Quyết định 2545/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng 2030
Số hiệu | 2545/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/09/2014 |
Ngày có hiệu lực | 10/09/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Doãn Văn Hưởng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2545/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 10 tháng 9 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Cán cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 125/TTr-SNN ngày 16/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:
a) Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi để đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và một phần xuất bán ngoại tỉnh, đồng thời đảm bảo tính bền vững, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2014-2020 là 6%/năm; chiếm 37% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2021-2030 là 5,6%/năm; chiếm 39-40% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
b) Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020 tổng sản lượng thịt hơi đạt 50.833 tấn (trong đó: thịt lợn 40.500 tấn, thịt gia cầm 7.500 tấn, thịt trâu 1.830 tấn, thịt bò 507 tấn, thịt ngựa 155 tấn, thịt dê 131 tấn, các loại thịt khác 210 tấn), sản lượng trứng đạt 54,5 triệu quả. Đến năm 2030 tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 90.415 tấn (trong đó: thịt lợn 72.500 tấn, thịt gia cầm 14.500 tấn, thịt trâu 2.200 tấn, thịt bò 630 tấn, thịt ngựa 185 tấn, thịt dê 160 tấn, các loại thịt khác 240 tấn), sản lượng trứng đạt 112 triệu quả.
Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người/năm: Năm 2020 đạt 71 kg thịt hơi và 76 quả trứng; năm 2030 đạt 112 kg thịt hơi/người và 140 quả trứng.
Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá hiện tại) năm 2020 đạt 2.724,7 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt 4.847,4 tỷ đồng.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ra ngoại tỉnh, xuất bán hàng năm khoảng 6-7 ngàn tấn thịt hơi các loại.
Tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là các bệnh nguy hiểm, trong đó khống chế được bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, dại chó, bệnh rối loạn sinh sản hô hấp ở lợn.
2. Nội dung Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
a) Định hướng quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng
Vùng cao phát triển các loại vật nuôi: Trâu thịt, bò thịt, ngựa thịt, các loại vật nuôi đặc sản như gà bản địa, lợn đến bản địa, gà thả vườn, lợn rừng lai...;
Vùng thấp tập trung phát triển chăn nuôi gà, lợn, thủy cầm theo hướng trang trại, gia trại công nghiệp, bán công nghiệp;
Vùng không chăn nuôi gia súc, gia cầm gồm các xã, phường thuộc nội thành, nội thị, các khu công nghiệp;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2545/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 10 tháng 9 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Cán cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 125/TTr-SNN ngày 16/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:
a) Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi để đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và một phần xuất bán ngoại tỉnh, đồng thời đảm bảo tính bền vững, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2014-2020 là 6%/năm; chiếm 37% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2021-2030 là 5,6%/năm; chiếm 39-40% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
b) Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020 tổng sản lượng thịt hơi đạt 50.833 tấn (trong đó: thịt lợn 40.500 tấn, thịt gia cầm 7.500 tấn, thịt trâu 1.830 tấn, thịt bò 507 tấn, thịt ngựa 155 tấn, thịt dê 131 tấn, các loại thịt khác 210 tấn), sản lượng trứng đạt 54,5 triệu quả. Đến năm 2030 tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 90.415 tấn (trong đó: thịt lợn 72.500 tấn, thịt gia cầm 14.500 tấn, thịt trâu 2.200 tấn, thịt bò 630 tấn, thịt ngựa 185 tấn, thịt dê 160 tấn, các loại thịt khác 240 tấn), sản lượng trứng đạt 112 triệu quả.
Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người/năm: Năm 2020 đạt 71 kg thịt hơi và 76 quả trứng; năm 2030 đạt 112 kg thịt hơi/người và 140 quả trứng.
Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá hiện tại) năm 2020 đạt 2.724,7 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt 4.847,4 tỷ đồng.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ra ngoại tỉnh, xuất bán hàng năm khoảng 6-7 ngàn tấn thịt hơi các loại.
Tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là các bệnh nguy hiểm, trong đó khống chế được bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, dại chó, bệnh rối loạn sinh sản hô hấp ở lợn.
2. Nội dung Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
a) Định hướng quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng
Vùng cao phát triển các loại vật nuôi: Trâu thịt, bò thịt, ngựa thịt, các loại vật nuôi đặc sản như gà bản địa, lợn đến bản địa, gà thả vườn, lợn rừng lai...;
Vùng thấp tập trung phát triển chăn nuôi gà, lợn, thủy cầm theo hướng trang trại, gia trại công nghiệp, bán công nghiệp;
Vùng không chăn nuôi gia súc, gia cầm gồm các xã, phường thuộc nội thành, nội thị, các khu công nghiệp;
Vùng hạn chế phát triển chăn nuôi gồm các xã vành đai đô thị, các thị trấn, thị xã từ nơi tập trung đông dân cư;
Vùng trọng điểm phát triển chăn nuôi gồm các xã có đường giao thông thuận tiện, có diện tích đất dành cho phát triển chăn nuôi, có các điều kiện phát triển chăn nuôi không gây ảnh hưởng đến môi trường.
b) Quy hoạch chăn nuôi các đối tượng vật nuôi chính
* Chăn nuôi lợn: Phát triển tổng đàn lợn đến năm 2020 đạt 640.000 con (tăng trưởng bình quân 4,53%/năm), sản lượng đạt 40.500 tấn (tăng trưởng bình quân 6,06%/năm). Đến năm 2030 tổng đàn đạt 950.000 con (tăng trưởng bình quân 4,03%/năm), sản lượng đạt 72.500 tấn (tăng trưởng bình quân 6%/năm).
Vùng thấp: Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, gia trại công nghiệp, gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo hướng VietGAP, hình thành vệ tinh cung cấp nguyên liệu ổn định. Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, công nghiệp ở các địa phương: Thành phố Lào Cai (xã Đông Tuyển, Vạn Hòa, Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành); Huyện Bảo Thắng (xã Xuân Giao, Xuân Quang, Sơn Hải, Thái Niên, Phong Niên, Bản Phiệt và thị trấn Phong Hải); Huyện Bát Xát (xã Quang Kim, Bản Qua, Cốc San, Bản Vược, Mường Vi, Cốc Mỳ, Trịnh Tường); Huyện Mường Khương (xã Bản Lầu, Lùng Vai, Bản Sen, Nấm Lư, Pha Long); Huyện Si Ma Cai (xã Si Ma Cai, Bản Mế, Sín Chéng, Cán Cấu); Huyện Bắc Hà (Bảo Nhai, Cốc Lầu); Huyện Bảo Yên (xã Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Yên Sơn, Xuân Thượng, Việt Tiến, Lương Sơn); Huyện Sa Pa (xã Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài); Huyện Văn bản (xã Võ Lao, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Liêm Phú, Tân Thượng). Chuyển đổi nhanh cơ cấu giống lợn sang sử dụng các giống lợn ngoại, lợn lai có tỷ lệ máu ngoại từ 75% trở lên.
Vùng cao: Chăn nuôi lợn bản địa theo hướng tạo sản phẩm đặc sản hữu cơ (không sử dụng thức ăn công nghiệp, chất kích thích tăng trưởng), chất lượng thịt thơm, ngon để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Quy hoạch vùng trọng điểm ưu tiên, khuyến khích đầu tư sản xuất lợn bản địa hàng hóa ở các địa phương: Huyện Mường Khương (xã Cao Sơn, Lùng Khấu Nhin, Nấm Lư, La Pán Tẩn, Tả Ngải Chồ); Huyện Bát Xát (xã Mường Hum, Ý Tý, Sàng Ma Sáo, Dền Thàng, Bản Xèo, Nậm Pung, Pa Cheo); Huyện Si Ma Cai (xã Cán Cấu, Nàn Sán, Sín Chéng, Mản Thẩn); Huyện Bắc Hà (xã Lùng Phình, Lầu Thí Ngài, Hoàng Thu Phố, Tả Van Chư, Bản Phố, Lùng Cải); Huyện Bảo Yên (xã Tân Tiến, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Xuân Thượng, Thượng Hà); Huyện Sa Pa (xã Bản Khoang, Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Sa Pả, Tả Phìn); Huyện Văn Bàn (xã Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Liêm Phú, Dương Quỳ, Chiềng Ken, Tân Thượng).
Quy hoạch 08 cơ sở chăn nuôi lợn đực giống khai thác, truyền tinh nhân tạo ở 07 huyện, thành phố (thành phố Lào Cai 01 điểm, huyện Bảo Thắng 02 điểm, huyện Bảo Yên 01 điểm, huyện Văn bản 01 điểm, huyện Bát Xát 01 điểm, huyện Mường Khương 01 điểm, huyện Si Ma Cai 01 điểm).
Trung Tâm Giống Nông lâm nghiệp tỉnh xây dựng 01 trại nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi ở huyện Bát Xát hoặc huyện Bảo Thắng. Trại có nhiệm vụ nghiên cứu lai tạo các giống vật nuôi; bảo tồn, phục tráng các giống bản địa và nhiệm vụ sản xuất giống vật nuôi, trong đó chủ đạo là sản xuất, nhân giống lợn bố mẹ là các giống lợn ngoại, lợn lai cung ứng cho các trang trại, hộ chăn nuôi để sản xuất con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh.
* Chăn nuôi gia cầm: Phát triển tổng đàn gia cầm đến năm 2020 đạt 4,4 triệu con (tăng trưởng bình quân 4,73%/năm); sản lượng thịt hơi đạt 7.500 tấn (tăng trưởng bình quân 7,02%/năm), sản lượng trứng đạt 54,5 triệu quả (tăng trưởng bình quân 7,63%/năm). Đến năm 2030 tổng đàn gia cầm đạt 6,8 triệu con (tăng trưởng bình quân 4,45%/năm), sản lượng thịt hơi đạt 14.500 tấn (tăng trưởng bình quân 6,81%/năm), sản lượng trứng đạt 112 triệu quả (tăng trưởng bình quân 7,5%/năm).
Vùng thấp: Phát triển mạnh đàn gà lông màu, sản lượng đàn gà lông màu chiếm tỷ trọng trên 90%. Bên cạnh đó, phát triển mạnh đàn gà địa phương để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng thịt gà. Duy trì ổn định cơ cấu đàn gà lông trắng hoặc giảm dần. Duy trì tổng đàn vịt, ngan chiếm khoảng 10-12% tổng đàn gia cầm.
Chuyển đổi phương thức chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, gia trại công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi bán chăn thả có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung tại các địa phương gồm: Thành phố Lào Cai (xã Đồng Tuyển, Vạn Hòa, Cam Đường, Bình Minh); huyện Bát Xát (xã Quang Kim, Bản Qua, Cốc San); huyện Mường Khương (xã Bản Lầu, Lùng Vai, Bản Xen); huyện Si Ma Cai (xã Sín Chéng, Bản Mế); huyện Bắc Hà (xã Bảo Nhai, Nậm Lúc, Na Hối, Tà Chải); huyện Bảo Thắng (xã Bản Cầm, Sơn Hà, Sơn Hải, Trì Quang, Xuân Quang, Phong Niên, Phú Nhuận, Xuân Giao, Bản Phiệt); huyện Bảo Yên (xã Bảo Hà và thị trấn Phố Ràng); huyện Sa Pa (xã Bản Hồ, Thanh Phú, Tả Van, Nậm Sài, Nậm Cang); huyện Văn Bàn (xã Văn Sơn, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng).
Vùng cao: Chủ yếu phát triển chăn nuôi các giống gia cầm bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao. Phương thức chăn nuôi chăn thả có quản lý, sử dụng thức ăn sinh học để giữ được chất lượng sản phẩm hữu cơ. Đối với những địa phương có điều kiện chăn nuôi thâm canh tốt thì phát triển thêm các giống gà thả vườn nhập nội hoặc gà lai lông màu.
Quy hoạch đến năm 2020 xây dựng 02 cơ sở sản xuất nhân giống gia cầm ở huyện Bảo Thắng, quy mô sản xuất trên 500 ngàn con giống/năm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống gia cầm ở các địa phương có điều kiện.
* Chăn nuôi trâu: Phát triển tổng đàn trâu đến năm 2020 đạt 130.000 con (tăng trưởng bình quân 1,05%/năm), sản lượng đạt 1.830 tấn (tăng trưởng bình quân 1,71%/năm). Đến năm 2030 tổng đàn trâu đạt 144.000 con (tăng trưởng bình quân 1,03%/năm), sản lượng đạt 2.200 tấn (tăng trưởng bình quân 1,86%/năm).
Quy hoạch vùng tập trung phát triển chăn nuôi trâu tại các địa phương: Thành phố Lào Cai (xã Tả Phời, Hợp Thành); huyện Bát Xát (22/23 xã - trừ thị trấn Bát Xát); huyện Mường Khương (16/16 xã); huyện Si Ma Cai (13/13 xã); huyện Bắc Hà (19/21 xã - trừ thị trấn Bắc Hà và xã Tà Chải); huyện Bảo Thắng (xã Phong Niên, Phong Hải, Xuân Quang, Gia Phú, Trì Quang, Thái Niên, Xuân Giao, Phú Nhuận, Bản Cầm, Bản Phiệt); huyện Bảo Yên (17/18 xã - trừ thị trấn Phố Ràng); huyện Sa Pa (15/16 xã - trừ thị trấn Sa Pa); huyện Văn Bàn (21/23 xã - trừ thị trấn Khánh Yên và xã Văn Sơn).
Phát triển chăn nuôi gắn với việc trồng cỏ, chế biến và dự trữ đủ nguồn thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn trâu. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ béo trước khi giết thịt, nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn tinh để nâng cao trọng lượng thịt xuất chuồng.
Xây dựng vùng giống trâu tốt của huyện Bảo Yên gồm 4 xã: Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Thượng Hà, Tân Dương. Thực hiện các biện pháp bình tuyển, chọn lọc nâng cao chất lượng giống, sản xuất con giống tốt cho các địa phương.
* Chăn nuôi bò: Phát triển tổng đàn bò đến năm 2020 đạt 18.000 con (tăng trưởng bình quân 3,07%/năm), sản lượng đạt 507 tấn (tăng trưởng bình quân 2,15%/năm). Đến năm 2030 tổng đàn bò đạt 20.5000 con (tăng trưởng bình quân 1,31%/năm), sản lượng đạt 630 tấn (tăng trưởng bình quân 2,2 %/năm).
Vùng thấp và những nới có điều kiện thuận lợi tiếp tục thực hiện cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa. Quy hoạch vùng giống bò tốt ở các xã Dìn Chin và Tả Gia khâu - huyện Mường Khương và xã Cán Cấu, Lử Thẩn - huyện Si Ma Cai.
Quy hoạch vùng chăn nuôi bò tập trung tại các địa phương: Thành phố Lào Cai (xã Tả Phời, Hợp Thành); huyện Bát Xát (xã A Mú Sung, Y Tý, Trung Lèng Hồ, Dền Thàng, Mường Hum, A Lù, Pa Cheo); huyện Mường Khương (xã Tả Gia Khâu, Dìn Chin, Pha Long, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin); huyện Si Ma Cai (xã Lử Thẩn, Lùng Sui, Cán Cấu, Sán Chải, Mản Thẩn, Bản Mế, Sín Chéng, Nàn Sín, Thào Chư Phìn); huyện Bắc Hà (xã Tả Cổ Tỷ, Tả Van Chư, Nậm Mòn, Bản Già, Lùng Cải); huyện Sa Pa (xã Bản Phùng, Bản Hồ, Trung Chải, Sa Pả, Thanh Kim, Lao Chải, Tả Phìn); huyện Bảo Thắng (xã Phong Niên, Xuân Quang, Gia Phú, Trì Quang, Phú Nhuận); huyện Bảo Yên (xã Nghĩa Đô, Điện Quan, Thượng Hà); huyện Văn Bàn (xã Chiềng Ken, Nậm Tha, Nậm Xé, Võ Lao, Sơn Thủy, Khánh Yên Thượng, Hòa Mạc, Minh Lương, Dương Quỳ, Dần Thàng, Làng Giàng, Nậm Chày, Liêm Phú).
* Chăn nuôi ngựa: Khôi phục, phát triển chăn nuôi ngựa, ưu tiên đầu tư có trọng điểm ở một số huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát.
Quy hoạch phát triển tổng đàn ngựa đến năm 2020 đạt 11.100 con (tăng trưởng bình quân 1%/năm), sản lượng đạt 155 tấn (tăng trưởng bình quân 1,67%/năm). Đến năm 2030 tổng đàn ngựa đạt 12.200 con (tăng trưởng bình quân 0,95%/năm), sản lượng đạt 185 tấn (tăng trưởng bình quân 1,79 %/năm).
Tăng cường công tác bình tuyển, chọn lọc để nâng cao chất lượng giống ngựa. Sử dụng ngựa đực Carbadin lai cải tạo để nâng cao chất lượng giống ngựa địa phương.
* Chăn nuôi khác: Phát triển tổng đàn dê đến năm 2020 đạt 30.000 con (tăng trưởng bình quân 2,43%/năm), sản lượng đạt 131 tấn (tăng trưởng bình quân 2,01%/năm). Đến năm 2030 tổng đàn dê đạt 38.000 con (tăng trưởng bình quân 2,39%/năm), sản lượng đạt 160 tấn (tăng trưởng bình quân 2,02%/năm).
Phát triển mạnh đàn dê ở một số huyện trọng điểm: Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Văn bản, Sa Pa. Sử dụng giống dê Bách Thảo để lai cải tạo nâng cao thể trạng, tầm vóc đàn dê địa phương. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là bán chăn thả có quản lý.
Khuyến khích chăn nuôi các loại vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: lợn rừng, nhím, ong...
c) Quy hoạch sản xuất chế biến thức ăn
Quy hoạch diện tích đất trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc của toàn tỉnh tối thiểu đến năm 2020 là 4.000 ha, đến năm 2030 là 4.500 ha để chủ động được nguồn thức ăn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
Xây dựng 01 nhà máy chế biến thức ăn tại thành phố Lào Cai hoặc huyện Bảo Thắng, công suất 30-40 ngàn tấn/năm (chủ yếu là thức ăn đậm đặc) đáp ứng cơ bản nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong tỉnh để giảm được giá thành thức ăn, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
d) Quy hoạch vùng an toàn dịch bệnh
Giai đoạn 2012-2015, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại 10 xã, đến hết năm 2015 cỏ 5 xã đủ điều kiện về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh đảm bảo để đề nghị Cục Thú y công nhận cơ sở an toàn 1-2 bệnh; 10 trang trại (cơ sở chăn nuôi) được công nhận an toàn 1-2 bệnh. Giai đoạn 2016-2020 xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại 30 xã chăn nuôi trọng điểm. Đến hết năm 2030 xây dựng quy mô toàn tỉnh, cơ bản chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.
đ) Quy hoạch các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm
Quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 26/4/2013. Đến hết năm 2020 xây dựng được 02 cơ sở giết mổ công nghiệp và 16 cơ sở giết mổ thủ công đạt tiêu chuẩn.
a) Giải pháp về giống
Nhà nước đầu tư xây dựng 01 trại nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi trực thuộc Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại giống gia cầm, giống lợn.
Ở mỗi huyện, thành phố phát triển 01 trạm truyền tinh nhân tạo gia súc theo hình thóc xã hội hóa, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng, trang thiết bị, con giống bố mẹ. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện bình tuyển, chọn lọc, trao đổi chéo con đực giống tránh hiện tượng giao phối cận huyết, nhằm nâng cao chất lượng con giống. Thực hiện lai tạo và nhân giống gia súc.
b) Giải pháp về thức ăn
Có chính sách đặc thù thu hút doanh nghiệp liên doanh đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến thức ăn tại thành phố Lào Cai hoặc huyện Bảo Thắng, công suất 30-40 ngàn tấn/năm. Trong khi chưa có nhà máy thức ăn chăn nuôi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
Phát triển nhanh diện tích đất trồng cỏ, cây thức ăn cho gia súc. Tận dụng nguồn phụ phẩm ngành trồng trọt phối trộn với các loại khoáng chất và thức ăn tinh để chế biến, bảo quản dự trữ thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn gia súc.
c) Giải pháp về thị trường
Tiếp tục việc mở rộng và xây dựng hệ thống chợ nông thôn theo quy hoạch để nhân dân có thể trao đổi, mua bán, các loại vật nuôi. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi bản địa. Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm để sản phẩm chăn nuôi của Lào Cai tham gia vào nhiều loại thị trường.
d) Giải pháp về thú y
Hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ thống thú y, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh phát sinh gây hại trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm cung cấp cho nhân dân những kiến thức cơ bản trong công tác phòng trừ dịch bệnh.
Xây dựng Trạm chẩn đoán dịch bệnh của tỉnh, tiến tới thành lập Trung tâm chẩn đoán dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin các loại bệnh nguy hiểm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát điều kiện chăn nuôi, kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y. Tiếp tục thực hiện Dự án xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm
đ) Giải pháp về khuyến nông
Cung cấp đầy đủ thông tin cho người chăn nuôi về định hướng sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm; các biện pháp kỹ thuật. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao.
e) Giải pháp bảo vệ môi trường
Đến năm 2020 xoá bỏ tất cả các cơ sở, hộ chăn nuôi ở các khu vực nội thị, khu công nghiệp, khu du lịch và khu dân cư tập trung. Xây dựng quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi, triển khai tuyên truyền cho các cơ sở, hộ chăn nuôi cam kết thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, ứng dụng công nghệ xử lý môi trường tiên tiến đảm bảo đạt yêu cầu về môi trường.
g) Giải pháp về nguồn nhân lực
Rà soát, bổ sung biên chế cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y nhất là ở cấp tỉnh, huyện. Kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên thú y xã thông qua công tác xét tuyển, đào tạo để đến năm 2015 toàn bộ mạng lưới có trình độ từ trung cấp chăn nuôi - thú y trở lên. Đối với các xã trọng điểm chăn nuôi thì phải tuyển chọn cán bộ khuyến nông có trình độ đại học, chuyên ngành chăn nuôi, thú y để chỉ đạo sản xuất. Tăng cường đào tạo nghề chăn nuôi cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi.
h) Giải pháp về chính sách
Đổi mới chính sách đất đai để đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung. Ưu tiên cao nhất cho phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, đảm bảo đủ mặt bằng xây dựng và thời gian sử dụng đất lâu dài, được giao đất, thuê đất sản xuất ưu đãi để các tổ chức, cá nhân thuê đất chăn nuôi, chế biến, giết mổ yên tâm đầu tư.
Các ngân hàng tạo mọi điều kiện đáp ứng nhu cầu về vốn vay cho nông dân, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp để đầu tư cho phát triển chăn nuôi. Tiếp tục triển khai và cụ thể hóa các chính sách khuyến khích đầu tư theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghiên cứu hỗ trợ lãi suất vốn vay cho một số dự án quan trọng.
Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và xây dựng cơ sở giết mổ theo Quyết định số 56/2013/QĐ-UBDN, đến hết năm 2015 đánh giá phù hợp với thực tiễn sản xuất thì tiếp tục đề xuất kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2020.
i) Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất
Tổ chức lại sản xuất ngành hàng theo chuỗi liên kết theo vùng, nhóm sản phẩm, tạo mối liên kết dọc gắn kết các khâu từ sản xuất - giết mổ - chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Những nơi có điều kiện thì thành lập các HTX sản xuất chăn nuôi để tổ chức sản xuất và là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp để kết nối giữa người sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại gắn với giết mổ, chế biến thiết lập thị trường ổn định, tổ chức mở rộng các cơ sở sản xuất vệ tinh là các trang trại, gia trại sản xuất theo quy trình, quy chuẩn phù hợp.
Dự án xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
Dự án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y.
Dự án xây dựng trại nghiên cứu, sản xuất giống vật nuôi cấp tỉnh.
Xây dựng mạng lưới truyền tinh nhân tạo gia súc.
Dự án xây dựng vùng giống trâu huyện Bảo Yên, vùng giống bò huyện Mường Khương và Si Ma Cai.
Dự án phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa hàng hóa.
Dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
Dự án trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc.
Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2014 - 2020 là 677,2 tỷ đồng (Sáu trăm bảy mươi bảy tỷ hai trăm triệu đồng), trong đó:
Vốn ngân sách: 138,2 tỷ đồng (chiếm khoảng 20%);
Vốn dân (tự có, huy động vốn): 549 tỷ đồng (chiếm khoảng 80%).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công bố công khai Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổng hợp kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tính đáp ứng mục tiêu từng giai đoạn;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối vốn và huy động các nguồn tài trợ cho thực hiện Quy hoạch Phát triển chăn nuôi.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối và đề xuất bố trí vốn từ ngân sách tỉnh hàng năm đảm bảo cho việc thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp, hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp, xây dựng chính sách đất đai hỗ trợ phát triển chăn nuôi phù hợp làm căn cứ cho các tổ chức, cá nhân áp dụng trong phát triển sản xuất.
6. Sở Công Thương: Phối hợp, thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
7. Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Xây dựng chính sách tín dụng, chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trong phạm vi quản lý ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các chương trình dự án ưu tiên trên địa bàn tỉnh trong quy hoạch chăn nuôi.
8. Các sở, ban, ngành đơn vị có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tạo thuận lợi để thực hiện quy hoạch chăn nuôi phù hợp với định hướng quy hoạch chung của tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi cụ thể trên địa bàn gắn với xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới, công tác xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn để chỉ đạo UBND các xã thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lào Cai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH LÀO CAI ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2030
(Kèm theo QĐ số 2545/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)
Biểu 01: Quy hoạch phát triển đàn lợn đến năm 2030
STT |
Huyện, thành phố |
Hiện trạng 2013 |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
Đến 2030 |
||||
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
||
Tổng số |
469.312 |
26.821 |
512.800 |
30.136 |
640.000 |
40.500 |
950.000 |
72.500 |
|
1 |
TP Lào Cai |
35.671 |
3.844 |
36.800 |
3.938 |
40.000 |
4.320 |
45.000 |
4.950 |
2 |
Bát Xát |
75.757 |
2.723 |
85.100 |
3.421 |
112.000 |
5.600 |
178.000 |
12.460 |
3 |
Mường Khương |
26.235 |
1.792 |
29.200 |
1.986 |
38.000 |
2.599 |
59.000 |
4.720 |
4 |
Si Ma Cai |
25.917 |
685 |
27.300 |
819 |
31.000 |
1.240 |
39.000 |
1.950 |
5 |
Bắc Hà |
32.954 |
1.600 |
35.300 |
1.730 |
42.000 |
2.100 |
56.000 |
3.420 |
6 |
Bảo Thắng |
145.000 |
7.468 |
161.000 |
8.858 |
210.000 |
13.120 |
334.000 |
26.720 |
7 |
Bảo Yên |
48.143 |
3.676 |
51.400 |
3.906 |
60.000 |
4.560 |
81.000 |
6.480 |
8 |
Sa Pa |
26.688 |
1.139 |
28.300 |
1.217 |
33.000 |
1.485 |
42.000 |
2.520 |
9 |
Văn Bàn |
52.947 |
3.894 |
58.400 |
4.261 |
74.000 |
5.476 |
116.000 |
9.280 |
Biểu 02: Quy hoạch chăn nuôi gia cầm đến năm 2030
STT |
Huyện, thành phố |
Hiện trạng 2013 |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
Đến 2030 |
||||
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
||
Tổng số |
3.184 |
4.664 |
3.494 |
5.340 |
4.400 |
7.500 |
6.800 |
14.500 |
|
1 |
TP Lào Cai |
220 |
552 |
243 |
583 |
310 |
775 |
505 |
1.263 |
2 |
Bát Xát |
368 |
442 |
390 |
546 |
452 |
678 |
595 |
1.190 |
3 |
Mường Khương |
174 |
457 |
192 |
503 |
246 |
640 |
392 |
1.019 |
4 |
Si Ma Cai |
165 |
337 |
175 |
350 |
203 |
416 |
273 |
573 |
5 |
Bắc Hà |
230 |
405 |
254 |
445 |
324 |
583 |
514 |
1.028 |
6 |
Bảo Thắng |
1.165 |
1.284 |
1.312 |
1.629 |
1.750 |
2.749 |
2.945 |
6.416 |
7 |
Bảo Yên |
346 |
484 |
374 |
524 |
455 |
683 |
657 |
1.314 |
8 |
Sa Pa |
127 |
122 |
140 |
140 |
179 |
208 |
283 |
425 |
9 |
Văn Bàn |
388 |
581 |
414 |
621 |
481 |
770 |
636 |
1.272 |
Biểu 05: Quy hoạch phát triển chăn nuôi ngựa đến năm 2030
STT |
Huyện, thành phố |
Hiện trạng 2013 |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
Đến 2030 |
||||
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng sản lượng |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
||
Tổng số |
10.350 |
138 |
10.558 |
142 |
11.100 |
155 |
12.200 |
185 |
|
1 |
TP Lào Cai |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Bát Xát |
2.387 |
58 |
2.430 |
59 |
2.540 |
62 |
2.750 |
67 |
3 |
Mường Khương |
1.855 |
16 |
1.874 |
16 |
1.920 |
17 |
2.000 |
20 |
4 |
Si Ma Cai |
1.119 |
9 |
1.187 |
9 |
1.370 |
11 |
1.790 |
20 |
5 |
Bắc Hà |
3.558 |
22 |
3.622 |
24 |
3.790 |
31 |
4.120 |
42 |
6 |
Bảo Thắng |
233 |
14 |
235 |
14 |
240 |
14 |
250 |
15 |
7 |
Bảo Yên |
310 |
5 |
312 |
5 |
320 |
5 |
330 |
5 |
8 |
Sa Pa |
286 |
4 |
291 |
4 |
300 |
4 |
320 |
4 |
9 |
Văn Bàn |
602 |
10 |
607 |
10 |
620 |
10 |
640 |
11 |
Biểu 06: Quy hoạch phát triển chăn nuôi dê đến năm 2030
STT |
Huyện, thành phố |
Hiện trạng 2013 |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
Đến 2030 |
||||
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
Tổng đàn |
Sản lượng |
||
Tổng số |
25.352 |
114 |
26.632 |
119 |
30.000 |
131 |
38.000 |
160 |
|
1 |
TP Lào Cai |
815 |
8 |
850 |
8 |
940 |
9 |
1.100 |
11 |
2 |
Bát Xát |
2.926 |
13 |
3.165 |
14 |
3.790 |
15 |
5.300 |
21 |
3 |
Mường Khương |
365 |
2 |
367 |
2 |
370 |
2 |
400 |
2 |
4 |
Si Ma Cai |
533 |
3 |
540 |
3 |
560 |
3 |
600 |
4 |
5 |
Bắc Hà |
7.310 |
13 |
7.413 |
14 |
7.600 |
15 |
7.900 |
16 |
6 |
Bảo Thắng |
1.642 |
35 |
1.654 |
35 |
1.670 |
36 |
1.700 |
37 |
7 |
Bảo Yên |
3.920 |
11 |
4.198 |
12 |
4.990 |
14 |
6.900 |
19 |
8 |
Sa Pa |
4.499 |
15 |
4.865 |
16 |
5.850 |
19 |
8.200 |
26 |
9 |
Văn Bàn |
3.342 |
14 |
3.580 |
15 |
4.230 |
18 |
5.900 |
24 |