Quyết định 2500/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2500/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/12/2016
Ngày có hiệu lực 22/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2500/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn vi chuyn đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:    

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU                    

1. Quan điểm

a) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các chủ thể liên quan áp dụng BIM, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguồn lực trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình;

b) Áp dụng BIM phải theo lộ trình thích hợp, có giai đoạn thí điểm, tổng kết đánh giá trước khi áp dụng rộng rãi;

c) Các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng BIM được hưng các ưu đãi theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ và pháp luật khác có liên quan;

d) Tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quốc tế để áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

2. Mục tiêu

a) Thông qua việc áp dụng BIM hướng tới mục tiêu thực hiện tiết kiệm ít nhất 30% về chi phí quy đổi tổng hợp từ các chủ thể có liên quan thực hiện áp dụng BIM, tăng cường tính minh bạch và thuận lợi trong quản lý, kim soát chất lượng hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Trong đó:

- Chi phí xây dựng tiết kiệm khoảng 10% (trong đó giảm lãng phí về vật liệu xây dựng khoảng 20%);

- Giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt;

- Giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%;

- Giảm các yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế khoảng 40%.

b) Xây dựng hành lang pháp lý và tạo sự đồng thuận trong xã hội tiến tới áp dụng BIM một cách rộng rãi.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Từ năm 2017 đến 2019:

Chuẩn bị các điều kiện cn thiết và đào tạo kỹ năng cho việc áp dụng BIM, bao gồm các nhiệm vụ sau:

a) Nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp áp dụng BIM;

b) Xây dựng hành lang pháp lý để áp dụng BIM, hệ thống các quy chun, tiêu chun kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan;

c) Xây dựng các hướng dẫn về BIM;

[...]