Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 2573/QĐ-BTNMT năm 2016 cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 2573/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 04/11/2016
Ngày có hiệu lực 04/11/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Nguyễn Linh Ngọc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2573/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại Công hàm số 2266 ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được sử dụng Tàu nghiên cứu “Viện sỹ Oparin” được tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.

a) Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu: Bổ sung và cập nhật tư liệu về đa dạng sinh học và cấu trúc quần xã sinh vật; thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu hóa sinh, môi trường.

b) Nội dung chính của hoạt động nghiên cứu: Khảo sát thu mẫu để nghiên cứu đa dạng sinh học, hóa sinh và tích lũy kim loại nặng.

c) Vị trí, tọa độ khu vực biển thực hiện hoạt động nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu gồm 07 khu vực biển: Cồn Cỏ, Đà Nng - Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Cù Lao Xanh, Văn Phong, Nha Trang và Ninh Thuận (Kèm theo Phụ lục s 01 Vị trí các điểm khảo sát, Phụ lục số 02: Sơ đồ tuyến khảo sát).

d) Phương pháp nghiên cứu; phương tiện, thiết bị nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các phương pháp lấy mẫu nghiên cứu về đa dạng sinh học, hóa sinh, hóa học, vin thám.

- Phương tiện nghiên cứu: Tàu nghiên cứu AKADEMIK OPARIN. Quốc tịch: Cộng hòa Liên bang Nga. Số đăng ký: 8412376-MMSI: 273438800.

- Thiết bị nghiên cứu: Lưới mẫu sinh vật phù du, cào đáy chuyên dụng được lp đặt trên tàu; thiết bị lặn SCUBA; các thiết bị định vị; ca nô chuyên dụng.

đ) Không sử dụng vật liệu nổ, hóa chất độc để nghiên cứu.

e) Lịch trình nghiên cứu:

- Từ ngày 05/11 đến ngày 9/12/2016: Khảo sát ở 07 khu vực biển: Cồn Cỏ, Đà Nng - Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Cù Lao Xanh, Văn Phong, Nha Trang và Ninh Thuận.

- Ngày 10/12/2016: Tàu cập cảng Nha Trang.

- Ngày 13/12/2016: Hội thảo khoa học sau khảo sát.

g) Các cảng đến và đi:

- Cảng đón: Cảng Tiên Sa, Đà Nng.

- Cảng trả: Cảng Nha Trang, Khánh Hòa.

h) Tên, quốc tịch của các nhà khoa học nước ngoài; tên của các nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu:

Tổng số: 41 người, trong đó:

- Số nhà khoa học Nga: 24 người;

[...]