Quyết định 264/QĐ-VNNIC năm 2013 hướng dẫn việc đăng ký và quản lý sử dụng địa chỉ IP/ số hiệu mạng tại Việt Nam do Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam ban hành
Số hiệu | 264/QĐ-VNNIC |
Ngày ban hành | 05/09/2013 |
Ngày có hiệu lực | 05/09/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Trung tâm Internet Việt Nam |
Người ký | Trần Minh Tân |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
BỘ
THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 264/QĐ-VNNIC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IP/ SỐ HIỆU MẠNG TẠI VIỆT NAM
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BTTTT ngày 05/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Internet Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý tài nguyên Internet,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định hướng dẫn việc đăng ký và quản lý sử dụng địa chỉ IP/ số hiệu mạng tại Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 196/QĐ-VNNIC ngày 06/08/2010 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam.
Điều 3. Trưởng phòng Quản lý tài nguyên Internet, Trưởng phòng Kế toán Tài chính, Trưởng Đài DNS, Trưởng phòng Kỹ thuật Tin học, Trưởng Chi nhánh Trung tâm Internet Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng các đơn vị trực thuộc Trung tâm Internet Việt Nam và các Thành viên địa chỉ của Trung tâm Internet Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
GIÁM ĐỐC |
HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IP/SỐ HIỆU MẠNG TẠI
VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VNNIC ngày 05 tháng 09 năm 2013 của
Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh và hướng dẫn toàn bộ các tổ chức có nhu cầu xin địa chỉ IP và thành viên địa chỉ của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trong việc thực hiện các hoạt động đăng ký và quản lý, sử dụng tài nguyên địa chỉ IP/số hiệu mạng tại Việt Nam.
2. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng tài nguyên địa chỉ IP/số hiệu mạng tại Việt Nam ngoài sự điều chỉnh của quy định này còn phải tuân thủ các chính sách chung quốc tế và khu vực về quản lý và sử dụng địa chỉ IP, quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. IANA (Internet Assigned Numbers Authority): Là tổ chức quản lý tài nguyên địa chỉ IP (v4, v6) / số hiệu mạng cấp cao nhất (cấp toàn cầu), thực hiện việc phân phối tài nguyên cho các tổ chức quản lý cấp vùng (RIR).
2. RIR (Regional Internet Registry): Là tổ chức quản lý tài nguyên cấp khu vực. Các tổ chức dạng này nhận vùng tài nguyên được phân phối từ IANA và thực hiện phân phối lại trong phạm vi khu vực mình quản lý. Hiện tại có 05 RIR trên toàn cầu.
3. APNIC (Asia Pacific Network Information Center): Là tổ chức nắm giữ, quản lý và chịu trách nhiệm phân phối tài nguyên địa chỉ IP (v4, v6) / số hiệu mạng cho các Quốc gia và tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
4. NIR (National Internet Registry): Là tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp Quốc gia. NIR có trách nhiệm tiếp nhận, tiền xử lý các yêu cầu xin cấp tài nguyên của các tổ chức trong phạm vi lãnh thổ mình quản lý và chuyển tiếp lên tổ chức quản lý cấp cao hơn (cấp vùng) để nhận được tài nguyên theo yêu cầu. Ở Việt Nam, VNNIC là NIR.
5. Thành viên địa chỉ (sau đây gọi tắt là "thành viên"): Là các tổ chức đã được cấp và đang duy trì sử dụng địa chỉ IP (v4, v6) trực tiếp từ VNNIC.
6. Địa chỉ IPv4: Là thế hệ địa chỉ Internet được sử dụng từ khi mạng Internet ra đời. IPv4 được thiết kế có chiều dài 32 bit và có thể cung cấp khoảng 4 tỉ địa chỉ.
BỘ
THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 264/QĐ-VNNIC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IP/ SỐ HIỆU MẠNG TẠI VIỆT NAM
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BTTTT ngày 05/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Internet Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý tài nguyên Internet,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định hướng dẫn việc đăng ký và quản lý sử dụng địa chỉ IP/ số hiệu mạng tại Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 196/QĐ-VNNIC ngày 06/08/2010 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam.
Điều 3. Trưởng phòng Quản lý tài nguyên Internet, Trưởng phòng Kế toán Tài chính, Trưởng Đài DNS, Trưởng phòng Kỹ thuật Tin học, Trưởng Chi nhánh Trung tâm Internet Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng các đơn vị trực thuộc Trung tâm Internet Việt Nam và các Thành viên địa chỉ của Trung tâm Internet Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
GIÁM ĐỐC |
HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IP/SỐ HIỆU MẠNG TẠI
VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VNNIC ngày 05 tháng 09 năm 2013 của
Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh và hướng dẫn toàn bộ các tổ chức có nhu cầu xin địa chỉ IP và thành viên địa chỉ của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trong việc thực hiện các hoạt động đăng ký và quản lý, sử dụng tài nguyên địa chỉ IP/số hiệu mạng tại Việt Nam.
2. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng tài nguyên địa chỉ IP/số hiệu mạng tại Việt Nam ngoài sự điều chỉnh của quy định này còn phải tuân thủ các chính sách chung quốc tế và khu vực về quản lý và sử dụng địa chỉ IP, quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. IANA (Internet Assigned Numbers Authority): Là tổ chức quản lý tài nguyên địa chỉ IP (v4, v6) / số hiệu mạng cấp cao nhất (cấp toàn cầu), thực hiện việc phân phối tài nguyên cho các tổ chức quản lý cấp vùng (RIR).
2. RIR (Regional Internet Registry): Là tổ chức quản lý tài nguyên cấp khu vực. Các tổ chức dạng này nhận vùng tài nguyên được phân phối từ IANA và thực hiện phân phối lại trong phạm vi khu vực mình quản lý. Hiện tại có 05 RIR trên toàn cầu.
3. APNIC (Asia Pacific Network Information Center): Là tổ chức nắm giữ, quản lý và chịu trách nhiệm phân phối tài nguyên địa chỉ IP (v4, v6) / số hiệu mạng cho các Quốc gia và tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
4. NIR (National Internet Registry): Là tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp Quốc gia. NIR có trách nhiệm tiếp nhận, tiền xử lý các yêu cầu xin cấp tài nguyên của các tổ chức trong phạm vi lãnh thổ mình quản lý và chuyển tiếp lên tổ chức quản lý cấp cao hơn (cấp vùng) để nhận được tài nguyên theo yêu cầu. Ở Việt Nam, VNNIC là NIR.
5. Thành viên địa chỉ (sau đây gọi tắt là "thành viên"): Là các tổ chức đã được cấp và đang duy trì sử dụng địa chỉ IP (v4, v6) trực tiếp từ VNNIC.
6. Địa chỉ IPv4: Là thế hệ địa chỉ Internet được sử dụng từ khi mạng Internet ra đời. IPv4 được thiết kế có chiều dài 32 bit và có thể cung cấp khoảng 4 tỉ địa chỉ.
7. Địa chỉ IPv6: Là phiên bản địa chỉ Internet mới với chiều dài 128 bít, được sử dụng thay thế cho nguồn tài nguyên IPv4 sắp cạn kiệt để phục vụ cho hoạt động Internet toàn cầu.
8. Khối /8 IPv4 cuối cùng: Là kết quả của một chính sách ứng xử trong giai đoạn cạn kiệt IPv4. Các tổ chức quản lý tài nguyên trên toàn cầu đã thống nhất khi nguồn tài nguyên IPv4 của toàn cầu còn lại 05 khối /8 (mỗi khối /8 gồm 16.777.216 địa chỉ IPv4) thì IANA sẽ phân phối đều cho 5 RIR, mỗi RIR 01 khối /8 cuối cùng. Các RIR có toàn quyền ứng xử đối với khối /8 cuối cùng của mình.
9. Giai đoạn cạn kiệt IPv4: Là giai đoạn các tổ chức quản lý địa chỉ hết nguồn tài nguyên IPv4 để cấp phát theo nhu cầu thông thường và chuyển sang chính sách cấp phát hạn chế từ khối /8 cuối cùng. Giai đoạn cạn kiệt địa chỉ của APNIC diễn ra từ ngày 15/04/2011. Kể từ thời điểm đó, mỗi tổ chức trong khu vực APNIC chỉ được xét cấp phát mới duy nhất 01 khối /22 (1024 địa chỉ IPv4) từ khối /8 cuối cùng do APNIC quản lý.
10. Số hiệu mạng (ASN): Là số được dùng trong các thủ tục định tuyến động trên mạng Internet. Được thể hiện là một số nguyên có giá trị từ 0 đến 4.294.967.295 dùng để định danh một mạng máy tính tham gia vào các hoạt động định tuyến chung trên Internet.
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH VIÊN ĐỊA CHỈ
Điều 3. Công nhận thành viên địa chỉ
Tổ chức đã được VNNIC trực tiếp cấp phát địa chỉ IP thì mặc định được công nhận là thành viên địa chỉ và phải tuân thủ các quy định về thành viên địa chỉ của VNNIC.
Điều 4. Chấm dứt quyền thành viên địa chỉ
1. Quyền thành viên địa chỉ tự động bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Thành viên tự nguyện trả lại toàn bộ lượng địa chỉ IP đang duy trì sử dụng.
- Thành viên bỏ không thực hiện gia hạn sử dụng đối với toàn bộ lượng địa chỉ IP (v4, v6) đã được cấp.
2. Khi quyền thành viên địa chỉ bị chấm dứt, toàn bộ địa chỉ Internet (IPv4, IPv6) và số hiệu mạng ASN đã cấp cho thành viên sẽ bị thu hồi. Tổ chức sẽ không còn được công nhận là thành viên địa chỉ của VNNIC.
Điều 5. Mức sử dụng địa chỉ IP
1. Có 10 mức sử dụng địa chỉ IP theo quy định biểu mức phí cấp và quản lý địa chỉ Internet tại Quyết định số 28/2005/QĐ-BTC ngày 13/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Mức sử dụng địa chỉ IP của một thành viên địa chỉ được xác định là mức cao nhất khi áp các vùng địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6 được cấp phát của thành viên vào biểu mức phí do Bộ Tài chính ban hành.
3. Một thành viên có thể duy trì đồng thời nhiều mức sử dụng địa chỉ IP độc lập với nhau trong trường hợp lượng địa chỉ IP được cấp vượt khung biểu mức phí do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 6. Đăng ký và cập nhật thông tin của thành viên
1. Trong hồ sơ xin cấp địa chỉ IP lần đầu, thành viên có trách nhiệm đăng ký với VNNIC địa chỉ, thông tin liên hệ của thành viên, đồng thời đăng ký thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm chính của thành viên theo đúng mẫu Quy định.
2. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi về tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, thông tin về người chịu trách nhiệm chính, tổ chức đã được công nhận là thành viên phải thông báo bằng văn bản để VNNIC cập nhật. Trong trường hợp thay đổi tên tổ chức, cần cung cấp hồ sơ hợp lệ chứng minh sự thay đổi.
3. Thành viên tự chịu trách nhiệm nếu không cập nhật các thông tin liên hệ dẫn đến không nhận được các thông báo, giấy báo thu phí… của VNNIC khiến tài nguyên địa chỉ, số hiệu mạng đã được cấp bị thu hồi do không gia hạn sử dụng kịp thời.
Điều 7. Công cụ quản lý tài nguyên trực tuyến dành cho thành viên
1. VNNIC cung cấp công cụ quản lý tài nguyên địa chỉ IP trực tuyến dành cho thành viên tại địa chỉ http://ipmember.vnnic.vn. Các thành viên có mức sử dụng địa chỉ IP từ mức 5 trở lên bắt buộc phải đăng ký tài khoản sử dụng hệ thống để có thể tự cập nhật thông tin sử dụng tài nguyên vào cơ sở dữ liệu của VNNIC. Các thành viên khác có thể tùy chọn đăng ký sử dụng hoặc không.
2. Cách thức đăng ký tài khoản sử dụng hệ thống quản lý tài nguyên địa chỉ IP trực tuyến dành cho thành viên địa chỉ được công bố tại Website của VNNIC http://www.vnnic.vn/diachiip, mục “Công cụ quản trị dành cho thành viên ”.
HƯỚNG DẪN VIỆC XIN CẤP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IPV4
Điều 8. Điều kiện để một tổ chức được cấp phát địa chỉ IPv4 lần đầu
Tổ chức xin cấp địa chỉ IPv4 lần đầu phải thỏa mãn một trong hai điều kiện sau đây:
- Tổ chức được cấp giấy phép ISP, đang sử dụng tối thiểu /24 IPv4 từ nhà cung cấp dịch vụ cấp trên hoặc có kế hoạch sử dụng hết /23 trong vòng 1 năm. Trong trường hợp này, lượng địa chỉ tối thiểu xin cấp phải là /22 địa chỉ IPv4.
- Tổ chức không có giấy phép ISP nhưng có nhu cầu triển khai một mạng độc lập kết nối đa hướng ra Internet. Trong trường hợp này, lượng địa chỉ tối thiểu xin cấp phải là /24 địa chỉ IPv4.
Điều 9. Quy trình xin cấp địa chỉ IPv4 lần đầu
Bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức chưa là thành viên địa chỉ nộp hồ sơ xin cấp IPv4 đến VNNIC. Mẫu hồ sơ theo quy định của VNNIC, công bố tại Website http://www.vnnic.vn/diachiip.
- Bước 2: VNNIC thẩm định hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, VNNIC có thể yêu cầu tổ chức đang nộp hồ sơ xin cấp IPv4 bổ sung hồ sơ hoặc cung cấp thêm thông tin trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
- Bước 3: VNNIC gửi giấy báo thu phí trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ được thẩm định là hợp lệ để tổ chức xin địa chỉ hoàn tất việc nộp phí.
- Bước 4: Tổ chức xin địa chỉ nộp phí.
- Bước 5: VNNIC công bố kết quả cấp phát địa chỉ IPv4 cho tổ chức xin địa chỉ đi kèm với tài khoản thành viên của tổ chức thông qua quyết định hành chính. Tổ chức được cấp địa chỉ chính thức trở thành thành viên địa chỉ của VNNIC.
- Trong giai đoạn cạn kiệt IPv4, việc xin cấp mới IPv4 từ APNIC áp dụng theo chính sách cấp phát hạn chế của APNIC. Nguồn tài nguyên IPv4 chính thức để cấp phát cho các thành viên địa chỉ là từ khối /8 cuối cùng của APNIC (103/8). Mỗi thành viên chỉ được xét cấp phát mới 01 lần duy nhất với số lượng tối đa không quá 01 khối /22 (1024 địa chỉ IPv4) từ khối địa chỉ nói trên.
- Tổ chức xin cấp địa chỉ IPv4 lần đầu được mặc định lấy từ nguồn khối địa chỉ 103/8 của APNIC.
- Trong trường hợp Việt Nam còn có các nguồn địa chỉ khác (thông qua thu hồi hoặc trả lại từ các thành viên địa chỉ), VNNIC sẽ niêm yết thông tin công khai trên website http://www.diachiip.vn để các thành viên có thể nộp hồ sơ đăng ký theo đúng các quy định tại Điều 11 và Điều 12 dưới đây.
Điều 11. Nguyên tắc cấp phát lại các vùng địa chỉ IPv4 được trả lại hoặc thu hồi
Việc thu hồi, tái cấp phát các vùng địa chỉ IPv4 tại Việt Nam không phụ thuộc vào chính sách cấp phát hạn chế giai đoạn cuối của APNIC.
Các vùng địa chỉ còn trống do thu hồi hoặc trả lại từ các thành viên địa chỉ tại Việt Nam được cấp phát lại cho các doanh nghiệp, tổ chức thực sự có nhu cầu sử dụng theo các nguyên tắc sau:
- Đến trước, cấp trước.
- Chưa có địa chỉ sử dụng hoặc phải chứng minh được hiệu quả sử dụng địa chỉ đã cấp đạt mức cao. Đối với các thành viên đã được cấp địa chỉ thì thành viên chỉ được nộp đơn xin cấp thêm địa chỉ IPv4 sau khi giải trình sử dụng hết ít nhất 80% các vùng địa chỉ IPv4 đã được cấp trước đó.
- Thuyết minh mức độ cần thiết và khả năng sử dụng ngay vùng địa chỉ xin cấp.
- Tuân thủ các quy định quản lý và mức phí hiện hành.
Điều 12. Quy trình thu hồi, tái cấp phát địa chỉ IPv4
Bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thu hồi vùng địa chỉ. Một vùng địa chỉ IPv4 sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thành viên chủ động trả lại thông qua đơn xin trả lại địa chỉ.
- Thành viên không nộp phí gia hạn sử dụng vùng địa chỉ khi đến hạn.
- Thành viên được cấp địa chỉ quá thời hạn 6 tháng không đưa vào sử dụng trên mạng mà không có lý do chính đáng.
Bước 2: VNNIC niêm yết thông tin về vùng địa chỉ còn trống trên Website của VNNIC và tiếp nhận hồ sơ. Mẫu hồ sơ theo quy định của VNNIC, công bố tại Website http://www.diachiip.vn.
Bước 3: Xử lý lựa chọn hồ sơ xin cấp theo nguyên tắc ưu tiên hồ sơ đến sớm nhất. Nếu hồ sơ có thứ tự ưu tiên đầu không đạt yêu cầu sẽ xét đến hồ sơ có thứ tự ưu tiên kế tiếp. Khi một hồ sơ đã được chấp nhận thì việc xác định mức thành viên mới và thông báo nộp phí (nếu có) áp dụng theo đúng quy trình xin cấp thêm vùng địa chỉ IPv4 quy định tại điều 13 dưới đây.
Bước 4: Ra quyết định cấp phát lại và thông báo trên Website về kết quả đợt mở cấp phát lại địa chỉ với các nội dung sau:
- Danh sách hồ sơ nhận được, ngày nhận và thứ tự ưu tiên.
- Kết quả xử lý cấp phát cuối cùng.
Điều 13. Quy trình xin cấp thêm vùng địa chỉ IPv4
Bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Thành viên nộp hồ sơ xin cấp IPv4 đến VNNIC. Mẫu hồ sơ theo quy định của VNNIC, công bố tại Website http://www.vnnic.vn/diachiip.
- Bước 2: VNNIC thẩm định hồ sơ và liên lạc yêu cầu thành viên bổ sung thông tin (nếu cần) trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
- Bước 3: Trường hợp thành viên đã được cấp địa chỉ xin thêm địa chỉ IPv4 , yêu cầu xin thêm địa chỉ của thành viên làm tăng mức sử dụng địa chỉ, VNNIC xác định mức sử dụng địa chỉ mới của thành viên và gửi giấy báo thu phí trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi thành viên nộp đủ hồ sơ hợp lệ để thành viên hoàn tất việc nộp phí.
- Bước 4: Nộp phí.
- Bước 5: VNNIC công bố kết quả cấp phát địa chỉ IPv4 cho thành viên thông qua quyết định hành chính.
Điều 14. Xử lý thu phí cho các nhu cầu xin cấp thêm vùng địa chỉ gây tăng mức sử dụng
Nếu nhu cầu xin cấp thêm địa chỉ IP của thành viên mà làm tổng lượng địa chỉ đăng ký vượt qua mức sử dụng thành viên đang có nhưng chưa vượt khung mức 10 theo quy định trong biểu phí, việc xác lập mức sử dụng mới và ngày hết hạn duy trì sử dụng địa chỉ của thành viên để làm sở cứ tính phí được thực hiện như sau:
1. Nếu thời điểm thành viên nộp hồ sơ xin cấp thêm địa chỉ rơi vào khoảng thời gian trước từ 1 đến 30 ngày so với thời điểm hết hạn duy trì mức sử dụng địa chỉ đã có thì mức sử dụng mới sẽ được xác định trên cơ sở cộng gộp tổng lượng địa chỉ đã được đăng ký sử dụng bởi thành viên (gồm lượng địa chỉ cũ thành viên đã được cấp cộng với số địa chỉ xin cấp thêm). Việc thu phí sẽ được tiến hành trên cơ sở tổng lượng địa chỉ thành viên sử dụng sau khi được cấp thêm (bao gồm phí tăng thêm khi thay đổi mức sử dụng và phí duy trì hàng năm của mức sử dụng mới). Ngày hết hạn sử dụng của toàn bộ các vùng địa chỉ được xác lập là ngày trong Quyết định cấp phát vùng địa chỉ mới theo yêu cầu của thành viên.
2. Nếu thời điểm thành viên nộp hồ sơ xin cấp thêm địa chỉ rơi vào khoảng thời gian sau từ 1 đến 30 ngày kể từ thời điểm hết hạn duy trì mức sử dụng địa chỉ đã có thì mức sử dụng mới sẽ được xác định trên cơ sở gộp tổng lượng địa chỉ đã đăng ký sử dụng bởi thành viên (gồm lượng địa chỉ cũ thành viên đã được cấp cộng với số địa chỉ xin cấp thêm). Việc thu phí sẽ được tiến hành trên cơ sở tổng lượng địa chỉ thành viên sử dụng sau khi được cấp thêm nhưng được khấu trừ khoản phí duy trì sử dụng mà thành viên đã nộp cho mức sử dụng cũ. Ngày hết hạn sử dụng của toàn bộ các vùng địa chỉ được xác lập là ngày hết hạn của vùng địa chỉ cũ trước khi thành viên xin thêm địa chỉ.
3. Nếu thời điểm thành viên nộp hồ sơ xin cấp thêm địa chỉ khác các trường hợp 1 và 2 nêu trên, thành viên sẽ phải nộp ngay phí duy trì hàng năm và phí tăng thêm khi thay đổi mức sử dụng theo mức mới được xác định trên cơ sở tổng lượng địa chỉ thành viên đã có cộng với số địa chỉ được cấp thêm của đợt xin thêm địa chỉ (không có khấu trừ phí duy trì đã nộp cho mức sử dụng cũ). Ngày hết hạn sử dụng địa chỉ được xác lập là ngày trong Quyết định cấp phát vùng địa chỉ mới theo yêu cầu của thành viên.
Trong biểu phí, lệ phí hiện tại, mức sử dụng địa chỉ được xác định từ mức 1 đến mức 10. Mức cao nhất (mức 10) tương đương với 01 (một) /13 địa chỉ IPv4. Nếu yêu cầu xin cấp mới địa chỉ làm tổng lượng IPv4 thành viên duy trì sử dụng lớn hơn /13, mức sử dụng địa chỉ và ngày hết hạn sử dụng được tính như sau:
- Nếu số lượng địa chỉ được cấp mới bằng một số nguyên lần /13 (n x /13): thành viên phải nộp phí để được cấp và duy trì thêm n mức sử dụng 10 trong biểu phí, lệ phí với ngày hết hạn sử dụng địa chỉ hằng năm là ngày được cấp vùng địa chỉ mới. Lượng địa chỉ thành viên đã được cấp trước đó vẫn được duy trì một cách độc lập ở mức sử dụng cũ và ngày hết hạn vốn có.
- Nếu số lượng địa chỉ được cấp mới khác một số nguyên lần /13 thì phần nguyên lần /13 (n x /13) sẽ phải được duy trì tách riêng (n mức sử dụng 10 tương ứng). Phần địa chỉ còn lại của đợt xin cấp mới sau khi trừ phần số nguyên lần /13 sẽ được cộng gộp với lượng địa chỉ cũ nhỏ hơn /13 thành viên đang duy trì. Nếu số lượng địa chỉ sau khi cộng gộp vẫn lớn hơn /13, thành viên phải duy trì thêm 01 mức sử dụng 10 nữa. Số lượng địa chỉ còn lại cuối cùng được tham chiếu thành 01 mức sử dụng tương ứng trong biểu phí để duy trì. Toàn bộ các mức sử dụng đã đề cập trên đây đều có ngày hết hạn là ngày cấp của vùng địa chỉ mới. Các mức sử dụng 10 đã ổn định trước đó của thành viên được duy trì một cách độc lập với ngày hết hạn vốn có.
Điều 16. Thành viên Quản lý sử dụng vùng địa chỉ IPv4 được cấp
1. Quảng bá định tuyến:
1.1 Các thành viên có trách nhiệm định tuyến mọi vùng địa chỉ IPv4 được cấp bởi VNNIC và có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau trong việc khai báo định tuyến các vùng địa chỉ IPv4 này.
1.2 Việc khai báo định tuyến là do các thành viên địa chỉ tự thực hiện. VNNIC không có trách nhiệm định tuyến vùng địa chỉ IPv4 đã cấp cho thành viên cũng như không có trách nhiệm đảm bảo vùng địa chỉ IPv4 đã cấp được định tuyến trên toàn cầu.
2. Khai báo thông tin sử dụng:
Thành viên có trách nhiệm khai báo, cập nhật đầy đủ cho VNNIC thông tin sử dụng các vùng địa chỉ IPv4 lớn hơn /30 thuộc các vùng địa chỉ đã được cấp theo định kỳ hoặc bổ sung đột xuất khi có yêu cầu từ VNNIC.
3. Khai báo tên miền ngược:
3.1 VNNIC áp dụng chính sách khai báo tên miền ngược theo cơ chế chuyển giao theo lớp (tương ứng /24, /16) trực tiếp về máy chủ DNS của thành viên.
3.2 Thành viên có trách nhiệm hỗ trợ khai báo bản ghi ngược cho mọi khách hàng sử dụng địa chỉ IP thuộc phạm vi quản lý của mình.
3.3 Mọi vùng địa chỉ được cấp trước khi sử dụng trên mạng phải được thực hiện thủ tục khai báo chuyển giao tên miền ngược trên máy chủ DNS của thành viên. Thành viên có yêu cầu khai báo tên miền ngược có thể gửi email đến địa chỉ info@vnnic.net.vn hoặc khai báo qua mạng bằng tài khoản của thành viên.
4. Phối hợp xử lý các hiện tượng lạm dụng mạng khi nhận được phản ánh từ cộng đồng hoặc VNNIC:
Thành viên có trách nhiệm xác minh và xử lý ngay các địa chỉ IPv4 thuộc phạm vi quản lý của mình có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật như hacker, spam, phishing khi nhận được thông báo của VNNIC hoặc của các tổ chức khác.
5. Cấp phát lại cho cá nhân, tổ chức khác:
Chỉ các thành viên được cấp phép ISP mới được quyền cấp phát lại cho khách hàng hoặc tổ chức khác các vùng địa chỉ IPv4 đã được cấp từ VNNIC.
Điều 17. Nộp phí và xử lý thành viên chậm nộp phí duy trì vùng địa chỉ IPv4
1. Thành viên phải có trách nhiệm chủ động theo dõi ngày hết hạn sử dụng các vùng địa chỉ đã được cấp phát đảm bảo các vùng địa chỉ đều được nộp đầy đủ phí duy trì sử dụng trước khi hết hạn theo quy định tại khoản 5, Mục I Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và chịu trách nhiệm nếu không nộp phí duy trì trước hạn dẫn đến vùng địa chỉ đang sử dụng bị thu hồi.
2. Căn cứ mức thành viên, trước ngày hết hạn sử dụng 1 tháng VNNIC sẽ có thông báo nộp phí gửi đến thành viên qua địa chỉ liên lạc thành viên đã đăng ký. Trường hợp tổ chức có nhiều hơn một mức sử dụng phải duy trì với nhiều ngày hết hạn khác nhau, tổ chức có thể yêu cầu VNNIC gửi giấy báo gộp cho cả năm.
3. Quá thời gian gia hạn sử dụng, thành viên không nộp phí duy trì, vùng địa chỉ đã cấp cho thành viên sẽ bị thu hồi và không được phép hoạt động trên toàn bộ mạng Internet Việt Nam. Nếu vẫn còn nhu cầu sử dụng tài nguyên địa chỉ, thành viên phải thực hiện lại thủ tục xin cấp địa chỉ theo đúng quy trình xin cấp mới. VNNIC không đảm bảo cấp lại cho thành viên đúng các vùng địa chỉ, số hiệu mạng đã bị thu hồi trước đó.
HƯỚNG DẪN VIỆC XIN CẤP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IPV6
Điều 18. Điều kiện để một tổ chức được cấp địa chỉ IPv6 lần đầu
Tổ chức xin cấp địa chỉ IPv6 lần đầu phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Tổ chức đã được cấp địa chỉ IPv4 từ VNNIC.
- Tổ chức chưa được cấp địa chỉ IPv4 nhưng đã được cấp giấy phép ISP đồng thời có kế hoạch triển khai dịch vụ và cấp phát lại các vùng địa chỉ IPv6 cho các tổ chức khác trong vòng 02 năm.
Điều 19. Quy trình xin cấp địa chỉ IPv6 lần đầu
Quy trình xin cấp địa chỉ IPv6 lần đầu được áp dụng như quy trình xin cấp địa chỉ IPv4 lần đầu, quy định tại Điều 9 của bản Quy định này.
Điều 20. Phí và lệ phí xin cấp địa chỉ IPv6
1. Trường hợp 1: Thành viên đã được cấp địa chỉ IPv4, lượng địa chỉ IPv6 xin cấp nằm trong phạm vi được cấp miễn phí đi kèm IPv4.
Thành viên không phải nộp bất cứ khoản phí nào.
2. Trường hợp 2: Thành viên đã được cấp địa chỉ IPv4, lượng địa chỉ IPv6 đăng ký vượt phạm vi được cấp miễn phí đi kèm IPv4 hoặc thành viên chưa được cấp địa chỉ IPv4, chỉ đăng ký sử dụng địa chỉ IPv6.
Thành viên phải nộp phí sử dụng địa chỉ theo mức sử dụng tương ứng với lượng địa chỉ IPv6 có nhu cầu xin cấp.
1. Để thỏa mãn điều kiện xin cấp thêm IPv6, Thành viên phải báo cáo giải trình đã sử dụng hết số lượng /56 IPv6 trên mức ngưỡng theo quy định chung của các tổ chức Quốc tế tại địa chỉ http://www.apnic.net/policy/ipv6-address-policy#5.2
2. Quy trình xin cấp thêm IPv6 được áp dụng như quy trình xin cấp thêm IPv4 quy định tại Điều 11 của bản Quy định này.
Thành viên không có nhu cầu sử vùng địa chỉ IPv6 đã được cấp cần nộp đơn xin trả lại địa chỉ IPv6 theo mẫu trên Website VNNIC tại địa chỉ http://www.vnnic.vn/diachiip. Thành viên phải trả lại toàn bộ vùng địa chỉ IPv6 đã được cấp. VNNIC không chấp nhận yêu cầu trả lại một phần vùng địa chỉ IPv6.
HƯỚNG DẪN VIỆC XIN CẤP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG SỐ HIỆU MẠNG
Điều 23. Điều kiện để tổ chức được đăng ký số hiệu mạng
1. Số hiệu mạng chỉ được cấp phát cho thành viên đã và đang sử dụng tài nguyên địa chỉ IP (V4 hoặc V6) được VNNIC cấp phát và có kế hoạch sử dụng phương thức định tuyến BGP để kết nối mạng của mình với các mạng độc lập khác.
2. Một thành viên có thể được cấp nhiều hơn 1 số hiệu mạng nếu có giải trình thoả đáng.
Điều 24. Quy trình xin cấp số hiệu mạng
- Bước 1: Thành viên gửi đơn xin cấp số hiệu mạng (theo mẫu) qua email tới địa chỉ ip-hostmaster@vnnic.net.vn. Để không bị chặn lọc, email xin cấp số hiệu mạng phải thực hiện theo các quy định sau:
1. Được gửi từ địa chỉ email của đầu mối liên hệ mà thành viên đã đăng ký với VNNIC.
2. Có chủ đề theo định dạng: [tên tài khoản thành viên]: Yeu cau xin cap ASN (ví dụ: [VNPT-VN]: Yeu cau xin cap ASN).
3. File đính kèm duy nhất là đơn xin cấp số hiệu mạng dưới dạng văn bản word.
- Bước 2: VNNIC xác thực yêu cầu của thành viên.
- Bước 3: VNNIC thẩm định yêu cầu của thành viên.
- Bước 4: VNNIC thông báo số hiệu mạng cấp cho thành viên qua email.
Thành viên đã được cấp ASN có thể được xét cấp thêm số hiệu mạng nếu có nhu cầu và có giải trình hợp lý (thành viên vận hành một mạng mới định tuyến độc lập với mạng đang định tuyến bằng số ASN đã cấp - thể hiện trong sơ đồ mạng và chính sách định tuyến). Quy trình xin cấp thêm ASN thực hiện tương tự trường hợp đăng ký mới ASN.
Điều 26. Trả lại số hiệu mạng ASN
1. Khi không còn nhu cầu sử dụng, thành viên phải có đề nghị trả lại số hiệu mạng bằng văn bản gửi đến VNNIC.
2. Thành viên có trách nhiệm tự ngừng quảng bá định tuyến và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cấp trên ngừng quảng bá định tuyến cho số hiệu mạng có nhu cầu trả lại trước khi gửi yêu cầu tới VNNIC.
3. Mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có nghĩa vụ ngừng định tuyến các số hiệu mạng đã thu hồi khi nhận được quyết định thu hồi số hiệu mạng hoặc thông báo từ VNNIC
1. Các vùng tài nguyên đã cấp phát quá 6 tháng mà không được cập nhật thông tin sử dụng trong cơ sở dữ liệu thì được coi là chưa sử dụng và sẽ bị thu hồi nếu không có lý do chính đáng.
2. Các vi phạm đối với quy định này của từng thành viên sẽ được VNNIC thông báo bằng thư điện tử đến địa chỉ của những người đã được đăng ký làm đầu mối liên hệ của thành viên. Nếu thành viên vẫn tiếp tục vi phạm quy định, VNNIC sẽ thông báo bằng văn bản chính thức đến thành viên và công bố thông tin lên mailling list: nir-member@vnnic.net.vn cho tất cả các thành viên khác được biết.
3. Trong thời gian các vi phạm chưa được giải quyết hoặc thành viên chưa nộp phí duy trì sử dụng địa chỉ IP khi đến hạn, VNNIC sẽ ngừng xử lý mọi yêu cầu liên quan đến tài nguyên địa chỉ IP, số hiệu mạng của thành viên.
4. Trong quá trình xử lý yêu cầu xin cấp địa chỉ IP, số hiệu mạng, nếu tổ chức xin cấp không phản hồi kịp thời các thông tin VNNIC yêu cầu cung cấp hoặc không hoàn tất nộp phí theo đúng thời hạn thì hồ sơ xin cấp địa chỉ IP, số hiệu mạng của tổ chức được tự động hủy bỏ. Nếu vẫn có nhu cầu sử dụng tài nguyên, tổ chức phải thực hiện lại thủ tục xin cấp theo đúng quy trình xin mới.
1. Các thành viên địa chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng theo các điều khoản của Quy định này.
2. Phòng Quản lý tài nguyên Internet chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các thành viên địa chỉ thực hiện đúng theo bản Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các thành viên cần báo cáo kịp thời về Trung tâm Internet Việt Nam để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.