ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2543/QĐ-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 12 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “CÔNG BỐ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUỐC GIA PHỤC VỤ XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC” TỈNH KIÊN GIANG, GIAI
ĐOẠN 2022 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng
11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin
ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu
trữ;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 566/TTr-SNV ngày 30 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình
“Công bố tài liệu lưu trữ Quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ chủ quyền đất nước” tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2022-2030.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì,
phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung trong
Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ Quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước” tỉnh Kiên Giang, giai đoạn
2022-2030.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP, P.NC, P.TH;
- Sở Nội vụ (3 bản);
- Lưu: VT, mqtan.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lâm Minh Thành
|
CHƯƠNG TRÌNH
“CÔNG BỐ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUỐC GIA PHỤC VỤ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC” TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 10 năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích
a) Đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu
quả Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”; Công bố rộng rãi tài
liệu lưu trữ đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh nhằm phát huy có hiệu quả
giá trị tài liệu lưu trữ góp phần phục vụ công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo
dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ và góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ.
b) Tập trung các
nguồn nhân lực tổng hợp các loại hình tài liệu có giá trị lịch sử để phục vụ
nhu cầu khai thác, sử dụng của xã hội.
c) Tăng cường đổi mới phương thức
công bố tài liệu lưu trữ theo hướng sáng tạo, hiện đại, phù hợp xu hướng phát
triển của công nghệ thông tin; tích hợp, chia sẻ các dữ liệu công bố tài liệu lưu
trữ lịch sử của tỉnh, tiến tới xóa bỏ dần rào cản về thời gian,
không gian và địa lý để công chúng ở trong tỉnh và ngoài tỉnh có thể tiếp cận với
thông tin tài liệu lưu trữ nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng
nhu cầu của xã hội, phục vụ xây dựng, phát triển đất nước và chính quyền điện tử.
2. Yêu cầu.
a) Công bố tài liệu lưu trữ phục vụ lợi
ích chung của dân tộc, của đất nước; đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công
dân; tuyệt đối không gây phương hại, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc
cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tránh mọi sự
xuyên tạc, bóp méo các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật lịch sử.
b) Công bố tài liệu lưu trữ đang bảo
quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh phải đảm bảo độ chính xác, trung thực và độ tin cậy cao về nội dung và
hình thức tài liệu.
c) Công bố tài liệu lưu trữ gắn với
nhu cầu, mục đích, đối tượng và thực tiễn của tỉnh, của từng ngành, lĩnh vực. Đối
với tài liệu có đóng dấu chỉ mức độ mật thì phải được giải mật trước khi công bố.
d) Nội dung của Chương trình công bố
tài liệu phải bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của
địa phương, phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời
phải định rõ các nội dung cần công bố.
II. NỘI DUNG TÀI
LIỆU LƯU TRỮ CÔNG BỐ.
1. Quá trình xác lập và thực thi
chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của tỉnh qua các thời kỳ.
- Công cuộc khai
hoang, mở cõi và xác lập chủ quyền của tỉnh qua các thời kỳ.
- Lịch sử khai phá, xác lập chủ quyền,
thực địa hành chính của tỉnh.
- Chính sách và kết quả thực hiện các
chính sách quản lý, bảo vệ biên giới đất liền, biển đảo của
tỉnh đến nay.
- Quá trình xác lập, thực thi chủ quyền
biển đảo, hải đảo, quần đảo.
2. Quan hệ quốc tế của tỉnh.
- Chính sách và kết quả thực hiện các
chính sách ngoại giao của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử.
- Quan hệ ngoại giao của tỉnh qua các
thời kỳ lịch sử.
- Quá trình hợp tác, tham gia và hoạt
động của tỉnh với các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
3. Tổ chức đơn vị hành chính tỉnh
qua các thời kỳ lịch sử.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của
tỉnh qua các thời kỳ.
- Địa giới hành chính của tỉnh qua
các giai đoạn lịch sử.
+ Tổ chức các đơn vị hành chính của tỉnh.
+ Các địa danh hành chính tỉnh qua
các thời kỳ.
+ Các địa danh lịch sử kháng chiến của
tỉnh.
4. Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và
quyền con người ở địa phương.
- Chính sách và kết quả thực hiện
chính sách về các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng và quyền con người của tỉnh.
- Những việc làm hay, thiết thực hiệu
quả trong công tác tôn giáo, tín ngưỡng góp phần xây dựng và phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh bền vững.
5. Vấn đề phát triển nông thôn,
nông nghiệp và nông dân ở địa phương.
- Thiết chế quản lý xã, phường, thị
trấn ở địa phương từng giai đoạn.
- Chính sách và kết quả thực hiện các
chính sách phát triển nông thôn và sự hình thành nông thôn mới ở địa phương đến
nay.
- Kinh tế công nghiệp, nông nghiệp ở
địa phương qua các thời kỳ phát triển.
6. Vấn đề đô thị hóa và phát triển
đô thị của tỉnh
- Sự hình thành, phát triển của khu vực
đô thị ở trong tỉnh qua các thời kỳ.
- Quá trình đô thị hóa của tỉnh qua
các thời kỳ giai đoạn lịch sử.
- Vấn đề quản lý, quy hoạch đất đai tại
các khu vực đô thị trong tỉnh.
- Vấn đề quản lý, quy hoạch cơ sở hạ tầng
đô thị của tỉnh.
7. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.
- Chính sách và kết quả thực hiện các
chính sách văn hóa của tỉnh qua các thời kỳ.
- Lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh, các địa phương và cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.
- Văn hóa ca múa nhạc dân gian, nghề
truyền thống của khu vực, của tỉnh.
8. Vấn đề phát triển giáo dục đào
tạo của tỉnh.
- Tổ chức giáo dục đào tạo của tỉnh qua
các thời kỳ lịch sử.
- Chính sách và kết quả thực hiện các
chính sách giáo dục của tỉnh qua các thời kỳ.
- Công cuộc cải
cách giáo dục ở tỉnh qua các thời kỳ.
9. Chính sách và kết quả thực hiện
các chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Chính sách và kết quả thực hiện các
chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh qua các thời kỳ.
- Các đề tài, hội thảo hội thi về
khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, các địa phương trong tỉnh.
10. Các phong trào đấu tranh, các
cuộc kháng chiến giành, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Phong trào kháng Pháp giành độc lập
dân tộc 1858 - 1945.
- Cách mạng tháng Tám và công cuộc
xây dựng củng cố chính quyền sau Cách mạng.
- Công cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ 1945 - 1975.
11. Danh nhân, nhân vật và di tích
lịch sử - văn hóa.
- Anh hùng dân tộc qua các thời kỳ lịch
sử.
- Danh nhân văn hóa qua các thời kỳ lịch
sử.
- Quá trình hoạt
động của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiêu biểu qua các thời kỳ.
- Tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt
Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Nhân sĩ, trí thức yêu nước, tướng
lĩnh, lão thành cách mạng trong công cuộc kháng chiến, kiến
quốc (1858 - 1975).
- Tiểu sử tiêu biểu
người có công tham gia cách mạng.
- Các sắc phong của dòng họ; nhân vật
tiêu biểu.
- Di tích lịch sử, văn hóa; danh lam
thắng cảnh nổi tiếng trong tỉnh.
12. Lịch sử phát triển các ngành
nghề, lĩnh vực truyền thống của tỉnh...
III. HÌNH THỨC
CÔNG BỐ TÀI LIỆU LƯU TRỮ.
- Xuất bản ấn phẩm lưu trữ dưới dạng:
Sách chỉ dẫn thành phần, nội dung tài liệu các phông lưu trữ; tuyển tập/toàn tập tài liệu, văn kiện; biên niên sự kiện; sách nghiên cứu,
sách ảnh, sách diễn họa về sự kiện, nhân vật, kỷ yếu...
- Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu
trữ (cố định, lưu động…)
- Viết tin, bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ đăng trên các báo, tạp chí, trang thông
tin điện tử, website của các tổ chức có liên quan về công tác lưu trữ tài liệu.
- Xây dựng phim, phóng sự tài liệu,
tư liệu, hoạt hình, diễn họa; video clip, phát sóng trên các kênh truyền hình,
truyền thanh địa phương.
- Sản xuất quà tặng lưu niệm quảng bá
tài liệu lưu trữ (tem, bưu thiếp, lịch, cốc, tranh ảnh, USB phim ảnh...).
- Các hình thức khác: Chương trình
tương tác trực tuyến trên các nền tảng khoa học công nghệ; ngân hàng câu hỏi
gameshow; chương trình tương tác với độc giả như các cuộc thi tìm hiểu sự kiện
lịch sử/nhân vật; các tour du lịch kết hợp tham quan cơ quan Lưu trữ...
IV. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT,
NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG BỐ TÀI LIỆU.
1. Về cơ sở vật chất.
- Xây dựng, mở rộng, cải tạo khu
trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử tỉnh; đầu tư trang
thiết bị phù hợp với các hình thức, nội dung, yêu cầu, mục đích, chuyên đề công
bố tài liệu lưu trữ.
- Nâng cấp phần mềm quản lý hồ sơ,
tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tinh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan xây dựng hoặc nâng cấp cổng thông tin dữ liệu công bố
tài liệu lưu trữ quốc gia nhằm tích hợp, chia sẻ các dữ liệu công bố tài liệu
lưu trữ phục vụ nhu cầu sử dụng tài liệu của xã hội.
2. Về nguồn nhân lực
- Tổ chức, tham gia các lớp bồi dưỡng,
tập huấn nâng cao trình độ, đào tạo kỹ năng: Truyền thông, thuyết minh, biên tập
bài viết, xây dựng kịch bản nội dung, ứng dụng công nghệ
thông tin trong việc công bố tài liệu lưu trữ quốc gia...
- Tổ chức, tham gia các hội thảo, hội
nghị, khảo sát, học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước.
V. THỜI GIAN VÀ
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2030 theo
lộ trình và nhiệm vụ cụ thể từng năm do cơ quan chủ trì (Sở Nội vụ) chịu trách
nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện hàng năm.
2. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách tỉnh được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm
trên cơ sở xây dựng chi tiết các nhiệm vụ thực hiện trong Chương trình, cấp
kinh phí cho đơn vị Sở Nội vụ, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN.
1. Sở Nội vụ.
a) Là cơ quan chủ trì triển khai thực
hiện, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh có liên quan tổ
chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình “Công bố tài liệu
lưu trữ Quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền
đất nước” tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2022 - 2030.
b) Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ chi tiết theo lộ trình và dự toán kinh phí thực hiện hàng năm trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Định kỳ trước ngày 01 tháng 12
hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi
Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ theo quy định.
2. Sở Tài chính.
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
chi tiết của Chương trình, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối
bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định
pháp luật có liên quan.
3. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và
các cơ quan báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về giá trị của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sở Văn hóa và Thể thao.
Phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định các
tài liệu đưa ra công bố khi có nhu cầu đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp
lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh.
a) Tăng cường thực hiện việc giao nộp
hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh để phục vụ công
tác công bố tài liệu lưu trữ.
b) Căn cứ các nội dung tài liệu công
bố, nếu có liên quan đến thành phần tài liệu của cơ quan, đơn vị mình thì phối
hợp với Sở Nội vụ tổ chức triển khai thực hiện để phục vụ công tác công bố tài
liệu.
6. Các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung Chương trình
công bố tài liệu lưu trữ: Có trách nhiệm phối hợp tốt
với cơ quan chủ trì trong quá trình thực hiện./.