Quyết định 26/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 26/2006/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 27/06/2006
Ngày có hiệu lực 22/07/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Minh Hiển
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày 05 tháng 3 năm 2006;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:

1. Chương trình dạy tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở đang học tiếng Việt như một môn học trong hệ thống nhà trường của nước sở tại hoặc trong các lớp học do các hội đoàn Việt kiều tổ chức (sau đây gọi là Chương trình dành cho thanh, thiếu niên);

2. Chương trình dạy tiếng Việt dành cho những người có nhu cầu học tiếng Việt nhưng không có điều kiện học trong hệ thống các nhà trường hoặc lớp học nêu trên (sau đây gọi là Chương trình dành cho người lớn).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình ban hành kèm theo Quyết định này làm cơ sở cho việc biên soạn các tài liệu hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hiển

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

CHƯƠNG TRÌNH

DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài)

I. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình dạy tiếng Việt dành cho những người có nhu cầu học tiếng Việt nhưng không có điều kiện học trong hệ thống các nhà trường của nước sở tại hoặc lớp học do các hội đoàn Việt kiều tổ chức gọi là Chương trình dành cho người lớn hướng đến các đối tượng là người Việt (người lớn) ở nước ngoài, có nhu cầu học tiếng Việt để giao tiếp, sinh hoạt, buôn bán làm ăn hoặc chuẩn bị điều kiện để đi sâu nghiên cứu về Việt Nam.

Mục tiêu của Chương trình dành cho người lớn (sau đây gọi tắt là Chương trình):

1. Hình thành, phát triển các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Việt trong phạm vi gia đình, cộng đồng và công việc.

2. Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam nhằm củng cố tình cảm hướng về cội nguồn.

II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chú trọng phát triển các kỹ năng giao tiếp

a) Về nội dung, chương trình tổ chức các bài học theo tinh thần rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hệ thống chủ đề. Mỗi chủ đề gắn với một tình huống giao tiếp cụ thể để người học phát triển vốn từ và các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Mỗi loại bài luyện (luyện nghe, luyện nói, luyện đọc, luyện viết) đều nhằm phát triển những kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói, và giúp người học có kiến thức nhất định về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

b) Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được dạy thông qua những tình huống giao tiếp cụ thể.

2. Nhấn mạnh nguyên tắc tích hợp

a) Kết hợp giữa yêu cầu cung cấp kiến thức tiếng Việt với các kiến thức về văn hóa Việt Nam và thế giới; giữa việc cung cấp kiến thức với rèn luyện kỹ năng; giữa các nội dung rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với nhau. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống chủ đề học tập trong chương trình.

b) Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nội dung học tập, rèn luyện ở các giai đoạn học tập và các bài học khác nhau theo nguyên tắc đồng tâm, trong đó kiến thức và kỹ năng của giai đoạn sau, bài học sau có liên quan đến kiến thức và kỹ năng của giai đoạn trước, bài học trước nhưng cao hơn và sâu hơn.

[...]