên thông hiện đại; tránh sự chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức.
5. Xây dựng kế hoạch từng bước hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu, tiến độ triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phưong tiện làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu công việc, từng bước theo hướng hiện đại.
6. Kết hợp việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông với việc củng cố và nâng cao chất lượng việc thực hiện cơ chế một cửa; góp phần bảo đảm cho việc giải quyết công việc của tổ chức, công dân ngày càng được cải cách, tiến bộ, phục vụ tốt nhất cho công việc của nhân dân.
7. Làm tốt công tác sơ, tổng kết việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông. Trên cơ sở đó, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt; uốn nắn những cá nhân, tập thể thực hiện kém hiệu quả hoặc có biểu hiện không đúng trong việc nhận thức và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
I. Xử lý mối quan hệ giữa các đơn vị liên quan
1. Trên cơ sở thực hiện Quy định của UBND tỉnh trong cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông” tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư, các đơn vị liên quan có trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nội dung thuộc lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách, công bố quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương đã được phê duyệt, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của ngành, địa phương và các quy định khác có liên quan đến thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy trình “một cửa liên thông” và cung cấp cho Trung tâm các tài liệu liên quan đến hoạt động tư vấn đầu tư và xúc tiến đầu tư để công khai tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư.
2. Trách nhiệm và quyền lợi của các cán bộ phối hợp thực hiện nhiệm vụ:
Đối với cán bộ của các sở, ngành, các huyện, thành phố khi thực hiện nhiệm vụ “phối hợp” với Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư có nghĩa vụ: Thực hiện đầy đủ các quy định của UBND tỉnh đã ban hành. Được hưởng chế độ thù lao cho công việc theo quy định. Kinh phí chi trả được trích từ nguồn thu dịch vụ công theo quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư.
II. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư
- Bố trí cán bộ đủ năng lực, trình độ và trang bị phần mềm Văn phòng, các phương tiện làm việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng nội dung quy chế Quy định thực hiện quy trình một cửa liên thông. Thông qua việc thực thi các quy định do UBND tỉnh ban hành, Trung tâm có trách nhiệm theo dõi, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả giải quyết của các cơ quan liên quan, đề xuất hướng xử lý; đồng thời báo cáo UBND tỉnh những vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Thực hiện việc công khai quy trình giải quyết, thủ tục, biểu mẫu hồ sơ từng quy trình tại Trung tâm và trên trang Web của Trung tâm để nhà đầu tư biết thực hiện; có mối liên hệ chặt chẽ với Hội doanh nghiệp Hà Giang, các sở, ngành, huyện, thành phố, phòng Công nghiệp, Thương mại Việt Nam trong việc theo dõi, đánh giá chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp để không ngừng nâng cao chỉ số PCI.
2. Giao cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và theo dõi tổ chức triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông xây dựng quản lý thống nhất trong toàn tỉnh phần mềm ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ tại các cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra tình hình triển khai, kết quả thực hiện tại các cơ quan, đơn vị; tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất theo yêu cầu.
3. Các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch cân đối ngân sách từng bước hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu, tiến độ triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại; đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định; theo dõi, hướng dẫn việc xây dựng dự toán, thẩm định, quản lý và thanh quyết toán kinh phí đầu tư đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng các sở, ngành có lĩnh vực áp dụng thực hiện cơ chế một cửa liên thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
- Bố trí phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đủ về diện tích, hợp lý về vị trí theo đúng quy định.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước hỗ trợ, đầu tư kinh phí; đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định.
1. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian theo quy định là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác hàng năm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp và của cán bộ, công chức.
2. Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ về thực hiện cơ chế một cửa liên thông được xem xét, khen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Cán bộ, công chức có năng lực tốt trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông là nguồn cán bộ trong quy hoạch được xem xét, bổ nhiệm của cơ quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa liên thông thì coi là không hoàn thành nhiệm vụ công tác hàng năm; tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Đề án phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư theo quy trình “một cửa liên thông” tại Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung theo Đề án này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những nội dung chưa phù hợp đề nghị các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh kịp thời (bằng văn bản) đến Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.