ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2564/QĐ-UBND
|
Thái Bình, ngày 28 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT KỲ ĐẦU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất
đai;
Căn cứ Thông tư số
14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất;
Căn cứ Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT
ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều
tra, đánh giá đất đai;
Căn cứ Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án điều tra thoái hóa đất kỳ
đầu tỉnh Thái Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 652/TTr-STNMT ngày 19/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả thực hiện dự án Điều tra thoái
hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình với những nội dung cụ thể sau:
1. Thực
trạng thoái hóa đất tỉnh Thái Bình
1.1. Thực trạng thoái hóa đất tại các
huyện, thành phố (Phụ lục I).
Tổng diện tích đất điều tra trên địa
bàn tỉnh là 107.367,59 ha;
Tổng diện tích đất bị thoái hóa là
66.617,30 ha, chiếm 62,05% tổng diện tích điều tra, trong đó:
- Diện tích đất bị thoái hóa ở mức nặng
là 17.701,26 ha, chiếm 16,49% tổng diện tích điều tra, phân bố trên các nhóm đất
chính: đất cát 863,52 ha; đất mặn 5.632,10 ha; đất phèn 4.174,25 ha và đất phù
sa 7.031,39 ha. Cụ thể ở các huyện,
thành phố: Huyện Đông Hưng 70,51 ha; huyện Hưng Hà 5,33 ha; huyện Kiến Xương
2.327,98 ha; huyện Quỳnh Phụ 5.551,08 ha; huyện Thái Thụy 2.528,11
ha; huyện Tiền Hải 6.787,89 ha; huyện Vũ Thư 415,78 ha; thành phố Thái Bình
14,58 ha.
- Diện tích đất bị thoái hóa ở mức
trung bình là 27.131,13 ha, chiếm 25,27% diện tích điều tra, phân bố trên các
nhóm đất chính: đất cát 2.240,52 ha; đất mặn 1.499,64 ha; đất phèn 8.306,19 ha
và đất phù sa 15.084,78 ha. Cụ thể ở các huyện, thành phố: Huyện Đông Hưng
1.573,24 ha; huyện Hưng Hà 2.374,64 ha; huyện Kiến Xương 5.769,44 ha; huyện Quỳnh
Phụ 2.816,64 ha; huyện Thái Thụy 9.382,89 ha; huyện Tiền Hải 2.318,61 ha; huyện
Vũ Thư 1.040,30 ha; thành phố Thái Bình 1.855,37 ha.
- Diện tích đất bị thoái hóa ở mức nhẹ
là 21.784,91 ha, chiếm 20,29% diện tích điều tra, phân bố trên các nhóm đất
chính: đất cát 959,73 ha; đất mặn 1.062,45 ha; đất phèn
650,96 ha; đất phù sa 19.111,77 ha. Cụ thể ở các huyện, thành phố: Huyện Đông
Hưng 5.993,42 ha; huyện Hưng Hà 1.938,49 ha; huyện Kiến Xương 3.845,22 ha; huyện
Quỳnh Phụ 2.434,91 ha; huyện Thái Thụy
1.998,62 ha; huyện Tiền Hải 1.560,88
ha; huyện Vũ Thư 3.353,56 ha; thành phố Thái Bình 659,81 ha.
1.2. Thực trạng đất bị thoái hóa theo
loại hình thoái hóa (Phụ lục II).
a) Đất bị khô hạn: Trên địa bàn tỉnh
Thái Bình không có đất bị khô hạn ở mức nặng và mức trung bình. Diện tích đất bị
khô hạn ở mức nhẹ là 14.562,78 ha, chiếm 13,56% diện tích điều tra và tập trung
ở huyện Hưng Hà 10.175,46 ha, huyện Quỳnh Phụ 4.387,32 ha.
b) Đất bị kết von: Do độ cao địa hình
của tỉnh Thái Bình phổ biến ở mức 1-2 m so với mực nước biển, vì vậy, sự xuất
hiện kết von chỉ mang tính cục bộ do mực nước ngầm thường
nông, đất ít khô hạn, lượng bốc hơi hàng năm cao thấp theo
vụ. Đất của tỉnh chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng, rải rác có đất
phù sa sông Hồng phủ trên nền phù sa sông Thái Bình. Trên cơ sở bản
đồ đất đã được thành lập trước đây, kết hợp với kết quả điều tra của dự án cho
thấy đất không có dấu hiệu kết von.
c) Đất bị suy giảm độ phì: Toàn tỉnh có 63.651,02 ha đất bị suy giảm độ phì, chiếm 59,28% diện
tích điều tra, phân bố ở tất cả các loại hình sử dụng đất,
trong đó:
+ Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở
mức nặng là 17.378,90 ha, chiếm 16,19% diện tích điều tra, cụ thể ở các huyện,
thành phố: Huyện Đông Hưng 70,51 ha; huyện Hưng Hà 5,33 ha; huyện Kiến Xương
2.327,98 ha; huyện Quỳnh Phụ 5.551,08 ha; huyện Thái Thụy 2.205,75 ha; huyện Tiền
Hải 6.787,89 ha; huyện Vũ Thư 415,78 ha; thành phố Thái Bình 14,58 ha.
+ Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở
mức trung bình là 26.242,33 ha, chiếm 24,44% diện tích điều tra, cụ thể ở các
huyện, thành phố: Huyện Đông Hưng 1.573,24 ha; huyện Hưng
Hà 2.374,64 ha; huyện Kiến Xương 5.769,12 ha; huyện Quỳnh Phụ 2.816,64 ha; huyện
Thái Thụy 8.737,32 ha; huyện Tiền Hải 2.075,70 ha; huyện Vũ Thư 1.040,30 ha;
thành phố Thái Bình 1.855,37 ha.
+ Diện tích đất bị suy giảm độ phì mức
nhẹ là 20.029,79 ha, chiếm 18,66% diện tích điều tra, cụ thể ở các huyện, thành
phố: Huyện Đông Hưng 2.811.46 ha; huyện Hưng Hà 4.387,45 ha; huyện Kiến Xương
1.915,24 ha; huyện Quỳnh Phụ 4.481,59 ha; huyện Thái Thụy 2.810,75 ha; huyện Tiền
Hải 1.527,27 ha; huyện Vũ Thư 1.436,22 ha; thành phố Thái Bình 659,81 ha.
d) Đất bị mặn hóa: Diện tích đất bị mặn
hóa trên địa bàn tỉnh là 9.887,29 ha, chiếm 9,21% diện
tích điều tra, tập trung ở huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải trên các nhóm đất
phèn, đất mặn, trong đó:
+ Diện tích đất bị mặn hóa ở mức nặng là 2.128,05 ha, chiếm 1,98% diện tích điều tra, cụ thể: Huyện
là Thái Thụy 1.278,71 ha, huyện Tiền Hải 849,34 ha.
+ Diện tích đất bị mặn hóa ở mức trung bình là 4.441,84 ha, chiếm 4,14% diện tích điều tra, cụ thể:
Huyện Thái Thụy 1.605,28 ha, huyện Tiền Hải 2.836,56 ha.
+ Diện tích đất bị mặn hóa ở mức nhẹ là 3.317,4 ha, chiếm 3,09 % diện tích điều tra, cụ thể: Huyện
Thái Thụy 2.155,68 ha, huyện Tiền Hải 1.161,72 ha.
1.3. Thực trạng đất bị thoái hóa theo
loại đất (Phụ lục III).
a) Đất sản xuất nông nghiệp: Diện
tích đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa là 60.319,60 ha, chiếm 64,82% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó:
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
bị thoái hóa ở mức nặng là 15.819,33 ha, trên các loại
hình sử dụng: Đất trồng cây hàng năm 15.238,63 ha, đất trồng cây lâu năm 580,70
ha.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
bị thoái hóa ở mức trung bình là 24.232,30 ha, trên các loại hình sử dụng: Đất
trồng cây hàng năm 22.687,37 ha, đất trồng cây lâu năm 1.544,93
ha.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
bị thoái hóa ở mức nhẹ 20.267,97 ha, trên các loại hình sử dụng đất chính: Đất
trồng cây hàng năm 18.991,47 ha, đất trồng cây lâu năm 1.276,50 ha.
b) Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm
nghiệp bị thoái hóa là 34,37 ha, chiếm 2,45% diện tích đất lâm nghiệp điều tra,
trong đó:
+ Diện tích đất lâm nghiệp bị thoái
hóa ở mức nặng là 34,37 ha, tập trung trên các loại hình sử
dụng: Đất rừng sản xuất 5,47 ha, đất rừng phòng hộ 28,90 ha.
+ Không có diện tích đất lâm nghiệp bị
thoái hóa ở mức nhẹ và trung bình.
c) Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích
đất nuôi trồng thủy sản bị thoái hóa là 5.694,07 ha, chiếm
51,65% diện tích đất nuôi trồng thủy sản điều tra, trong
đó:
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị
thoái hóa ở mức nặng là 1.678,56 ha.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị
thoái hóa ở mức trung bình là 2.640,63 ha, trên loại hình đất nuôi trồng thủy sản
ngọt.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị
thoái hóa ở mức nhẹ là 1.374,88 ha và trên loại hình đất nuôi trồng thủy sản ngọt.
d) Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất
nông nghiệp khác bị thoái hóa là 162,50 ha, chiếm 72,40 %
diện tích đất điều tra, trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp khác bị
thoái hóa ở mức nặng là 46,44 ha;
+ Diện tích đất nông nghiệp khác bị
thoái hóa ở mức trung bình là 91,45 ha;
+ Diện tích đất nông nghiệp khác bị
thoái hóa ở mức nhẹ là 24,61 ha;
đ) Đất chưa sử dụng: Diện tích đất
chưa sử dụng bị thoái hóa là 356,31 ha, chiếm 22,10% diện tích đất chưa sử dụng
điều tra, trong đó:
+ Diện tích đất chưa sử dụng bị thoái
hóa ở mức nặng là 72,11 ha;
+ Diện tích đất chưa sử dụng bị thoái
hóa ở mức trung bình là 166,75 ha;
+ Diện tích đất chưa sử dụng bị thoái
hóa ở mức nhẹ là 117,45 ha.
2. Nguyên nhân thoái hóa đất
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái
hóa đất, trước hết là do đặc điểm của đất nhiệt đới có các quá trình thổ nhưỡng
không thuận lợi dẫn đến độ phì của đất ngày càng bị suy giảm, lượng mưa tập trung nên các quá trình ngoại sinh
như mặn hóa, phèn hóa, xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất diễn ra mạnh là các nguy
cơ đe dọa đối với các vùng không còn thảm thực vật che phủ
hay che phủ với tỷ lệ thấp. Việc khai thác, sử dụng đất nông nghiệp không phù hợp
đã làm cho đất bị mặn hóa, suy giảm độ phì và tăng nguy cơ gây xói mòn đất. Sự
thiếu đất đai, chính sách quản lý sử dụng đất còn những bất cập, sức ép phát
triển kinh tế, áp lực gia tăng dân số, sự đói nghèo và nhận
thức của người sử dụng đất cũng là các tác nhân gây thoái
hóa đất.
3. Các giải pháp giảm thiểu thoái
hóa đất
- Giải pháp về chính sách và giải
pháp về quản lý, sử dụng đất: Chính sách bảo đảm lợi ích lâu dài đối với khu vực
quy hoạch chuyên trồng lúa nước, bảo đảm an ninh lương thực; chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường; mở
rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, phát triển mô hình kinh tế
trang trại trên vùng đất nội đồng; các khu vực đất bị thoái hóa nặng cần có
chính sách hỗ trợ, ưu đãi người sử dụng; bố trí đất đai cho các mục đích sử dụng
phù hợp với kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai và thực trạng thoái
hóa đất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của từng vùng; đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn ven biển; hạn chế tối đa
chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
- Giải pháp về vốn đầu tư: Ưu tiên
ngân sách cải tạo, nâng cao chất lượng đất sản xuất nông nghiệp; tăng vốn tín dụng,
trợ giá cho người dân thâm canh cây trồng, mở rộng sản xuất góp phần ổn định cuộc sống; xây dựng chương trình, dự án và chính sách cụ thể để
phát triển ngành, sản phẩm, lĩnh vực quan trọng nhất là chính sách thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đa dạng hóa các hình thức huy
động và tạo vốn đầu tư để hạn chế tình trạng khai thác cạn
kiệt nguồn tài nguyên đất, bóc lột đất, góp phần xóa đói
giảm nghèo, bảo vệ đất và cải tạo môi trường.
- Giải pháp về khoa học và công nghệ:
Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sử dụng đất; xây dựng
và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn tỉnh; áp
dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng khác nhau.
4. Các sản phẩm của Dự án
4.1. Các sản phẩm Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp dự án
Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo hướng dẫn
quy trình kỹ thuật giảm thiểu thoái hóa đất theo loại hình
và loại đất thoái hóa (05 bộ)
- Bản đồ đất bị thoái hóa năm 2014 tỉnh
Thái Bình, tỷ lệ 1:50.000 (05 bộ)
- Các bản đồ chuyên đề của tỉnh Thái
Bình, tỷ lệ 1:50.000 (05 bộ):
+ Bản đồ độ phì đất năm 2014 tỉnh
Thái Bình;
+ Bản đồ các loại hình sử dụng đất
năm 2014 tỉnh Thái Bình;
+ Bản đồ đất bị suy giảm độ phì năm
2014 tỉnh Thái Bình;
+ Bản đồ đất bị khô hạn năm 2014 tỉnh
Thái Bình;
+ Bản đồ đất bị mặn hóa năm 2014 tỉnh
Thái Bình;
4.2. Các sản phẩm
giao Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt: Các sản phẩm trung gian khác còn lại
của Dự án.
Điều 2. Giao cho:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Công
bố kết quả Điều tra thoái hóa đất tỉnh Thái Bình trên trang thông tin điện tử của
Sở Tài nguyên và Môi trường và cung cấp thông tin, hồ sơ,
tài liệu cho Sở Thông tin Truyền thông để công bố trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành có liên quan và
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ kết quả Điều tra
thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Thái Bình khai thác và sử dụng đất hợp lý, bền vững,
giảm thiểu tối đa thoái hóa đất trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; các Giám đốc
Sở; Thủ trưởng ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch,
các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo
VP UBND tỉnh;
- Cổng
Thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu VT, NNTNMT
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Diên
|