Quyết định 278/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 278/2005/QĐ-TTg
Ngày ban hành 02/11/2005
Ngày có hiệu lực 22/11/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 278/2005/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (tờ trình số 58/TTr-BXD ngày 21 tháng 9 năm 2005) và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (tờ trình số 24/TTr-XDCB ngày 05 tháng 10 năm 2005 và công văn số 1140 ngày 21 tháng 10 năm 2005) về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu 18.707 ha bao gồm 17.707 ha diện tích đất tự nhiên hiện nay của thành phố và 1.000 ha phía Bắc sông Cầu thuộc xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ; ranh giới nghiên cứu được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ;

- Phía Nam giáp thị xã Sông Công;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ;

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;

Phạm vi lập quy hoạch: 6.080,23 ha gồm đất nội thành hiện có và 1.000 ha phía Bắc sông Cầu thuộc xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ.

2. Tính chất:

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

3. Quy mô dân số

- Đến năm 2010: dân số toàn thành phố khoảng 480.000 người, trong đó nội thành 350.000 người, ngoại thành 130.000 người.

- Đến năm 2020: dân số toàn thành phố khoảng 600.000 người, trong đó nội thành 450.000 người, ngoại thành 150.000 người

4. Quy mô đất xây dựng

- Đến năm 2010: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 5.372 ha, bình quân 160 m2/ng, trong đó đất dân dụng khoảng 4.070 ha, bình quân 123 m2/ng.

- Đến năm 2020: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 6.850 ha, bình quân 157 m2/ng, trong đó đất dân dụng khoảng 5.070 ha, bình quân 118 m2/ng.

5. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị

- Phía Bắc: xây dựng khu công nghiệp tập trung để di chuyển một số nhà máy xí nghiệp nằm rải rác trong nội thành.

- Phía Tây: xây dựng khu công viên cây xanh thể dục thể thao cấp vùng tới hết phường Thịnh Đán.

- Phía Đông: phát triển sang xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm chủ yếu khai thác cảnh quan, hạn chế xây dựng tập trung để đảm bảo thoát lũ sông Cầu; khai thác cảnh quan hai bên sông Cầu, đoạn từ cầu Quán Triều đến bến Oánh.

- Phía Nam: phát triển đến hết xã Lương Sơn, xây dựng các khu ở mới kết hợp cải tạo các khu ở hiện trạng, dành quỹ đất phía Đông xã Lương Sơn giáp sông Cầu để xây dựng khu du lịch sinh thái.

b) Phân khu chức năng

- Các khu dân cư: gồm khu dân cư phía Bắc và khu dân cư phía Nam thành phố:

[...]