UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
29/2009/QĐ-UBND
|
Phủ
Lý, ngày 02 tháng 10 năm 2009
|
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Xuân Lộc
|
QUY ĐỊNH
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH HÀ NAM
(Kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh)
Cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đi
xuất khẩu lao động với lãi suất ưu đãi để giúp các hộ nghèo thoát nghèo, các hộ
cận nghèo xóa nghèo bền vững.
2. Nguồn hình thành:
a) Hàng năm trích tối thiểu 1 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh
để bổ sung vào Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Nam.
b) Quỹ Xoá đói giảm nghèo tiếp nhận sự đóng góp tự
nguyện và ủng hộ của các cá nhân, cơ quan đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội,
các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước.
3. Nội dung sử dụng Quỹ:
- 95% nguồn vốn của Quỹ để cho vay.
- 5% nguồn vốn của Quỹ để chi phí cho công tác quản
lý, điều hành Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ A. NGUỒN VỐN
DÙNG ĐỂ CHO VAY (95%):
1. Đối tượng được vay:
a) Hộ nghèo thiếu vốn để phát triển sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
b) Các tổ chức, cá nhân có Dự án thu hút được nhiều
lao động nghèo để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
c) Lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đi xuất khẩu
lao động.
2. Điều kiện được vay:
a) Là hộ nghèo theo chuẩn của Nhà nước công bố từng thời
kỳ.
b) Các tổ chức, cá nhân có Dự án đầu tư sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thu hút được 50% lao động nghèo trở lên tham gia vào Dự án.
c) Lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có hợp đồng
xuất khẩu lao động.
3. Mức cho vay:
a) Một hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; một lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có hợp đồng đi
xuất khẩu lao động được vay tối đa không quá 20.000.000 đồng.
b) Mức vay của một Dự án tối đa không quá 500.000.000
đồng.
4. Thời hạn cho vay:
Căn cứ nội dung, mục đích vay vốn, chu kỳ sản xuất
kinh doanh để xác định thời gian cụ thể nhưng tối đa không quá 3 năm (36
tháng). Trường hợp xem xét cho vay hoặc thu hồi vốn đã cho vay được thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của
Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
5. Lập Dự án:
a) Đối tượng hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập Dự án, được Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố xác nhận và đề nghị.
b) Các tổ chức, cá nhân thu hút lao động nghèo để sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, có nhu cầu vay vốn, lập Dự án có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn và được Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố nơi thực
hiện Dự án xác nhận và đề nghị.
6. Hồ sơ, thủ tục xin vay:
a) Dự án do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm
chủ Dự án gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo.
- Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện xoá
đói giảm nghèo.
b) Dự án do các tổ chức, cá nhân thu hút lao động
nghèo vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo.
- Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu sử dụng
vốn vay có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Danh sách hộ nghèo, lao động nghèo (có xác nhận của
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
c) Lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có hợp đồng
đi xuất khẩu lao động có nhu cầu vay vốn làm đơn xin vay có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.
7. Quy trình xét duyệt cho vay:
a) Đối với các Dự án xin vay vốn, Sở Lao động Thương
binh và Xã hội tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách
xã hội tỉnh tổ chức thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho vay.
b) Lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đi xuất
khẩu lao động có nhu cầu vay vốn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào
đơn xin vay quyết định cho vay.
c) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn
đối tượng vay làm thủ tục để cho vay và thu hồi vốn theo quy định hiện hành.
8. Xử lý các Dự án nợ quá hạn:
Các Dự án nợ quá hạn, các Dự án bị gặp rủi ro bất khả
kháng, việc xử lý vận dụng theo quy định tại Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04
tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi
ro của Ngân hàng Chính sách xã hội.
9. Phân bổ lãi suất:
Lãi suất cho vay thực hiện phân bổ theo hướng dẫn tại
Công văn số 1170/UBND-VX ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về sử
dụng nguồn vốn địa phương cho vay hỗ trợ việc làm.
B. NGUỒN VỐN DÙNG ĐỂ CHI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ
VÀ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH (5%)
1. Mục đích sử dụng:
a) Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo quy trình
hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
b) Quản lý, điều hành Dự án vay vốn ở các cấp.
c) Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa
đói giảm nghèo các cấp.
d) Quản lý và điều hành Chương trình Xóa đói giảm
nghèo của tỉnh.
2. Xây dựng Kế hoạch sử dụng và quản lý kinh phí:
Hàng năm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng Kế
hoạch sử dụng nguồn vốn dùng để chi phí cho công tác quản lý Quỹ và điều hành
Chương trình Xóa đói giảm nghèo của tỉnh, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
C. THANH QUYẾT TOÁN
1. Đối với nguồn vốn cho vay:
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phối hợp với
Sở Lao động Thương binh và Xã hội hàng quý, hàng năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
2. Nguồn quản lý Quỹ:
a) Hàng năm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu
trách nhiệm quyết toán kinh phí với Sở Tài chính theo các nội dung đã được Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Hồ sơ, báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định
hiện hành của Luật Ngân sách.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan:
nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân tỉnh trích bổ sung Quỹ Xoá đói giảm nghèo
hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, quyết toán sử dụng phần kinh phí quản lý Quỹ và
điều hành Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, phối hợp với
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức kiểm tra, thẩm định Dự án
vay vốn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; chủ trì phối hợp với
các cơ quan có liên quan, giải quyết các Dự án nợ quá hạn, báo cáo Uỷ ban nhân
dân tỉnh xem xét, xử lý; xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí quản lý Quỹ và điều
hành Chương trình Xóa đói giảm nghèo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Lập Kế hoạch Quỹ Xóa đói giảm nghèo hàng năm từ ngân
sách tỉnh; tham gia kiểm tra, giám sát, nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, điều
hành lồng ghép các Chương trình với Quỹ Xóa đói giảm nghèo.
4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định,
kiểm tra các Dự án vay vốn; chủ trì tổ chức giải ngân và thu hồi vốn vay khi đến
hạn, giải quyết các Dự án bị gặp rủi ro bất khả kháng, các Dự án nợ quá hạn.
5. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan:
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Quy định này.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng nguồn vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh
Hà Nam báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.