BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 281/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 2 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN ODA VÀ VỐN
VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày
23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý tài chính đối với các chương
trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi
nước ngoài của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và
Tài chính đối ngoại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính về quy trình xét duyệt đề nghị
rút vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài thuộc lĩnh vực tài chính đối ngoại, gồm
01 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế thủ tục hành chính đã được
công bố tại Quyết định số 1901/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 của Bộ Tài chính (Phụ lục
kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục
trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn
phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
-
Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm soát TTHC;
- Như Điều 3;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu VT, QLN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ
TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 281 /QĐ-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
TT
|
TÊN THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
|
Cơ quan thực
hiện
|
Nội dung sửa
đổi, bổ sung, thay thế
|
Ghi chú
|
A
|
Lĩnh vực
Tài chính đối ngoại
|
|
|
|
1
|
Quy trình xét duyệt
đề nghị rút vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (B-BTC-044292-TT)
|
Bộ Tài
chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại)
|
Sửa đổi tên
thủ tục hành chính; Thay đổi căn cứ pháp lý
|
Sửa đổi, thay thế
Thủ tục hành chính số thứ tự 5, Mục M, Phần I. Lĩnh vực Tài chính đối ngoại –
Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1901/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 của Bộ
Tài chính
|
Thông tin chi
tiết kèm theo thủ tục hành chính được công bố
Tên thủ tục:
Quy trình xét duyệt đề nghị rút vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài trong lĩnh
vực tài chính đối ngoại
1.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp
nhận hồ sơ
Cục Quản lý nợ
và Tài chính đối ngoại tiếp nhận hồ sơ đề nghị rút vốn của chủ dự án.
Bước 2: Kiểm
tra hồ sơ
Cục Quản lý nợ
và Tài chính đối ngoại kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, nếu đầy đủ sẽ
thực hiện bước ký duyệt đơn rút vốn.
Bước 3: Duyệt
đơn rút vốn
Bộ Tài chính
(Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại) ký duyệt đơn đề nghị rút vốn để gửi nhà
tài trợ và nhà tài trợ sẽ thực hiện giải ngân.
2.
Cách thức thực hiện: Thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính.
3.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ rút
vốn lần đầu: gửi 01 bộ cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại),
bao gồm:
- Thỏa thuận tài trợ được ký giữa Chính phủ Việt
Nam với nhà tài trợ (bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ dự án). Hồ sơ này chỉ gửi cho
cơ quan kiểm soát chi);
- Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
và/hoặc Văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm Quyết định đầu tư dự
án của cấp có thẩm quyền (bản sao); Quyết định phê duyệt tổng dự toán (nếu có);
- Hợp đồng giữa
chủ dự án và nhà thầu và các tài liệu đi kèm hợp đồng liên quan đến điều kiện
thanh toán, trừ các bản vẽ, các tài liệu về thiết kế, kỹ thuật (bản sao); đối với
hợp đồng chỉ ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt phần
các quy định về thanh toán của hợp đồng, có chữ ký và đóng dấu của chủ dự án;
- Các thỏa
thuận, thư hoặc văn bản "ý kiến không phản đối" (no objection) của nhà
tài trợ; thỏa thuận với nhà thầu về thực hiện dự án (danh mục chi phí hợp lệ, hợp
đồng; bảo lãnh thực hiện hợp đồng); dự toán được duyệt đối với từng hạng mục,
gói thầu, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu
và các công việc thực hiện không qua hợp đồng) và tài liệu dự án liên quan khác
(nếu có);
- Kế hoạch vốn
hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thỏa thuận
cho vay lại ký giữa chủ dự án và Cơ quan cho vay lại (nếu có).
b) Hồ sơ rút vốn
từng lần: gửi 01 bộ cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại),
bao gồm:
- Công văn đề
nghị rút vốn
- Đơn đề nghị
rút vốn
- Các bản sao
kê theo mẫu của từng nhà tài trợ
- Văn bản xác
nhận của cơ quan kiểm soát chi (không áp dụng đối với thanh toán theo hình thức
thư cam kết/ cam kết đặc biệt)
- Các chứng từ
khác tùy thuộc vào từng hình thức rút vốn:
+ Hóa đơn/Đề
nghị thanh toán của nhà thầu/nhà cung cấp (đối với hình thức thanh toán trực tiếp)
+ Giấy đề nghị
thanh toán có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi đối với kỳ thanh toán trước đó
(đối với lần thanh toán cuối cùng theo hình thức thanh toán chuyển tiền của
JICA)
+ Bản sao L/C
đã mở (đối với hình thức thư cam kết)
+ Chứng từ
chuyển tiền chứng minh khoản thanh toán đã được thực hiện cho nhà thầu/người hưởng
lợi và/hoặc Bảng kê xác nhận đã nhận được vốn thanh toán của nhà thầu/người hưởng
lợi (đối với hình thức hoàn vốn/hồi tố)
+ Kế hoạch
chi tiêu từ tài khoản tạm ứng chi tiết cho giai đoạn 3 tháng tới; Sao kê rút vốn
do chủ dự án lập thể hiện rõ từng khoản chi từ tài khoản tạm ứng, chi tiết ngày
thanh toán, số tiền nguyên tệ, số tiền quy đổi ra VND, tỷ giá áp dụng, nội dung
thanh toán, đối tượng thụ hưởng; Sao kê tài khoản tạm ứng của ngân hàng phục vụ
(đối với hình thức bổ sung tài khoản tạm ứng)
4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
5.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
6.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm
quyền quyết định: Bộ Tài chính
b) Cơ quan
hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Quản lý nợ và Tài
chính đối ngoại
c) Cơ quan trực tiếp
thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
d) Cơ quan
phối hợp (nếu có):
7.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn rút vốn được ký gửi nhà tài trợ để thực
hiện giải ngân, thanh toán (Đơn rút vốn theo mẫu của từng nhà tài trợ)
8.
Phí, lệ phí:
9.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn rút vốn gửi nhà tài trợ. (Theo
mẫu riêng của từng nhà tài trợ khác nhau. Do có nhiều nhà tài trợ nên không thể
liệt kê hết).
10.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
11.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày
17/6/2009;
- Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của
Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
- Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của
Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
- Nghị định số
38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
- Thông tư
số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý
tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.
12.
Mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không