Quyết định 2924/2009/QĐ-UBND quy định về tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh do tỉnh Cao Bằng ban hành
Số hiệu | 2924/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 03/12/2009 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Lý Hải Hầu |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2924/2009/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 03 tháng 12 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 655/TTr-KHCN ngày 09 tháng 11 năm 2009 và báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 522/BCTĐ-TSP ngày 05 tháng 11 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI, DỰ ÁN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2924/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2009
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh.
1. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với việc tuyển chọn, xét chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học công nghệ, đề tài khoa học xã hội và nhân văn và dự án khoa và học công nghệ cấp tỉnh.
2. Phạm vi điều chỉnh: Đề tài khoa học công nghệ, đề tài khoa học xã hội và nhân văn thuộc các Chương trình và các đề tài độc lập (sau đây gọi tắt là đề tài) và dự án khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là dự án) cấp tỉnh.
1. Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt nhất để thực hiện các đề tài, dự án theo đặt hàng của tỉnh thông qua việc xem xét, đánh giá các Hồ sơ đăng ký theo những yêu cầu, tiêu chí nêu trong Quy định này.
Tuyển chọn được áp dụng cho đề tài, dự án có nhiều tổ chức và cá nhân có khả năng tham gia thực hiện.
2. Xét chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài, dự án theo đặt hàng của tỉnh thông qua việc xem xét, đánh giá Hồ sơ do tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện cần thiết được giao trực tiếp chuẩn bị, trên cơ sở những yêu cầu, tiêu chí tại Điều 4, Điều 11 và Điều 12 cña Quy định này đối với các loại đề tài, dự án sau:
Đề tài, dự án thuộc bí mật quốc gia, đặc thù của an ninh, quốc phòng.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2924/2009/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 03 tháng 12 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 655/TTr-KHCN ngày 09 tháng 11 năm 2009 và báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 522/BCTĐ-TSP ngày 05 tháng 11 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI, DỰ ÁN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2924/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2009
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh.
1. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với việc tuyển chọn, xét chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học công nghệ, đề tài khoa học xã hội và nhân văn và dự án khoa và học công nghệ cấp tỉnh.
2. Phạm vi điều chỉnh: Đề tài khoa học công nghệ, đề tài khoa học xã hội và nhân văn thuộc các Chương trình và các đề tài độc lập (sau đây gọi tắt là đề tài) và dự án khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là dự án) cấp tỉnh.
1. Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt nhất để thực hiện các đề tài, dự án theo đặt hàng của tỉnh thông qua việc xem xét, đánh giá các Hồ sơ đăng ký theo những yêu cầu, tiêu chí nêu trong Quy định này.
Tuyển chọn được áp dụng cho đề tài, dự án có nhiều tổ chức và cá nhân có khả năng tham gia thực hiện.
2. Xét chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài, dự án theo đặt hàng của tỉnh thông qua việc xem xét, đánh giá Hồ sơ do tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện cần thiết được giao trực tiếp chuẩn bị, trên cơ sở những yêu cầu, tiêu chí tại Điều 4, Điều 11 và Điều 12 cña Quy định này đối với các loại đề tài, dự án sau:
Đề tài, dự án thuộc bí mật quốc gia, đặc thù của an ninh, quốc phòng.
Một số đề tài, dự án cấp bách hoặc có nội dung phức tạp, nhạy cảm.
Đề tài, dự án mà nội dung chỉ có một tổ chức khoa học công nghệ (KHCN) hoặc cá nhân có đủ điều kiện về chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện đề tài, dự án đó.
Điều 3. Nguyên tắc tuyển chọn, xét chọn
1. Việc tuyển chọn phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, Báo Cao Bằng, thông tin đầy đủ được đăng chi tiết trên trang web của tỉnh (http://www. caobang.gov.vn) để mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định có thể đăng ký tham gia.
2. Việc xét chọn được thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân dự kiến giao trực tiếp chủ trì các đề tài, dự án.
3. Việc tuyển chọn và xét chọn được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) tư vấn tuyển chọn, xét chọn (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Sở KH&CN thành lập.
4. Việc đánh giá Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn được tiến hành bằng cách chấm điểm theo các tiêu chí cụ thể cho đề tài và dự án quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Quy định này.
5. Hồ sơ các đề tài, dự án đưa ra tuyển chọn, xét chọn khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này thì chỉ có 01 hồ sơ được đề nghị trúng tuyển.
6. Khuyến khích việc hợp tác thực hiện đề tài, dự án giữa các tổ chức, các cá nhân tham gia tuyển chọn nhằm huy động được tối đa nguồn lực để thực hiện có hiệu quả đề tài, dự án.
Điều 4. Điều kiện tham gia tuyển chọn, xét chọn
1. Các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài, dự án có quyền tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Tổ chức không được tham gia tuyển chọn trong trường hợp: chưa hoàn thành việc nộp báo cáo kết quả thực hiện; chưa nộp kinh phí thu hồi và các sản phẩm (nếu có) của các đề tài, dự án đã nghiệm thu do tỉnh quản lý.
2. Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có chuyên môn đào tạo phù hợp, trình độ đại học trở lên và đang hoạt động trong cùng chuyên ngành khoa học với đề tài, dự án trong 5 năm gần đây, tính từ thời điểm nộp hồ sơ,
b) Là người đề xuất ý tưởng chính và chủ trì tổ chức xây dựng Thuyết minh,
c) Bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc.
3. Cá nhân không được tham gia đăng ký tuyển chọn, xét chọn chủ trì đề tài, dự án (do Sở KH&CN xác nhận) nếu đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ:
a) Đang đồng thời chủ trì từ 02 đề tài, hoặc 02 dự án cấp tỉnh (kể cả trường hợp đã có Biên bản đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh nhưng ở mức “Không đạt”).
b) Chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi (nếu có) theo Hợp đồng thực hiện các đề tài, dự án đã được giao,
c) Chưa hoàn thành nộp báo cáo kết quả nghiên cứu theo Hợp đồng.
1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn được Hội đồng đề nghị trúng tuyển theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 của Quy định này.
2. Cá nhân đồng thời đăng ký chủ trì từ 02 đề tài, dự án cấp tỉnh trở lên, nếu các Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn được đề nghị trúng tuyển thì chỉ được lựa chọn chủ trì 01 đề tài hoặc dự án.
Điều 6. Bộ Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn, gồm:
1. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án theo biểu mẫu quy định (Biểu B1-1-ĐONTC);
2. Thuyết minh đề tài KHCN theo Biểu B1-2-TMĐT KHCN, Thuyết minh đề tài khoa học xã hội và nhân văn theo Biểu B1-2-TMĐT KHXHNV và Thuyết minh dự án theo Biểu B1-2-TMDA;
3. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án (Biểu B-3-LLTC);
4. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì và các cá nhân đăng ký thực hiện chính đề tài, dự án theo Biểu B1-4-LLCN;
5. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án - nếu có) - Biểu B1-5-PHNC.
6. Các văn bản chứng minh không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Quy định này - nếu có (bản sao Biên bản nghiệm thu của Hội đồng KH&CN cấp tỉnh, chứng từ nộp kinh phí thu hồi,..).
7. Các văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ nguồn khác đối với dự án.
Mỗi văn bản trong bộ Hồ sơ phải có dấu của tổ chức và chữ ký của cá nhân như đã quy định trên từng biểu mẫu.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn (sau đây gọi tắt là Hồ sơ) bao gồm: 01 bộ Hồ sơ gốc và 12 bản sao, được đựng trong túi Hồ sơ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ như sau:
1. Tên đề tài hoặc dự án đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn.
2. Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện đề tài, dự án (chỉ ghi danh sách tổ chức đã có xác nhận tham gia phối hợp).
3. Họ tên của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện (làm chủ nhiệm) đề tài, dự án và danh sách những người tham gia chính thực hiện đề tài, dự án (chỉ ghi danh sách cá nhân đã có xác nhận tham gia phối hợp).
4. Danh mục tài liệu, văn bản có trong Hồ sơ.
Điều 8. Nộp Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn
Nơi nhận Hồ sơ: Theo thông báo tuyển chọn, xét chọn của Sở KH&CN. Hồ sơ đăng ký phải nộp đúng thời hạn theo quy định của Sở KH&CN. Ngày chứng thực nhận Hồ sơ là ngày ghi ở dấu của Bưu điện (trường hợp Hồ sơ gửi qua Bưu điện) hoặc dấu đến của cơ quan tiếp nhận Hồ sơ (trường hợp nộp trực tiếp).
Trường hợp hết hạn nộp hồ sơ theo thông báo nếu không có tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ, thì Sở KH&CN được gia hạn thời gian nộp hồ sơ.
Trong thời hạn quy định nộp Hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn có quyền rút Hồ sơ đã nộp để thay bằng Hồ sơ mới hoặc bổ sung Hồ sơ đã nộp. Văn bản bổ sung là bộ phận của Hồ sơ.
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ
1. Giám đốc Sở KH&CN hoặc người được Giám đốc Sở KH&CN uỷ quyền mở Hồ sơ trước sự chứng kiến của Hội đồng, các cơ quan liên quan, đại diện các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn (nếu có) và các thành viên khác được Hội đồng mời tham dự.
2. Hồ sơ hợp lệ là Hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng được các yêu cầu quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 4, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này.
Đối với dự án, ngoài những yêu cầu nêu trên, Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn chỉ được coi là hợp lệ khi có các văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động đến mức tối đa các nguồn vốn khác để triển khai dự án và nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc.
3. Trường hợp chỉ có 01 hồ sơ tham gia đăng ký tuyển chọn thì Sở KH&CN vẫn tổ chức tuyển chọn.
Quá trình mở hồ sơ được ghi thành biên bản.
Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá.
Điều 10. Hội đồng tuyển chọn, xét chọn
1. Giám đốc Sở KH&CN thành lập các Hội đồng cho các đề tài, dự án trên cơ sở đề xuất của Phòng Quản lý Khoa học và Phòng Kế hoạch - Tài chính. Mỗi Hội đồng chỉ thực hiện tư vấn cho 01 đề tài hoặc dự án.
2. Hội đồng gồm từ 9 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác. Thành phần của Hội đồng gồm:
- 2/3 là các chuyên gia có uy tín, có trách nhiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn.
- 1/3 là đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án.
Các chuyên gia, đặc biệt là các uỷ viên phản biện, đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định đề tài, dự án được ưu tiên mời tham gia Hội đồng cho đề tài, dự án tương ứng.
3. Cá nhân không tham gia Hội đồng trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân đăng ký chủ trì và tham gia thực hiện đề tài, dự án,
b) Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án. Trong trường hợp cần thiết, thành viên Hội đồng có thể là cán bộ đang công tác tại tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án nhưng không quá 01 người và không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc chuyên gia phản biện,
4. Sở KH&CN chủ trì tổ chức các phiên họp Hội đồng cho các đề tài, dự án và cử các thư ký hành chính giúp việc các Hội đồng.
5. Các thành viên Hội đồng thực hiện đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. Các chuyên gia phản biện, các thành viên Hội đồng và các Thư ký Hội đồng có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn, xét chọn.
Điều 11. Tiêu chí đánh giá chấm điểm tuyển chọn, xét chọn đề tài
a) Đối với đề tài Khoa học công nghệ:
Tiêu chí đánh giá |
Điểm tối đa |
|
|
||
I. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và luận giải cần thiết của đề tài |
10 |
|
1. Mức độ đầy đủ, rõ ràng của việc đánh giá, phân tích tình hình nghiên cứu và so sánh sự khác biệt trình độ của sản phẩm, công nghệ ở trong nước và ở ngoài nước. |
5 |
|
2. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của các công trình nghiên cứu đã có và những hạn chế của sản phẩm, công nghệ trong nước cần giải quyết; mức độ rõ ràng, tính khoa học cụ thể của việc luận giải về sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài; mức độ cụ thể hoá mục tiêu |
5 |
|
II. Cách tiếp cận, nội dung và phương pháp nghiên cứu |
20 |
|
3. Tính khoa học, độc đáo, phù hợp của cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. |
5 |
|
4. Tính đầy đủ, phù hợp và lôgic của nội dung nghiên cứu so với mục tiêu (mục tiêu chung và mục tiêu từng giai đoạn). |
10 |
|
5. Mức độ làm rõ nội dung quan trọng, chủ yếu của đề tài |
5 |
|
III. Sản phẩm KHCN dự kiến của đề tài |
25 |
|
6. Tính đầy đủ, hợp lý và tương thích về số lượng và chất lượng của sản phẩm, kết quả nghiên cứu so với nội dung và mục tiêu nghiên cứu |
5 |
|
7. Trình độ KH&CN của sản phẩm, công nghệ dự kiến tạo ra so với trình độ của sản phẩm, công nghệ tương tự trong nước và ngoài nước. |
15 |
|
8. Tính phù hợp và khả thi của sản phẩm, kết quả tạo ra trong điều kiện Việt Nam |
5 |
|
IV. Khả năng ứng dụng và hiệu quả của đề tài |
15 |
|
9. Hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động KH&CN |
5 |
|
10. Tính khả thi của các phương án chuyển giao, nhân rộng, sử dụng, thương mại hoá kết quả nghiên cứu. |
5 |
|
11. Khả năng cạnh tranh của việc sử dụng kết quả nghiên cứu so với nhập hoặc mua sản phẩm tương tự. |
5 |
|
V. Tính khả thi của đề tài |
30 |
|
12. Năng lực chuyên môn và thời gian thực tế có thể dành cho nghiên cứu của các cán bộ KH&CN thực hiện chính. |
10 |
|
13. Năng lực tổ chức thực hiện (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch, các mốc phải đạt, khả năng hoàn thành…) |
5 |
|
14. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu |
5 |
|
15. Mức độ xác thực của tổng kinh phí so với chất lượng và số lượng sản phẩm dự kiến tạo ra; tính hợp lý của việc phân bổ kinh phí cho các nội dung nghiên cứu (đặc biệt các khoản chi công lao động và mua sắm thiết bị nghiên cứu). |
10 |
|
Tổng cộng |
100 |
|
b) Đối với đề tài Khoa học xã hội và nhân văn:
Tiêu chí đánh giá |
Điểm tối đa |
|
|
||
I. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài |
5 |
|
1. Phát triển và cụ thể hoá định hướng mục tiêu của đề tài. |
5 |
|
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài |
15 |
|
2. Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ và rõ ràng mức độ thành công/ hạn chế của các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. |
7 |
|
3. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề tài. |
8 |
|
III. Xác định nội dung và phương án tổ chức thực hiện đề tài |
30 |
|
4. Tính hệ thống, lôgic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra. |
15 |
|
5. Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài (điều tra/ khảo sát thực tế trong nước và ngoài nước; hội thảo khoa học; thu thập và xử lý tài liệu, số liệu...) và kế hoạch thực hiện đề tài. |
5 |
|
6. Tính hợp lý, khả khi của phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia thực hiện đề tài. |
5 |
|
7. Luận giải về việc phân bổ và sử dụng hợp lý kinh phí cho các nội dung nghiên cứu và các hoạt động của đề tài, cho sản phẩm của đề tài. |
5 |
|
IV. Tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu |
10 |
|
8. Cách tiếp cận đề tài rõ ràng, thích hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài. |
5 |
|
9. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài. |
5 |
|
V. Sản phẩm, lợi ích của đề tài và phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu |
20 |
|
10. Các sản phẩm và yêu cầu khoa học của từng sản phẩm rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu và các nội dung nghiên cứu của đề tài. |
5 |
|
11. Lợi ích của đề tài : - Tác động đến xã hội (đóng góp cho việc xây dựng, hoàn thiện chủ trương, chính sách, xây dựng pháp luật ; có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội) và tác động đối với ngành, lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới) : tối đa 7 điểm. - Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài: tối đa 3 điểm. |
10 |
|
12. Tính cụ thể và khả thi của phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài |
5 |
|
VI. Năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài |
20 |
|
13. Năng lực, uy tín về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức, quản lý của chủ nhiệm đề tài (trong 5 năm gần đây). |
9 |
|
14. Năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện chính đề tài (trong 5 năm gần đây). |
5 |
|
15. Năng lực của cơ quan chủ trì đề tài (chức năng nhiệm vụ liên quan, lực lượng cán bộ khoa học). |
3 |
|
16. Năng lực của các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (uy tín khoa học trong lĩnh vực liên quan). |
3 |
|
Tổng cộng |
100 |
|
Điều 12. Tiêu chí đánh giá chấm điểm xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án
Tiêu chí đánh giá |
Điểm tối đa |
I. Giá trị công nghệ của dự án |
20 |
1. Mức độ hoàn thiện, cải tiến công nghệ của dự án so với công nghệ là xuất xứ. |
5 |
2. Trình độ công nghệ chủ yếu của dự án (các chỉ tiêu KT-KT, chỉ tiêu bảo vệ môi trường,….) so với công nghệ tương tự trong nước và ngoài nước |
5 |
3. Mức độ tiên tiến của sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh môi trường,…) so sánh với sản phẩm tương tự trong nước và ở ngoài nước |
5 |
4. Tính hợp lý của quy mô dự án |
5 |
II. Tính khả thi của phương án triển khai dự án |
20 |
5. Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức thực hiện |
5 |
6. Khả năng hợp tác, liên kết giữa tổ chức KH&CN và doanh nghiệp |
5 |
7. Tính hợp lý, đầy đủ, xác thực của phương án tài chính |
5 |
8. Khả năng hoàn trả kinh phí thu hồi (đầy đủ, đúng hạn,…) |
5 |
III. Đầu tư và lợi ích trực tiếp của Dự án |
20 |
9. Tính hợp lý của tổng vốn đầu tư thực hiện dự án so với kết qủa dự kiến tạo ra |
5 |
10. Tính khả thi của phương án huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học để thực hiện dự án |
5 |
11. Mức độ xác thực của kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách so với kết quả và mục đích đầu tư, tính hợp lý của việc phân bổ các khoản chi tương ứng để thực hiện dự án |
5 |
12. Lợi ích trực tiếp dự kiến mang lại (kinh tế, việc làm, đào tạo cán bộ,…) |
5 |
IV. Khả năng thương mại hóa sản phẩm và tác động lâu dài của dự án sau khi kết thúc |
20 |
13. Tính xác thực của dự báo nhu cầu, đánh giá khả năng cung ứng trên thị trường đối với sản phẩm tạo ra của dự án; |
5 |
14. Tính cụ thể và khả thi của phương án tiêu thụ sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án |
5 |
15. Khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của dự án (giá thành, chất lượng,…) |
5 |
16. Khả năng chuyển giao, nhân rộng kết quả của dự án, tự tổ chức SX - KD, thành lập doanh nghiệp KHCN |
5 |
V. Năng lực thực hiện dự án |
20 |
17. Năng lực, uy tín về nghiên cứu KH&CN và kinh nghiệm, năng lực tổ chức, quản lý của cá nhân chủ trì dự án |
5 |
18. Năng lực của các cá nhân tham gia chính thực hiện dự án (trình độ, kinh nghiệm, thời gian thực tế có thể tham gia) |
5 |
19. Điều kiện và năng lực của cơ quan chủ trì và các tổ chức phối hợp chính (khả năng huy động cơ sở vật chất, nhân lực, … ) |
5 |
20. Đánh giá chung về tính hợp lý, cân đối và khả thi của toàn bộ nội dung của Thuyết minh dự án |
5 |
Tổng cộng |
100 |
Điều 13. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích từng nội dung và thông tin đã kê khai trong Hồ sơ; nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá chung từng Hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định, viết nhận xét đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí tại các biểu mẫu quy định.
2. Hội đồng phân công 02 thành viên am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án làm phản biện nhận xét và đánh giá tất cả các Hồ sơ theo các tiêu chí tại các biểu mẫu quy định. Khi cần thiết, Hội đồng kiến nghị Sở KH&CN mời các chuyên gia ở ngoài Hội đồng làm phản biện nhận xét về toàn bộ Hồ sơ và đánh giá các Hồ sơ.
Thành viên Hội đồng và chuyên gia bên ngoài Hội đồng làm phản biện sau đây gọi chung là chuyên gia phản biện.
3. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và phải có mặt đủ các chuyên gia phản biện.
4. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng. Hội đồng cử Thư ký khoa học để ghi chép các ý kiến về chuyên môn của các thành viên và các kết luận của Hội đồng trong các biên bản làm việc và các văn bản liên quan của Hội đồng.
5. Các thành viên của Hội đồng chấm điểm độc lập theo các nhóm chỉ tiêu đánh giá và thang điểm quy định. Trước khi chấm điểm Hội đồng thảo luận chung để thống nhất quan điểm, phương thức cho điểm đối với từng tiêu chí.
Điều 14. Trình tự làm việc của Hội đồng
1. Phiên họp thứ nhất: Hội đồng thống nhất phương thức làm việc
a) Thư ký hành chính đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự,
b) Đại diện Sở KH&CN nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc tuyển chọn, xét chọn đề tài, dự án của Quy định này,
c) Thư ký hành chính đọc Biên bản mở Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét chọn. Thông báo số lượng và danh mục Hồ sơ đủ điều kiện được Hội đồng đưa vào xem xét đánh giá,
d) Hội đồng thảo luận để quán triệt nguyên tắc, quy trình và các tiêu chí đánh giá, thang điểm và cách chấm điểm các Hồ sơ theo Quy định này,
đ) Các thành viên Hội đồng nhận Hồ sơ và chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản theo các biểu mẫu quy định đối với các đề tài, dự án để trình bày trong phiên họp thứ hai của Hội đồng,
e) Hội đồng thống nhất phiên họp tiếp theo để đánh giá tuyển chọn, xét chọn các Hồ sơ.
2. Phiên họp thứ hai: Hội đồng tiến hành đánh giá tuyển chọn, xét chọn Hồ sơ .
a) Các chuyên gia phản biện đánh giá, phân tích từng Hồ sơ; đánh giá nhận định chung về mặt mạnh, mặt yếu của từng Hồ sơ và so sánh giữa các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn cùng một (01) đề tài, dự án theo các tiêu chí quy định tại các biểu mẫu,
- Hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các chuyên gia phản biện về từng tiêu chí đánh giá liên quan đến từng Hồ sơ,
- Sau khi trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội đồng, các chuyên gia phản biện không là thành viên Hội đồng không tiếp tục dự phiên họp đánh giá tuyển chọn, xét chọn của Hội đồng.
b) Hội đồng thảo luận, đánh giá Hồ sơ:
- Hội đồng trao đổi, thảo luận từng Hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá đã được quy định, nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của từng Hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định và đánh giá so sánh giữa các Hồ sơ tuyển chọn, xét chọn cho cùng một (01) đề tài, dự án,
- Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng nghiên cứu, tham khảo,
- Sau khi trao đổi các thành viên Hội đồng cho điểm độc lập theo các tiêu chí và thang điểm quy định tại các biểu mẫu.
c) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu.
Ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên Hội đồng (trong đó bầu một trưởng ban). Thư ký hành chính có trách nhiệm giúp Ban kiểm phiếu làm việc.
Hội đồng bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng Hồ sơ theo phương thức bỏ phiếu kín. Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn ghi trên phiếu.
d) Tổng hợp kết quả đánh giá tuyển chọn, xét chọn
- Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo Hội đồng kết quả kiểm phiếu.
- Hội đồng xếp hạng các Hồ sơ có tổng số điểm đánh giá từ cao xuống thấp theo kết quả kiểm phiếu với các điều kiện sau đây:
Đối với đề tài KHCN:
Hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí đạt từ 70/100 điểm trở lên; trong đó, điểm trung bình của từng tiêu chí không dưới 3 điểm và phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt cho điểm từ 3 trở lên. Hội đồng xếp hạng các Hồ sơ đăng ký có tổng số điểm đánh giá từ cao xuống thấp.
Đối với các Hồ sơ có tổng số điểm đánh giá bằng nhau thì hồ sơ nào có điểm đánh giá của Chủ tịch Hội đồng cao hơn sẽ được ưu tiên để xếp hạng.
Trường hợp điểm chấm của Chủ tịch Hội đồng đối với các Hồ sơ giống nhau, Hội đồng xếp hạng bằng nhau thì Hội đồng kiến nghị về phương án lựa chọn.
Đối với đề tài Khoa học xã hội và nhân văn:
Hồ sơ có tổng điểm trung bình từ 70/100 trở lên, trong đó điểm trung bình từ Mục I đến Mục V của Thuyết minh đề tài đạt tối thiểu 60/80 và điểm trung bình Mục VI của Thuyết minh đề tài đạt tối thiểu 10/20 điểm.
Đối với các Hồ sơ có tổng số điểm đánh giá bằng nhau thì điểm cao hơn của Chủ tịch Hội đồng được ưu tiên để xếp hạng.
Trường hợp điểm của Chủ tịch Hội đồng đối với các Hồ sơ giống nhau, Hội đồng xếp hạng bằng nhau thì Hội đồng kiến nghị về phương án lựa chọn.
Đối với dự án:
Hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt từ 65/100 điểm trở lên, trong đó, điểm trung bình của từng tiêu chí không dưới 3 điểm và phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt cho điểm từ 3 trở lên.
Đối với các Hồ sơ có tổng số điểm đánh giá bằng nhau thì điểm cao hơn của Chủ tịch Hội đồng được ưu tiên để xếp hạng.
Trường hợp điểm của Chủ tịch Hội đồng đối với các Hồ sơ giống nhau, Hội đồng xếp hạng bằng nhau thì Hội đồng kiến nghị về phương án lựa chọn.
đ) Hội đồng thông qua Biên bản về kết quả làm việc của Hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển chủ trì đề tài, dự án:
- Tổ chức, cá nhân được Hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có Hồ sơ được xếp hạng với điểm cao nhất theo Biên bản kiểm phiếu.
- Hội đồng thống nhất kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết trong Thuyết minh đề tài, dự án, các sản phẩm KH&CN chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt và kiến nghị về kinh phí hoặc nêu những điểm cần lưu ý để hoàn thiện Hồ sơ của tổ chức và cá nhân được Hội đồng đề nghị trúng tuyển.
e) Trình tự làm việc của Hội đồng được Thư ký khoa học ghi thành Biên bản.
3. Lưu giữ Hồ sơ gốc
Khi kết thúc quá trình tuyển chọn, xét chọn, thư ký hành chính có trách nhiệm nộp bộ Hồ sơ gốc (kể cả Hồ sơ trúng tuyển và Hồ sơ không trúng tuyển) để lưu tại Phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN.
Điều 15. Phê duyệt kết quả tuyển chọn, xét chọn
1. Sở KH&CN tổng hợp kết quả đánh giá của Hội đồng và có ý kiến nhận xét cụ thể đối với Hồ sơ được đề nghị trúng tuyển của từng đề tài, dự án (đồng ý hoặc không đồng ý, nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý) và phê duyệt.
2. Trong trường hợp cần thiết, Sở KH&CN có thể tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và năng lực tài chính của tổ chức được đề nghị trúng tuyển trước khi phê duyệt.
3. Kết quả tuyển chọn, xét chọn sau khi phê duyệt được Sở KH&CN thông báo đến các tổ chức, cá nhân trúng tuyển, cơ quan chủ quản và công bố trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, Báo Cao Bằng và trang tin điện tử của tỉnh Cao Bằng (http:// www.caobang.gov.vn).
4. Tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện Hồ sơ trúng tuyển theo kết luận của Hội đồng trước khi thẩm định nội dung và kinh phí để Sở KH&CN phê duyệt và bố trí kế hoạch thực hiện.
XỬ LÝ VI PHẠM TRONG TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN
Điều 16. Xử lý vi phạm trong tuyển chọn, xét chọn
1. Cán bộ công chức, viên chức (kể cả cán bộ hợp đồng), vi phạm các quy định về tuyển chọn, xét chọn sẽ bị xử lý theo các quy định của Pháp lệnh công chức, viên chức và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn, xét chọn kê khai thông tin không trung thực trong Hồ sơ làm sai lệch kết quả đánh giá thì kết quả tuyển chọn, xét chọn bị huỷ bỏ và bị xử lý theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thành viên đánh giá thiếu khách quan, công bằng, trung thực; vi phạm nguyên tắc giữ bí mật của thông tin thì không được mời tham gia các Hội đồng KH&CN và bị xử lý theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan đến việc tuyển chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tuyển chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án.
3. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Giao cho Sở KH&CN lập các biểu mẫu, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở KH&CN để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi./.