Quyết định 2511/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 2511/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 26/12/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trần Ngọc Căng |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2511/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 12 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề cương Đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;
Trên cơ sở nội dung Công văn số 4914/BNN-VPĐP ngày 15/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3810/TTr-SNNPTNT ngày 18/12/2017 về việc xin phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1861/SKHĐT-KTN ngày 24/11/2017 và Sở Tài chính tại Công văn số 3212/STC-NS ngày 06/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án OCOP Quảng Ngãi).
2. Cơ quan quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
3. Cơ quan thường trực thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi.
4. Cơ quan tổ chức lập đề án: Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ngãi.
5. Phạm vi thực hiện: 184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
6. Mục tiêu, yêu cầu của Đề án:
a) Mục tiêu: Xây dựng Đề án OCOP tỉnh Quảng Ngãi nhằm làm cơ sở phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống và sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; hạn chế di cư và dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.
b) Yêu cầu:
- Đề án OCOP Quảng Ngãi phải tuân thủ Chương trình Quốc gia “mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
- Sản phẩm OCOP phải phù hợp với tiêu chí của chương trình, có chất lượng và giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại và có khả năng phát triển trong tương lai; có khả năng cạnh tranh cao, mang tính đặc trưng của từng địa phương.
7. Nội dung thực hiện Đề án.
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng về Chương trình OCOP.
- Khảo sát, điều tra, thu thập, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ ưu thế của tỉnh Quảng Ngãi.
- Xác định các sản phẩm, dịch vụ OCOP của tỉnh Quảng Ngãi.
- Triển khai thực hiện chu trình phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP.
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống hỗ trợ chương trình OCOP.
- Tập huấn và tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các đội ngũ quản lý và các chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP tại các địa phương.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.
- Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cho phát triển sản phẩm OCOP.