Quyết định 2593/QĐ-BYT năm 2022 về Kế hoạch hoạt động tổng thể thực hiện "Cải thiện dinh dưỡng" trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 2593/QĐ-BYT
Ngày ban hành 23/09/2022
Ngày có hiệu lực 23/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thị Liên Hương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2593/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔNG THỂ CỦA BỘ Y TẾ THỰC HIỆN “CẢI THIỆN DINH DƯỠNG” TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động tổng thể của Bộ Y tế thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch được duyệt nêu trên theo đúng các quy định tại Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các quy định hiện hành đảm bảo mục tiêu, tiến độ, hiệu quả.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Kế hoạch-Tài chính, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Đ/c Q.Bộ trưởng (để b/cáo);
- Văn phòng Chính ph
b/cáo);
- Các Bộ: KHĐT, Tài chính; LĐTBXH,

Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo;
- Các đ/c Thứ trư
ng;
- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn
Thị Liên Hương

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG TỔNG THỂ CỦA BỘ Y TẾ THỰC HIỆN CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định s2593/QĐ-BYT, ngày 23 tháng 9 năm 2022)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưng nhân dân. Nhiều chương trình, dự án về dinh dưỡng đã được Nhà nước trực tiếp đầu tư, dự án hợp tác quốc tế và công tác xã hội hóa về dinh dưng được tăng cường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em và bà mẹ đã giảm đáng kể. Tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi (chiều cao/tuổi, là một chỉ số đánh giá sự phát triển và mức độ bình đẳng của mỗi quốc gia) đang giảm dần, từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ SDD thấp còi toàn quốc giảm từ 29,3% xuống 19,6%. Tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ học đường (5-19 tui) vẫn còn ở mức 14,8%.

Tuy nhiên, một trong những quan tâm hàng đầu cho chiến lược giai đoạn mới là sự khác biệt lớn về tình hình dinh dưỡng giữa các vùng, min, nht là giữa thành thị, vùng đồng bằng với miền núi, vùng khó khăn; gia đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người nghèo/cận nghèo với người Kinh và người đảm bảo thu nhập. Theo các số liệu từ hệ thống giám sát dinh dưỡng 2019, vùng DTTS và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ SDD cao so với trung bình cả nước, nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Cụ thể, tlệ SDD thể thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số vẫn cao gấp 2 ln và tỷ lệ SDD nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15,0% và 21% so với 8,5%).

Tỷ lệ thiếu Vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ dưới 5 tui đã có nhiu cải thiện nhưng kết quả vn chưa đạt được theo mong mun. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng đến 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tui ở Việt Nam là 19,6%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và không có thai tương ứng 25,6% và 16,2%. Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%. Tỷ lệ Vitamin A trong sữa mẹ thấp là 18,3%. Tỷ lệ thiếu km đặc biệt rất cao ở trẻ dưới 5 tuổi là 58% năm 2020; phụ nữ có thai là 63,5%. Tại các vùng núi, vùng khó khăn, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em còn rt cao, và vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù đã có hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trẻ em trong giai đoạn vừa qua, nhưng chương trình bữa ăn học đường và chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh chưa được quan tâm đúng, đủ. Bên cạnh đó, vn đdinh dưỡng, sức khỏe cho nhóm đối tượng thu nhập thp, hộ nghèo tại các vùng thành thị cũng chưa được quan tâm, bao gồm giáo dục tư vn và các mô hình can thiệp phù hợp. Đồng thời, việc cắt giảm ngân sách đối với chương trình phòng, chng suy dinh dưỡng trẻ em đã làm hạn chế các hoạt động dinh dưỡng. Vấn đề thiếu nguồn lực triển khai các hoạt động can thiệp, thiếu đội ngũ cán bộ làm dinh dưỡng tuyến cơ sở slà vấn đề còn tồn tại, là lỗ hng cn phải giải quyết đgiúp cho mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở những vùng khó khăn, vùng miền núi, ven biển và hải đảo.

Tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ SDD cao ở trẻ em vùng nghèo, khó khăn, miền núi và đồng bào DTTS sẽ gây hậu quả lâu dài đến chất lượng nguồn nhân lực, làm chậm quá trình giảm nghèo, phát triển kinh tế ở một số vùng khó khăn. Do đó, cần phải đưa mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung hành động cụ thể về dinh dưỡng trong các chương trình dành cho 3 đối tượng ưu tiên của Đảng và Chính phủ hiện nay là người nghèo/cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và nông dân; và điều này mới có thể rút ngắn khoảng cách về tỷ lệ suy dinh dưỡng và tầm vóc, trí lực giữa trẻ em thành thị với trẻ em nông thôn, miền núi và vùng khó khăn.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật trẻ em năm 2016.

- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 1705/QĐ-TTg, ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 02/QĐ-TTg, ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045;

[...]