ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2908/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 07
tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYÊT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ
SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ NĂM 2021
CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Quyết
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số
3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 4/9/2015 Phê duyệt văn kiện Chương trình Mở rộng quy mô
vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới
(WB); số 3102/QĐ-BNN-HTQT ngày 21/7/2016 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số
3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 4/9/2015;
Căn cứ Văn bản số 2767/BNN-TCTL ngày 13/5/2021 của Bộ Nông
nghiệp và
Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư các công trình cấp
nước nông thôn thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn
dựa trên kết quả vay vốn WB của tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ các Quyết
định của UBND tỉnh: số 479/QĐ-UBND ngày 9/03/2017 về
việc Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước
sạch nông thôn dựa trên kết quả tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020; số 1133/QĐ-UBND
ngày 23/5/2019 điều chỉnh Quyết định sổ 479/QĐ-UBND ngày 9/3/2017; số
826/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà
nước (nguồn vốn ngân sách Trung ương) năm 2021 cho các công trình, dự
án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; số
886/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 giao chi tiết và bổ sung kế hoạch đầu tư công năm
2021 tỉnh Lâm Đồng nguồn ngân sách địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 291/TTr-SNN
ngày 24/11/2021, Văn bản 2240/SNN-KH ngày
01/12/2021.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ
sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (Chương trình) năm 2021.
Điều
2. Giao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở: Y tế, Giáo dục
và Đào tạo; các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt
và Bảo Lộc triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà nước và của
Chương trình.
Điều
3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ
TỊCH
Phạm
S
|
KẾ
HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT
QUẢ NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 2908/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh)
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung:
Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường; tăng cường tiếp cận bền vững nước sạch và vệ sinh môi trường
trên địa bàn nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
2. Mục tiêu cụ thể năm 2021:
2.1. Về cấp nước: Đấu nối nước
sạch cho 6.170 hộ gia đình nông thôn.
2.2. Về vệ sinh:
a) Duy trì bền vững 11 xã
đã đạt vệ sinh toàn xã sau 2 năm;
b) Đầu tư xây mới, sửa
chữa công trình cấp nước và nhà vệ sinh cho các trạm y tế xã để duy trì tính
bền vững của của các xã trong giai đoạn 2016-2020 và kéo dài đến 2022;
2.3. Về truyền thông, tăng cường năng
lực:
a) Người dân vùng dự án
được truyền thông nâng cao nhận thức trong sử dụng nước sạch.
b) Phấn đấu trên 70% hộ
dân tại xã “Vệ sinh toàn xã” được tuyên truyền, vận động, cung cấp kiến thức vệ
sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch; cung cấp thông tin về các loại
nhà tiêu cải thiện, cũng như cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng quy cách.
c) Đảm bảo 100% giáo viên
và học sinh các trường mầm non và tiểu học tại xã “Vệ sinh toàn xã” được cung
cấp kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách, rửa
tay với xà phòng và nước sạch.
d) Người dân, giáo viên và
học sinh tại các xã thực hiện Chương trình được cung cấp thông tin về tầm quan
trọng và các nội dung vệ sinh và nước sạch nông thôn.
II. Nội dung thực
hiện
1.
Duy trì tính bền vững vệ sinh toàn xã:
- Duy trì triển khai xây
dựng xã vệ sinh toàn xã và đã được công nhận, tiếp tục triển khai đảm bảo các
quy định của xã vệ sinh toàn xã bền vững theo quy định của Chương trình:
- Tổ chức các hoạt động
truyền thông về kiến thức sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy
cách, rửa tay với xà phòng và nước sạch trên phương tiện thông tin đại chúng
cho người dân tại các xã, truyền thông cho giáo viên và học sinh trong nhà
trường đối với các xã đã đạt vệ sinh toàn xã.
- 100% các trạm y tế và
trường học đảm bảo các công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn
bền vững; các điểm rửa tay với xà phòng, sản phẩm thay thế và nước sạch hoạt
động tốt (Chi tiết xem Phục lục số I kèm theo).
2.
Thực hiện Hợp phần 1 (Cấp nước nông thôn): Đầu tư
mới, sửa chữa nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước và vệ sinh trường học
trên địa bàn nông thôn, gồm:
- Tiểu hợp phần 1: xây
mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và thực
hiện đấu nối cấp nước sạch cho 6.170 hộ gia đình nông thôn (Chi tiết xem
Phục lục số II kèm theo).
- Tiểu hợp phần 2: đã thi
công hoàn thành 86 công trình xây mơi/cải tạo nhà vệ sinh trong năm 2020 và
thanh toán cho nhà thầu trong năm 2021 (Chi tiết xem Phụ lục số III kèm
theo).
3.
Thực hiện Hợp phần 2-Vệ sinh nông thôn:
Tiểu hợp phần 2: đầu tư
xây mới, sửa chữa các công trình cấp nước và vệ sinh Trạm Y tế. (Chi tiết
xem Phụ lục số V kèm theo)
4. Hợp
phần 3-Nâng cao năng lực truyền thông, giám sát đánh giá:
-Tập huấn tăng cường năng lực cho cán
bộ thực hiện và lãnh đạo Chính quyền, đoàn thể triển khai Chương trình.
- Tổ chức truyền thông, BBC về nước
sạch và vệ sinh trong Trường học, Trạm Y tế và người dân vùng cấp nước nông
thôn nhằm làm thay đổi hành vi vệ sinh và nâng cao nhân thức về sử dụng nước
sinh hoạt cho người dân nông thôn.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
II. Kinh
phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình năm
2021: 47.858 triệu
đồng,
trong đó:
1. Phân bổ theo nguồn vốn:
a) Vốn vay ngân hàng thế giới (nguồn vốn đầu
tư): 45.098 triệu
đồng, trong
đó: ODA
cấp phát 40.725 triệu đồng, ODA vay lại 4.373 triệu đồng (theo Quyết
định số 1768/QĐ-UBND ngày
09/7/2021 về việc
phân khai chi tiết nguồn vốn thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh nước sạch nông
thôn dựa trên kết quả năm 2021).
b) Vốn đối ứng của tỉnh: 2.760 triệu
đồng trong đó:
- Vốn đối ứng nguồn đầu tư: 2.000 triệu đồng (nguồn
vốn thực hiện theo Quyết định số định số 826/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà
nước năm 2021)
- Vốn đối ứng sự nghiệp: 760 triệu đồng (theo
Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 về việc phân khai chi tiết nguồn vốn
đối ứng sự nghiệp để thực hiện chương trình năm 2021).
2. Phân bổ theo hạng mục:
a) Hợp phần 1, Cấp nước nông thôn: 46.477
triệu đồng, bao gồm:
- Tiểu hợp phần 1-Cấp nước cho cộng
đồng dân cư: 41.357 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn ODA cấp phát: 34.984 triệu
đồng, ODA vay lại: 4.373 triệu đồng) nguồn vốn đối ứng địa phương 2.000 triệu
đồng.
- Tiểu hợp phần 2-Cấp nước và vệ sinh
cho trường học: 5.120 triệu đồng.
b) Hợp phần 2, Vệ sinh nông thôn: 621
triệu đồng: Tiểu hợp phần 2 - Cấp nước và vệ sinh cho trạm Y Tế: 621 triệu
đồng.
c) Hợp phần 3, Nâng cao năng lực
truyền thông, giám sát đánh giá: 760 triệu đồng, bao gồm:
- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: 200 triệu đồng.
- Ngành Y tế: 350 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo: 210 triệu
đồng.
(Chi
tiết tại Phụ lục VI, VII đính kèm)
V. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa
phương có liên quan tổ chức thực hiện Chương trình; thực hiện Tiểu hợp phần 1
thuộc Hợp phần 1 và các hoạt động có liên quan Hợp phần 3; theo dõi, tổng hợp,
định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh tình
hình và kết quả thực hiện.
2. Sở Y tế chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện Hợp phần 2 và các hoạt động có liên
quan Hợp phần 3.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện
Tiểu hợp phần 2 thuộc Hợp phần 1 và các hoạt động có liên quan Hợp phần 3.
4. Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư cấp kinh phí để thực hiện dự án và hướng dẫn các sở, ngành, đơn
vị quản lý, sử dụng thanh, quyết toán theo quy định.
5. Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo các phòng, cơ quan, đơn vị trực
thuộc và chính quyền cấp xã phối hợp với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai
thực hiện kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch này./.