Quyết định 29/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý phương tiện thủy hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 29/2020/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/11/2020
Ngày có hiệu lực 04/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2020/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN THỦY HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong đường lĩnh vực thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải về quản lý hoạt động hàng hải;

Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy; Thông tư số 03/2013/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy;

Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định việc áp dụng quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển;

Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới;

Căn cứ Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 9369/TTr-SGTVT-GTT ngày 06 tháng 8 năm 2020, Công văn số 11633/SGTVT-QLĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 3203/STP-VB ngày 07 tháng 7 năm 2020.

[...]