Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2596/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020

Số hiệu 2596/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/08/2011
Ngày có hiệu lực 08/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Kim Cự
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2596 /QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 8 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1793/SNN ngày 26/5/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu chung:

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp, vùng chăn nuôi tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có quy trình chăn nuôi, thú y và bảo vệ môi trường chặt chẽ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, từng bước giảm dần chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ; nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phát triển ngành chăn nuôi lợn thành hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh cao, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015: 13,8%/năm, giai đoạn 2015 - 2020: 7,3%/năm; tổng đàn: Năm 2015 là 500 ngàn con và năm 2020 là 580 ngàn con (giai đoạn 2010 - 2015 tăng bình quân là 5,6%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 là 3,2%/năm); sản lượng thịt hơi xuất chuồng: năm 2015 đạt 71 ngàn tấn và năm 2020 đạt 89 ngàn tấn (giai đoạn 2010 - 2015 tăng bình quân là 10,7%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 là 5,1%/năm); tỷ lệ nạc trong thịt xẻ đến năm 2015 đạt 54% và đạt 56% vào năm 2020.

b) Cơ cấu và chất lượng đàn: Tăng tỷ lệ đàn nái trong tổng đàn lợn hiện nay từ 12% lên 16% vào năm 2015 (trong đó nái ngoại: 25%; nái lai: 45%) và ổn định từ 18% vào năm 2020 (trong đó nái ngoại: 30%; nái lai: 55%).

Số lượng lợn đực giống chiếm 1,5 - 1,6% tổng đàn nái.

c) Chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi: Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại công nghiệp hiện nay từ 12% lên 40% năm 2015, đạt 60% năm 2020.

d) Kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn như: Tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng, v.v…

e) Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tăng tỷ lệ gia trại, trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas từ 06% hiện nay lên 25% năm 2015 và khoảng 40% năm 2020.

II. Nội dung.

1. Chăn nuôi lợn nông hộ truyền thống:

Từng bước giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay (chiếm 80% đầu con), phấn đấu đến năm 2015 chiếm dưới 60%, đến năm 2020 chiếm dưới 45%; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Giống (thương phẩm): Sử dụng con lai F1, các hộ tự nhân giống sản xuất “khép kín” hoặc mua giống ở trong huyện. Thức ăn: Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và sản phẩm nghề phụ, nhưng phải được chế biến đảm bảo hợp vệ sinh. Chăn nuôi truyền thống phải có chuồng trại hợp vệ sinh, có bể chứa và tiến hành ủ phân trước khi bón ruộng.

2. Chăn nuôi gia trại:

Tăng hợp lý số lượng gia trại chăn nuôi, theo hướng phải đảm bảo hiệu quả, có quy trình chăn nuôi chặt chẽ, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Với quy mô từ 30 con trở lên bắt buộc chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, chăn nuôi theo hướng trang trại; quy mô từ 10 - 30 con yêu cầu nâng cấp chuồng trại phù hợp và đảm bảo vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý chất thải bằng hầm Biogas. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ chăn nuôi gia trại chiếm hơn 25%, năm 2020 là hơn 30%. Sử dụng giống lợn ngoại lai 3 máu, hoặc 3/4 máu ngoại; các xã có mật độ đàn lợn lớn, đặc biệt đàn nái (tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc…) tiến hành xây dựng các vùng giống nhân dân nhằm chủ động con giống đảm bảo chất lượng và an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Hình thức tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo hướng Tổ hợp, Hợp tác xã, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

3. Chăn nuôi lợn trang trại:

Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững mô hình chăn nuôi trang trại tách khỏi khu dân cư, an toàn dịch bệnh và bảo đảm môi trường sinh thái, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ chăn nuôi trang trại chiếm hơn 20%, năm 2020 là hơn 30%. Phát triển chăn nuôi trang trại trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung hoặc ở các vùng đồi núi, bãi cát ven biển, vùng đất trồng trọt kém hiệu quả, đất hoang hóa… dễ thực hiện việc giao đất, thuê đất, thuận lợi cho xử lý môi trường. Sử dụng thức ăn hoàn toàn công nghiệp, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi.

Khuyến khích Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đầu tư tăng nhanh về số lượng và chất lượng giống lợn siêu nạc để sớm trở thành đơn vị chủ lực cung cấp giống lợn ngoại cho toàn tỉnh.

4. Chăn nuôi lợn ở xã nông thôn mới:

[...]