Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2757/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 2757/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/09/2009
Ngày có hiệu lực 19/09/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Quyền dân sự

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2757/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 09 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Công chứng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở T­ư pháp tại văn bản số 2518/STP-TCCB ngày 19 tháng 8 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư­ pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư; Cục trư­ởng Cục Thuế tỉnh, Thủ trư­ởng các ngành liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp; (để b/c)
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh; (để b/c)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh uỷ;
- Như điều 3; (thực hiện)
- V1, NC;
- Lưu: VT, TH1.
40 bản, QĐ 302

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH




Vũ Đức Đam

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2757/QĐ-UBND ngày 09/9/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

PHẦN I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

I. Đặc điểm tình hình sự cần thiết cầu thực tế xây dựng án thành lập Văn Phòng công chứng

Tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý khu vực Đông bắc của Tổ quốc, nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ cửa ngõ ra biển Đông, diện tích rộng, chiều dài khoảng 300 km, địa hình miền núi, trung du, ven biển; có hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa, có cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và hai cửa khẩu quốc gia Hoành Mô và Bắc Phong Sinh, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản than..., là điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động thương mại, du lịch, công nghiệp khai thác chế biến than và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh bắc bộ đến năm 2020, trong đó tỉnh Quảng Ninh được xác định là hạt nhân cầu nối với các tỉnh thành trong khu vực và nước bạn Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi, để Quảng Ninh có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Với dân số khoảng 1,1 triệu ng­ười, nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, th­ương mại, kinh tế...trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Điều đó tất yếu dẫn đến nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của các tổ chức, công dân trên địa bàn của tỉnh ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê, từ năm 2004 đến nay, trung bình l­ượng việc công chứng năm sau cao hơn năm tr­ước từ 15% đến 20%. Đặc biệt năm 2007, số lượng hợp đồng, giao dịch về bất động sản tại Quảng Ninh tăng 33% so với năm 2006. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng yêu cầu công chứng, tính đa dạng, phức tạp và yếu tố mới trong các hợp đồng, giao dịch cũng phát sinh nhiều với các địa phương, nên áp lực đối với hoạt động công chứng càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà n­ước cũng nh­ư tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên phải có sự đầu t­ư nhiều và sâu hơn cho hoạt động này.

Bên cạnh đó, từ giữa năm 2007, việc thực hiện quy định về xóa địa hạt công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản của Luật Công chứng tại tỉnh trong thời gian qua cho thấy có sự thay đổi về phân bổ nhu cầu công chứng. Yêu cầu công chứng có xu h­ướng tập trung nhiều vào các khu vực đông dân, có nhiều tổ chức kinh doanh các ngành nghề nh­ư tài chính - ngân hàng, bất động sản, luật s­ư... (tại các trung tâm thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả) và những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao (như­ khu vực thành phố Móng Cái...). Tình hình này đặt ra cho cơ quan quản lý Nhà n­ước các yêu cầu mới trong công tác quản lý và định h­ướng hoạt động công chứng, bảo đảm đáp ứng đ­ược yêu cầu công chứng của các khu vực có yêu cầu cao, như­ng đồng thời có sự quan tâm phù hợp đến phục vụ ng­ười dân và phát triển hoạt động công chứng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện các quy định pháp luật, thực hiện chủ tr­ương xã hội hóa hoạt động công chứng nói riêng và các hoạt động tư pháp nói chung theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến l­ược Cải cách t­ư pháp đến năm 2020, đồng thời nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu công chứng trên phạm vi của tỉnh phù hợp với Luật công chứng và các văn bản pháp luật hiện hành, đáp ứng đ­ược yêu cầu công chứng đối với các tổ chức, cá nhân, nhằm phục vụ hiệu quả cho tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh, giữ vững an ninh chính trị trật tự và an toàn xã hội, Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng là căn cứ pháp lý để tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Đề án xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc và định h­ướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, phải quy định về lộ trình và mạng lưới với những b­ước đi, những giải pháp khả thi, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

II. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề án

1. Luật Công chứng đ­uợc Quốc hội n­ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Điểm a khoản 5 Điều 11 Luật Công chứng quy định Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương thực hiện việc quản lý nhà n­ước về công chứng tại địa ph­ương và có các nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa ph­ương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân.

2. Khoản 1 và 4 Điều 2 Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng quy định: Sở Tư­ pháp xây dựng Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa ph­ương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương phê duyệt.

PHẦN II

[...]