ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
290/2006/QĐ-UBND
|
Phan
Rang-Tháp Chàm, ngày 13 tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
CHỈ ĐẠO BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Điện lực ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị
định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Quyết
định số 3974/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Theo kết quả
thẩm định văn bản tại Báo cáo số 585/BC-STP ngày 20/9/2006 của Sở Tư pháp và
theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 418/TTr-SCN ngày
26/9/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này là Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp.
Điều 2. Ban Chỉ
đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm huớng dẫn và tổ
chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
12/2000/QĐ-UBND ngày 22/02/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, các thành viên Ban Chỉ đạo và thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên
quan, căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO BẢO VỆ AN TOÀN
CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TỈNH NINH THUẬN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 290/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2006
của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Ban
Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo
106) được thành lập theo Quyết định số 3974/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận là tổ chức giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
triển khai thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp tại địa phương theo đúng nội dung Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005
của Chính phủ.
Điều 2. Ban
Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo việc
triển khai thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa
bàn tỉnh.
2. Tổ chức thực
hiện Quy chế công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh
theo đúng nội dung quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của
Chính phủ.
3. Tổ chức
tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân các quy định về an toàn điện
cũng như bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại địa phương.
4. Chỉ đạo và
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ về công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp của các đơn vị liên quan. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công
nghiệp xử lý các trường hợp khó khăn phức tạp. Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện
các quyết định xử lý vi phạm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp và định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện
công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cho Ủy ban nhân dân tỉnh và
Bộ Công nghiệp.
Điều 3. Cơ
quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại Sở Công nghiệp. Trưởng Ban Chỉ đạo sử
dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo sử
dụng con dấu của Sở Công nghiệp để giao dịch và hoạt động.
Điều 4. Các
thành viên Ban Chỉ đạo là ủy viên có trách nhiệm bố trí thời gian tham dự đầy đủ
các phiên họp của Ban Chỉ đạo, trường hợp bận công tác khác có thể cử cấp phó
hoặc đại diện cơ quan đi thay để tham dự các phiên họp, nhưng phải chịu trách
nhiệm hoàn thành nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 5. Trưởng
Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ tiến
độ và kết quả hoạt động của Ban, phân công cụ thể các thành viên trong Ban Chỉ
đạo thực hiện những nhiệm vụ được giao bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương và theo đúng quy định của Nhà nước. Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập và
chủ tọa các phiên họp thường kỳ 6 tháng một lần và các phiên họp bất thường để
giải quyết các trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trưởng
ban có thể ủy quyền cho Phó trưởng ban thường trực chủ tọa các phiên họp.
Điều 6. Phó trưởng ban thường trực có trách nhiệm
giúp Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức các
phiên họp của Ban chỉ đạo; nội dung các phiên họp do Sở Công nghiệp (cơ quan
thường trực của Ban chỉ đạo) chuẩn bị chương trình và báo cáo bằng văn bản cho
các thành viên gửi kèm theo giấy mời họp.
2. Xây dựng
chương trình công tác thường kỳ của Ban Chỉ đạo; định kỳ 6 tháng hoặc một năm
thường trực của Ban Chỉ đạo và các thành viên liên quan kiểm tra thực tế các
trường hợp vi phạm điển hình (nếu có) để đưa ra biện pháp xử lý triệt để và đề
ra phương án xử lý các trường hợp khác.
3. Đôn đốc kiểm
tra việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp trên địa bàn tỉnh và đề xuất với Ban Chỉ đạo hướng xử lý các trường
hợp khó khăn phức tạp; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ về công tác bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp của các đơn vị liên quan.
4. Lập dự trù
kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền các quy định về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp và kinh phí phục vụ cho triển khai thực hiện nhiệm vụ
hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Chuẩn bị nội
dung báo cáo sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp thông qua Ban Chỉ đạo để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét tổ chức.
6. Lập báo cáo
kết quả triển khai thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công nghiệp theo định kỳ.
Điều 7. Lãnh đạo
Điện lực Ninh Thuận, Công ty Truyền tải điện 3; Trưởng truyền tải điện Ninh Thuận
- Cam Ranh, Truyền tải điện Cao nguyên tùy theo phạm vi lưới điện do đơn vị
mình quản lý có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
1. Phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chức năng liên quan và Chính quyền các phường, xã, thị trấn
có lưới điện cao áp đi qua, tổ chức hướng dẫn quán triệt nội dung Nghị định số
106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Bố trí kinh
phí thích hợp để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về an toàn điện bằng nhiều
hình thức như: vẽ tranh, hình thành các cụm panô tuyên truyền trực quan tại các
khu vực đông dân cư; in ấn và cấp phát các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp cho nhân dân địa phương có lưới điện cao áp đi
qua.
3. Thường xuyên
kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật, đại tu lưới điện và khắc phục kịp thời các sự cố
hoặc các nguy cơ có khả năng đe dọa đến tình trạng vận hành an toàn của lưới điện
do đơn vị mình quản lý.
4. Tổ chức kiểm
tra và lập biên bản đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ an toàn
công trình lưới điện cao áp, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý theo quy
định của pháp luật.
5. Định kỳ 6
tháng, năm lập báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình
lưới điện cao áp do đơn vị mình quản lý gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo để tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công nghiệp.
Điều 8. Các cơ
quan thành viên khác của Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Công an tỉnh
phối hợp với ngành điện và chính quyền địa phương triển khai công tác kiểm tra
tình hình vận hành an toàn lưới điện cao áp, điều tra các trường hợp sự cố lưới
điện, tai nạn về điện và đề nghị xử lý theo pháp luật đối với các trường hợp vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, phá hoại, trộm cắp tài sản
ngành điện; có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp cố tình không
thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Tài chính
giúp Ban Chỉ đạo về giải pháp cân đối các nguồn vốn và bố trí kinh phí thích hợp
phục vụ cho công tác tuyên truyền về an toàn điện và kinh phí phục vụ cho triển
khai thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp; bảo đảm việc sử dụng nguồn thu do xử phạt vi phạm có hiệu quả,
đúng chế độ.
3. Sở Xây dựng
phối hợp với ngành điện và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra xử lý các
trường hợp xây cất, cơi nới nhà ở và các công trình xây dựng khác nằm trong
hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; kiểm tra giám sát việc cấp
giấy phép xây dựng đảm bảo không vi phạm đến các quy định về bảo vệ an toàn
công trình lưới điện cao áp.
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp với ngành điện và chính quyền địa phương trong việc
quản lý, sử dụng đất để thi công xây dựng các công trình điện và giải toả các
công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; phối
hợp với chủ đầu tư các dự án điện, chính quyền địa phương các cấp trong việc lập
và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt
hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an
toàn công trình điện.
5. Sở Giao
thông vận tải phối hợp với ngành điện trong việc kiểm tra xử lý các trường hợp
đường dây điện cao áp giao chéo hoặc song song với đường giao thông không đảm bảo
an toàn theo quy định và khắc phục, di dời lưới điện vi phạm hành lang đường bộ.
Điều 9. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm: tổ chức hội nghị quán triệt nội
dung Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp đến các cán bộ, công chức và mọi gia đình công dân; tạo
ý thức cảnh giác cao đảm bảo an toàn trong sử dụng điện và bảo vệ tốt lưới điện
cao áp trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với ngành điện và các cơ quan chức năng
liên quan thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại địa phương quản lý; chủ
trì, phối hợp với chủ đầu tư các dự án điện lập và thực hiện kế hoạch giải
phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản;
bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn công trình điện.
Điều 10. Định
kỳ 6 tháng, một năm Ban Chỉ đạo tổ chức họp đánh giá các mặt hoạt động của Ban
chỉ đạo, kết quả thực hiện chương trình, phối hợp tháo gỡ những khó khăn, có giải
pháp huy động lực lượng triển khai thực hiện và giải quyết những yêu cầu cần
thiết để bảo đảm thực hiện có hiệu quả theo phương án đã được duyệt. Những vấn
đề vượt quá quyền hạn của Ban Chỉ đạo phải kịp thời báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 11. Quy
chế này được áp dụng thực hiện cho công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp tại tỉnh Ninh Thuận.
Điều 12. Trên
cơ sở Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ và các quy định
tại Quy chế này, Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có
liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện.
Điều 13. Trong
quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp tỉnh tổng hợp ý kiến, đề xuất nội dung cần bổ sung, sửa
đổi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.