Quyết định 29/2005/QĐ-UB phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2005 đến 2007 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 29/2005/QĐ-UB
Ngày ban hành 11/03/2005
Ngày có hiệu lực 26/03/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Nguyễn Minh Quang
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2005/QĐ-UB

Lai Châu, ngày 11 tháng 03 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN 2007

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2003;

- Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;

- Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ -TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010;

- Theo đề nghị của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2005 đến 2007.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT tỉnh ủy, HĐND, UBND;
- Các thành viên HĐPHPBGDPL tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Như điều 3;
- Lưu VP.

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Quang

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2005-2007
(Ban hành kèm theo Quyết đnh 29/2005/QĐ-UB ngày 11 tháng 3 năm 2005 tnh Lai Châu)

Để tiếp tục thực 04-CT/TU ngày 25 tháng 3 năm 2004 của Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu v/v tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đồng thời để nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo bước phát triển mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con người Việt Nam, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước và trong toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội... theo tinh thần Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003-2007, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước ta, UBND tỉnh Lai Châu xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2005-2007 như sau:

A. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhằm phổ biến kịp thời và có hiệu quả những nội dung của các văn bản pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân ở các khu dân cư, thôn bản, hộ gia đình;

- Tạo bước phát triển mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp, trở thành thói quen không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của mỗi cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật của nhân dân góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

II. YÊU CẦU

1- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và rộng khắp, nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phải phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng, từng khu vực địa bàn.

2- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, kết hợp lồng ghép có hiệu quả nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghquần chúng, các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thi tìm hiểu, giáo dục kiến thức pháp luật trong nhà trường, gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với việc triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và địa phương...

3- Chọn điểm chỉ đạo và đối tượng ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh với nội dung phù hợp.

4- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, cán bộ và nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh. Coi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân.

B. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

[...]