Quyết định 2865/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 2865/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/10/2016
Ngày có hiệu lực 12/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2865/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
(Lĩnh vực Lâm nghiệp)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1871/SNN-TCCB ngày 29/9/2016; của Sở Tư pháp tại Văn bản số 676/STP-KSTT ngày 26/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 48 (bốn mươi tám) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh (có danh mục thủ tục hành chính và nội dung cụ thể kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 (có danh mục thủ tục hành chính thay thế, bãi bỏ kèm theo).

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Nội vụ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NL.
Gửi: + Bản điện tử:
Các TP không nhận bản giấy;
+ Bản giấy: Các TP còn lại.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

A. Danh mục thủ tục hành chính được công bố mới, sửa đổi, bổ sung

TT

Tên thủ tục hành chính

Trang

1

Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập.

5-6

2

Cho phép trồng Cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức.

7

3

Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ chuyển sang trồng Cao su của tổ chức.

8

4

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức.

9-11

5

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm của chủ rừng là tổ chức.

12-14

6

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của các chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh.

15-17

7

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của các tổ chức.

18-20

8

Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề đối với chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách).

21-23

9

Thẩm định Phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức.

24-25

10

Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức.

26-27

11

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã (trừ các loài thủy sinh) quy định tại Phụ lục II, III của CITES.

28-31

12

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

32-35

13

Cấp phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

36-40

14

Cấp phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

41-44

15

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý.

45-46

16

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

47-48

17

Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

49-50

18

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

51-52

19

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

53-54

20

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thộc địa phương quản lý.

55-56

21

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

57-58

22

Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý).

59

23

Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

60

24

Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.

61-62

25

Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con.

63-64

26

Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

65-69

27

Thẩm định và phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải Lâm nghiệp.

70-73

28

Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng).

74-78

29

Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý.

79-82

30

Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý).

83-86

31

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn).

87-91

32

Miễn giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh).

92-96

33

Thẩm định và phê duyệt phương án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

97-98

34

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi Gấu.

99-100

35

Giao nộp Gấu cho nhà nước.

101-103

36

Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

104

37

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán Bảo vệ rừng, Chăm sóc rừng, Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

105-106

38

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán trồng rừng, chăm sóc rừng năm thứ nhất rừng phòng hộ, đặc dụng.

107

39

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán đường băng trắng cản lửa.

108

40

Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường.

109-110

41

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới).

111-113

42

Cấp đổi Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

114-116

43

Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

117-119

44

Đóng dấu búa Kiểm lâm.

120

45

Cấp giấy phép vận chuyển Gấu.

121-123

46

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với: lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến; lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; động vật rừng được gây nuôi trong nước; bộ phận dẫn xuất của chúng.

124

47

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu; cây xử lý tịch thu.

125-126

48

Thẩm định và phê duyệt Phương án bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ.

127

B. Danh mục thủ tục hành chính bị thay thế, bãi bỏ

TT

Tên thủ tục hành chính

Quyết định công bố

1

Cấp phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 25/6/2015

2

Cấp phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

nt

3

Cấp đổi Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

nt

4

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu; cây xử lý tịch thu.

nt

5

Đăng ký nuôi bổ sung loài động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

nt

6

Cấp Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới).

nt

7

Cấp giấy phép di chuyển Gấu nuôi đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử.

nt

8

Đóng dấu búa Kiểm lâm.

nt

9

Cấp Sổ theo dõi gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường.

nt

10

Xác nhận nguồn gốc gỗ, lâm sản khác ngoài gỗ đã được khai thác.

nt

11

Cấp Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.

nt

12

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu đã gắn chíp điện tử.

nt

13

Cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.

nt

14

Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

nt

15

Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con.

nt

16

Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.

nt

17

Cấp phép khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng do thanh lý rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, khai thác tận dụng trong chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su.

nt

18

Huỷ bỏ chứng chỉ công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp.

nt

19

Thẩm định và phê duyệt chuyển rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su đối với chủ đầu tư trồng cao su là tổ chức.

nt

20

Thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp.

nt

21

Thẩm định và phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải Lâm nghiệp.

nt

22

Thẩm định và phê duyệt thiết kế khai thác nhựa thông.

nt

23

Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên trong khai thác chính (gỗ nằm trên đường vận xuất, vận chuyển, lán trại…).

nt

24

Thẩm định và phê duyệt thiết kế tận thu gỗ nằm các loại trong rừng tự nhiên.

nt

25

Thẩm định và phê duyệt thiết kế tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng rừng trồng.

nt

26

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán Bảo vệ rừng, Chăm sóc rừng, Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

nt

27

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng, chăm sóc năm thứ nhất rừng phòng hộ, đặc dụng.

nt

28

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán đường băng trắng cản lửa.

nt

29

Thẩm định và phê duyệt Phương án giao khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định 135/CP.

nt

30

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tre, nứa.

nt

31

Thẩm định và phê duyệt Phương án bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ.

nt

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN