Quyết định 29/QĐ-UBND năm 2017 Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 29/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/01/2017
Ngày có hiệu lực 16/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Văn Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHÈO ĐA CHIỀU TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cNghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

Căn cQuyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy Kon Tum về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 87/2016/NQ-HĐNĐ ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum thông qua Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 68/TTr-SLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Lao động-TBXH (B/cáo);
- Thường trực Tỉnh
y (B/cáo);
- Thường trực HĐNĐ tỉnh (B/c
áo);
-
y ban MTTQVN tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch - Các Đ/c PCT UBND tỉnh;
- CVP
- các PVP UBND tỉnh;
- Các
tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh;
- Lưu VT, KGVX2

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn
Văn Hòa

 

ĐỀ ÁN

GIẢM NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh Kon Tum)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các ngun lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị-xã hội, cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã có nhng chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, các công trình kết cấu hạ tầng cơ bản được đầu tư xây dựng đồng bộ; mức độ tiếp cận của hộ nghèo với các dịch vụ xã hội được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng c, đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo chuyn biến rõ nét. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao(1) so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao(2). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm còn cao. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn có mt bất cập; đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa một bộ phận người nghèo thường bị tình trạng đói giáp hạt. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa thật hiệu quả. Năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu...

Việc xây dựng Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 (viết tắt là Đán giảm nghèo đa chiều) được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn tỉnh nhm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là giữ vng n định kinh tế vĩ mô, kim soát lạm phát, đi đôi với tốc độ tăng trưng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển tinh thần của người dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3-4%/năm là thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO

[...]