Quyết định 2526/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 2526/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/08/2018
Ngày có hiệu lực 22/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Trí Thanh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2526/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 22 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM CHẢ THỊT LỢN AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 236/TTr-SNN&PTNT ngày 08/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Phương án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục QLCL NLS&TS;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Báo, Đài PTTH Quảng Nam;
- BCĐVSATTP tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trí Thanh

 

PHƯƠNG ÁN

XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM CHẢ THỊT LỢN AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông lâm thủy sản luôn có những kết quả tăng trưởng đáng ghi nhận kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Việc đổi mới, tái cơ cấu ngành đã được triển khai và đạt được kết quả bước đầu góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Vấn đề tiêu thụ nông thủy sản, liên kết sản xuất trong nông nghiệp, quản lý chất lượng nông thủy sản, áp dụng khoa học công nghệ ... được quan tâm và triển khai tích cực trong thời gian qua. Cụ thể năm 2017, Ngành nông nghiệp của tỉnh đã cung cấp cho thị trường 107.000 tấn sản phẩm thủy sản; 270.000 tấn sản phẩm rau, củ, quả; 53.000 tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và theo kế hoạch năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017.

Bên cạnh việc phát triển và thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa nông lâm thủy sản như đã nêu ở trên thì cũng đã nảy sinh những bất cập, tồn tại về vấn đề an toàn thực phẩm mà cụ thể là phát hiện nhiều vụ việc về thực phẩm không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản là một trong những vấn đề nhức nhối, dư luận xã hội lên án và có nhiều bức xúc trong thời gian vừa qua. Sản xuất và sử dụng thực phẩm không an toàn không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người hằng ngày và lâu dài mà còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông thủy sản có giá trị.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chả thịt lợn theo chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được thực hiện; nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là thịt chưa được kiểm soát. Vì vậy, sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm (ATTP) cho người tiêu dùng. Qua số liệu giám sát mẫu chả trên thị trường cho thấy việc sử dụng Hàn the (Borat) trong sản xuất chả là vấn đề thực tiễn xã hội quan tâm và các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP cần có các giải pháp để đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hướng đến ngành công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, giải quyết đầu ra cho nông sản và tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp là rất cần thiết.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư ngày 21/10/2011 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới".

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

[...]