Quyết định 2852/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 2852/QĐ-BTC
Ngày ban hành 29/12/2022
Ngày có hiệu lực 29/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Thành Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2852/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2023

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/07/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/07/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc Kế hoạch này, các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi lĩnh vực quản lý được giao có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đánh giá thi hành theo quy định chung của pháp luật.

Vụ Pháp chế theo dõi, tổng hợp chung kết quả thực hiện của đơn vị và xây dựng Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật gửi Bộ Tư pháp trước ngày 10/12/2023.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Bộ (để b/cáo);
- Lưu: VT, PC (03b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2023 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số: 2852/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài chính)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Xem xét đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2. Yêu cầu: Việc thực hiện theo dõi thi hành pháp luật phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện trên 03 phương diện theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP) và hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Thông tư số 14/2014/TT-BTP, bao gồm: (i) tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; (ii) tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật và (iii) tình hình tuân thủ pháp luật.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Kết quả thực hiện: Các hoạt động phổ biến, tập huấn được thực hiện.

2. Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Kết quả thực hiện: Văn bản hướng dẫn, đôn đốc; hoạt động kiểm tra được ban hành (nếu có).

3. Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trọng tâm liên ngành theo kế hoạch của Bộ Tư pháp.

[...]