Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu | 249/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/01/2018 |
Ngày có hiệu lực | 23/01/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Lê Minh Ngân |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 249/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 702/TTr-STNMT-KS ngày 28/12/ 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng
Bình)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Sự cần thiết
Quảng Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, theo kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản cho thấy các loại khoáng sản có giá trị kinh tế và tiềm năng như: Đá vôi xi măng, sét xi măng, titan, sét gạch ngói, cát, sỏi, đặc biệt là đá làm VLXD xây dựng thông thường ước tính hàng tỷ m3 phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cơ bản đã được xử lý và từng bước được quản lý chặt chẽ. Hoạt động khai thác khoáng sản đã đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ các dự án công trình trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới, phục vụ dân sinh, góp phần tăng ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với một số loại khoáng sản (đất san lấp, cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường) ở một số địa phương vẫn tái diễn, phức tạp; một số cấp ủy đảng chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt trong công tác bảo vệ khoáng sản. Do đó, cần ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường; gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; làm thất thoát tài nguyên khoáng sản.
2. Căn cứ pháp lý để xây dựng phương án
Căn cứ Điều 16, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ. Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại văn bản số 6667/VPCP ngày 27/6/2017 của Văn phòng Chính phủ.
1. Quan điểm
- Khoáng sản là loại tài sản hữu hạn và hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao;
- Chú trọng công tác phòng ngừa thông qua tuyên truyền, phổ cập giáo dục nhận thức thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Quy định rõ trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 249/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 702/TTr-STNMT-KS ngày 28/12/ 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng
Bình)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Sự cần thiết
Quảng Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, theo kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản cho thấy các loại khoáng sản có giá trị kinh tế và tiềm năng như: Đá vôi xi măng, sét xi măng, titan, sét gạch ngói, cát, sỏi, đặc biệt là đá làm VLXD xây dựng thông thường ước tính hàng tỷ m3 phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cơ bản đã được xử lý và từng bước được quản lý chặt chẽ. Hoạt động khai thác khoáng sản đã đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ các dự án công trình trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới, phục vụ dân sinh, góp phần tăng ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với một số loại khoáng sản (đất san lấp, cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường) ở một số địa phương vẫn tái diễn, phức tạp; một số cấp ủy đảng chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt trong công tác bảo vệ khoáng sản. Do đó, cần ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường; gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; làm thất thoát tài nguyên khoáng sản.
2. Căn cứ pháp lý để xây dựng phương án
Căn cứ Điều 16, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ. Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại văn bản số 6667/VPCP ngày 27/6/2017 của Văn phòng Chính phủ.
1. Quan điểm
- Khoáng sản là loại tài sản hữu hạn và hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao;
- Chú trọng công tác phòng ngừa thông qua tuyên truyền, phổ cập giáo dục nhận thức thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Quy định rõ trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
2. Mục tiêu
- Bảo vệ và quản lý chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác, xử lý triệt để khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản;
- Phát huy trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp, bảo vệ tốt tiềm năng khoáng sản cả trước mắt và lâu dài; lập lại kỹ cương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1. Tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 19 loại khoáng sản rắn và nước nóng - nước khoáng. Cụ thể:
- Khoáng sản kim loại gồm có: sắt, mangan, titan- ziron, chì-kẽm, vàng nhưng trữ lượng không lớn;
- Khoáng chất công nghiệp có: Than bùn, phosphorit, pegmatit, kaolin, dolomit, cát thủy tinh ( cát trắng);
- Đá bán quý có: đá silic màu;
- Vật liệu xây dựng gồm: Đá vôi xi măng, sét xi măng, sét gạch ngói, cát, sỏi, đá ốp lát, đặc biệt là đá làm VLXD thông thường ước tính hàng tỷ m3;
- Nước nóng, nước khoáng, có 05 điểm nước nóng gồm: Đồng Ngèn; Phúc Trạch; suối Kịn xã Ngư Hóa; Khe nước Sốt xã Quảng Lưu; suối nước khoáng Bang - Lệ Thuỷ, nhiệt độ > 105 0c. Phần lớn các loại khoáng sản nêu trên chưa được điền tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản.
2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.1. Công tác ban hành văn bản quản lý nhà nước
Thực hiện Luật Khoáng sản số 60/2010/QH-12 ngày 17/11/2010; Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền như: Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định quy định các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khoáng sản áp dụng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/3/2016 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh về việc quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025.
2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được quan tâm, triễn khai kịp thời, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn phổ biến Luật khoáng sản, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho các đối tượng tham gia tập huấn là Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn; cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại các Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh cũng đã tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản một cách sâu rộng, kịp thời.
2.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
Việc thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản 2010, theo Quyết định số 1994/QĐ-CT ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh về việc công bố các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khoáng sản áp dụng tại Sở Tài nguyên và Môi trường và áp dụng theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001-2008 của Sở Tài nguyên và Môỉ trường.
Đến thời điểm 01/12/2017, tình hình cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cụ thể như sau:
a. Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng khoáng sản:
Tổng số Giấy phép thăm dò khoáng sản: UBND tỉnh đã cấp 130 Giấy phép; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 17 Giấy phép; Tổng số khu vực đã được UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản là 127 khu vực.
b. Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
- UBND tỉnh đã cấp 90 Giấy phép, trong đó: Đá xây dựng có 48 giấy phép; cát làm vật liệu xây dựng thông thường và san lấp 36 giấy phép; Sét gạch ngói 06 giấy phép;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 15 Giấy phép, trong đó: Kaolin 03 giấy phép; Titan 01 giấy phép và Đá, sét xi măng 11 giấy phép.
2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản
Công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản của tỉnh thời gian qua đã được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Hoạt động kiểm tra, thanh tra đã tập trung vào các nội dung như việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản, việc chấp hành các quy định trong giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, công tác bảo vệ môi trường hoạt động khoáng sản.
Từ năm 2012 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức và phối hợp với các ban, ngành ở địa phương, tiến hành 04 cuộc thanh tra (năm 2013: 01 cuộc; năm 2014: 01 cuộc; năm 2015: 01 cuộc; năm 2017: 01 cuộc) và hàng trăm cuộc kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm, đã xử lý vi phạm hành chính 97 trường hợp với số tiền trên 2,4 tỷ đồng, do vậy đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đưa hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp, đúng luật và hiệu quả.
2.5. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tại thời điểm lập Phương án
Nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/3/2016 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.
Các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh và chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện các văn bản nêu trên nên hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, hạn chế các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khoáng sản đất san lấp, cát làm vật liệu xây dựng thông thường) có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh do nhu cầu xây dựng, phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng, khu dân cư đô thị...
2.6. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
a. Những tồn tại, hạn chế
- Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn tại trên địa bàn tỉnh nhất là đối với khoáng sản đất san lấp, cát làm vật liệu xây dựng thông thường;
- Nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của một số cấp ủy chính quyền địa phương cấp xã và các tổ chức, cá nhân vẫn còn hạn chế;
- Trình độ nhận thức về pháp luật khoáng sản của người dân, các đơn vị được cấp phép hoạt động khoáng sản còn thấp, vì vậy việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản mang tính chất đối phó, đặc biệt các đơn vị chưa có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản chưa thường xuyên, chủ yếu chỉ là lồng ghép, ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản của một số đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa nghiêm túc;
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản chưa thường xuyên, nghiêm túc;
b. Nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật về khoáng sản chủ yếu tập trung vào đối tượng là cán bộ quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, chưa tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục đến mọi người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có khoáng sản;
- Công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép đã được tăng cường, nhưng việc xử lý sau kiểm tra chưa triệt để. Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành liên quan với UBND các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là UBND cấp huyện) và UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) trong công tác kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thiếu chặt chẽ;
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) chưa thật sự quan tâm tới công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa cấp phép khai thác, còn có hiện tượng né tránh trong việc xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;
- Một số tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật hoặc lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để tiến hành khai thác khoáng sản trái phép; hoạt động khai thác diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi (chủ yếu thực hiện sau giờ nghỉ hành chính, tập trung vào ban đêm, vào các ngày nghĩ, ngày lễ);
- Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản: Lực lượng cán bộ tại cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và chuyên môn, do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực (đất đai, môi trường và khoáng sản); Thanh tra chuyên ngành khoáng sản còn thiếu nên chưa phát hiện kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; phát hiện nhưng chưa xử lý triệt để.
IV. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ
1. Các khu vực thăm dò và khu vực khai thác khoáng sản đang hoạt động
a) Tổng số Giấy phép thăm dò khoáng sản: UBND tỉnh đã cấp 130 Giấy phép; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 17 Giấy phép;
b) Các khu vực khai thác khoáng sản:
- UBND tỉnh đã cấp 90 Giấy phép, trong đó: Đá làm vật liệu xây dựng thông thường có 48 giấy phép; cát làm vật liệu xây dựng thông thường và san lấp 36 giấy phép; Sét gạch ngói 06 giấy phép;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 15 Giấy phép, trong đó: Kaolin 03 giấy phép; Titan 01 giấy phép và Đá, sét xi măng 11 giấy phép (Chi tiết phụ lục số 1 kèm theo).
2. Các nguồn nước khoáng đã phát hiện
Tổng số gồm 05 nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên cần bảo vệ gồm: mỏ Thanh Lâm, xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa; mỏ Động Ngèn, xã Phúc Trạch, Troóc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch; Khe nước Sốt, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch; mỏ Bang, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, các khu vực này đang được Bộ Công thương lập quy hoạch theo quy định (Chi tiết phụ lục 2 kèm theo).
3. Các khu vực khai thác đã kết thúc đóng cửa mỏ để bảo vệ
- Gồm có 80 khu vực, trong đó: Đá làm vật liệu xây dựng có 13 khu vực; Đá sét đen 01 khu vực; Cát làm vật liệu xây dựng thông thường và san lấp 32 khu vực; Đất san lấp 07 khu vực; Sắt 03 khu vực; Sét gạch ngói 08 khu vực; Laterit 01 khu vực; Man gan 01 khu vực; Phosphorit 01 khu vực; phiến sét than 01 khu vực và Titan 12 khu vực (Chi tiết phụ lục 3 kèm theo).
4. Các khu vực đã và đang được điều tra đánh giá; khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia và khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẽ cần bảo vệ
Theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia thì Quảng Bình có mỏ cát trắng trên địa bàn huyện Lệ Thủy (tọa độ X 1.898.000; Y 704.400);
02 khu vực thuộc đề án điều tra khoáng sản thuộc danh mục Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 13/8/2013, cụ thể: Nhóm tờ Đông Thọ (Hà Tĩnh - Quảng Bình) diện tích 2.450 km2; Khe Cát Lệ Thủy, diện tích 2.870km2;
Quyết định số 2323/QĐ-BTNMT ngày 28/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đối với mỏ Quặng Mangan tại các xã: Kim Hóa, Thuận Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa;
Quyết định số 1270/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đối với mỏ Titan tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy (Chi tiết phụ lục 4 kèm theo).
5. Khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản
Thực hiện Công văn số 236a/TTg-CP ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 về việc phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Bình, gồm 1.787 khu vực cấm với tổng diện tích 390.657,95 ha và 171 khu vực tạm thời cấm với tổng diện tích 14.034,27 ha (Chi tiết phụ lục 5 kèm theo).
6. Thông tin về Quy hoạch khoáng sản của tỉnh Quảng Bình
Công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền đã được triển khai thực hiện đúng quy định của Luật khoáng sản 2010, từ 01/01/2012 đến 30/6/2017, UBND tỉnh ban hành 03 Quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh gồm:
- Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020, với tổng số 211 khu vực khoáng sản: Trong đó: 56 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường; 37 khu vực mỏ sét gạch ngói; 53 khu vực mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường; 06 khu vực mỏ titan; 07 khu vực mỏ vàng; 22 khu vực mỏ sắt, sắt leterit; 12 khu vực mỏ phụ gia xi măng; 03 khu vực mỏ quặng phosphorít; 01 khu vực mỏ pegmatit; 01 khu vực mỏ quặng chì kẽm; 01 khu vực mỏ than bùn; 04 khu vực mỏ nước nóng, nước khoáng; 01 khu vực mỏ quặng Wonfram; 03 khu vực mỏ quặng mangan; 01 khu vực mỏ than đá; 01 khu vực mỏ đá granit; 01 khu vực mỏ sét xi măng; 01 khu vực mỏ đá cericit;
- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020, gồm 148 khu vực khoáng sản. trong đó: 58 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường; 36 khu vực mỏ sét gạch ngói; 29 khu vực mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường; 24 khu vực mỏ cát làm vật liệu san lấp; 01 khu vực mỏ titan;
- Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh về việc quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025, bao gồm 167 khu vực mỏ, trong đó: 56 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường; 23 khu vực mỏ sét gạch ngói; 49 khu vực mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường; 38 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp; 01 khu vực mỏ titan;
Quy hoạch hoạt động khoáng sản sau khi được ban hành, được công bố công khai trên Báo Quảng Bình, Website Sở Tài nguyên và Môi trường, Website UBND tỉnh và được công khai tại bộ phận Một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Hiện nay, quy hoạch khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025 mới thực hiện cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác một phần diện tích, các khu vực còn lại chưa cấp phép cần bảo vệ theo quy định của pháp luật.
7. Thông tin về Quy hoạch khoáng sản của cả nước
- Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 12 khu vực khoáng sản, trong đó có 06 điểm quy hoạch đá vôi xi măng, 06 điểm quy hoạch sét xi măng;
- Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Bộ xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 01 khu vực quy hoạch vôi Kim Lũ tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa với diện tích 62,22ha, hiện nay đã cấp phép 31,57ha;
- Theo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có bổ sung khu vực quy hoạch mỏ Đôlômít tại xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa với diện tích 52,0ha (Chi tiết phụ lục 6 kèm theo).
1. UBND cấp xã
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản đến thôn, xóm, bản; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn sau khi UBND tỉnh ban hành; thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách từng khu vực, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn;
- Thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh hoặc khi nhận được thông tin chỉ đạo từ cơ quan cấp trên; trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để xử lý;
- Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lập bến bãi tập kết khoáng sản trái phép, xây dựng cơ sở tuyển quặng trái phép; sử dụng công cụ, phương tiện máy móc hoặc vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản trái phép;
- Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc địa bàn quản lý trước pháp luật và Chủ tịch UBND huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài hoặc nhận được thông tin phản ánh về khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra, nhưng không có biện pháp giải quyết hoặc cố tình chậm trễ trong việc kiểm tra xử lý.
2. UBND cấp huyện
- Triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn huyện;
- Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện;
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
- Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo xẩy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;
- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Sở, ngành liên quan trong quá trình các Sở ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn hoặc các nhiệm vụ định kỳ, đột xuất được UBND tỉnh giao. Địa phương nào không phối hợp hoặc phối hợp mang tính hình thức, các Sở ngành có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời;
- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chính đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh khi để xẩy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài (theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ) hoặc nhận được thông tin phản ánh về khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra nhưng không có biện pháp giải quyết hoặc cố tình chậm trễ trong việc kiểm tra xử lý.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (khi có thông tin) tại các địa bàn diễn ra hoạt động khoáng sản trái phép hoặc khai thác khoáng sản trái phép;
- Phối hợp kịp thời với các cơ quan liên quan để xử lý hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, sau khi tiếp nhận thông tin từ cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức và cá nhân phản ánh, kiến nghị;
- Đôn đốc, kiểm tra UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc địa bàn quản lý;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản tại khu vực mỏ được cấp phép, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu tái phạm tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy phép theo quy định;
- Tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định.
4. Sở Công Thương
- Phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang lưới điện cao áp và xăng dầu trên địa bàn;
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động vận chuyển, tàng trữ, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; đấu tranh phòng chống gian lận thương mại trong lĩnh vực khoáng sản;
- Kịp thời thông tin về việc khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình hệ thống dẫn điện và xăng dầu được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
5. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng theo quy định.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan trực thuộc Sở (đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, các chủ rừng, các Công ty thủy lợi, thủy sản) thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực được giao quản lý. Tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng diện tích rừng và đất được giao quản lý, sử dụng để khai thác khoáng sản trái phép;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, tập kết khoáng sản gây ảnh hưởng đến rừng và đất sản xuất nông, lâm nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, hành lang tiêu thoát lũ trên các tuyến sông theo quy định của pháp luật.
7. Sở Giao thông Vận tải
- Phối hợp với Công an tỉnh, các Sở ngành liên quan và chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép; đặc biệt là xử lý vi phạm đối với các tàu thuyền khai thác, vận chuyển cát, sỏi không đảm bảo điều kiện theo quy định;
- Nghiên cứu khảo sát để xây dựng khu vực tạm giữ phương tiện đường thuỷ để phục vụ công tác xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trái phép;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương lập kế hoạch tổng kiểm tra các phương tiện đường thủy, yêu cầu bắt buộc tháo dỡ các máy móc, thiết bị dùng để khai thác cát, sỏi; tịch thu thiết bị, đình chỉ hoạt động theo quy định đối với các phương tiện vi phạm. Chỉ cấp đăng ký, đăng kiểm đối với các phương tiện có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi cho các đơn vị có giấy phép khai thác cát, sỏi;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh về việc quy hoạch bến bãi tập kết cát sỏi lòng sông theo quy định. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh tình trạng lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép; chấm dứt các bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép, tự phát, không có trong quy hoạch;
- Phối hợp với chính quyền địa phương để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình giao thông theo quy định.
8. Sở Tài chính
Kịp thời tổng hợp kinh phí theo đề nghị của các Sở, ngành phục vụ nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ và Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản.
9. Sở Du lịch
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc thuộc danh mục kiểm kê đất tại các khu, điểm du lịch, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
10. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn diễn ra trong thời gian dài, mà không giải quyết dứt điểm theo Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và quy định của pháp luật hiện hành;
- Kịp thời thông tin và phối hợp với địa phương xử lý khai thác khoáng sản trái phép trong các khu vực đất do cơ sở tôn giáo sử dụng được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
11. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng tổ chức nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan, chính quyền các cấp, thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, tàng trữ và vận chuyển khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm đối với các tàu thuyền không có đăng ký, đăng kiểm, không đủ điều kiện hoạt động tham gia giao thông đường thủy, đặc biệt là các tàu thuyền có hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông nhằm giảm tình trạng khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xử lý khai thác khoáng sản trái phép khi vượt khả năng xử lý của các sở, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện. Bố trí lực lượng để giải tỏa, xử lý các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích an ninh hoặc hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ an ninh, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
12. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy Quân sự huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện;
- Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng hoặc hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
13. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép tại khu vực vùng biên giới và các khu vực có liên quan thuộc phạm vi quản lý và khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
14. Cục Thuế
- Tăng cường công tác quản lý thu thuế; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tham mưu UBND tỉnh xử lý về thuế đối với hành vi khai thác, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép theo quy định pháp luật;
- Truy thu các nghĩa vụ tài chính đối với sản lượng khoáng sản khai thác trái phép; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Thuế.
15. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Kịp thời thông tin về việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong các khu vực đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình thông tin liên lạc, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
16. Ban Quản lý khu kinh tế
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
17. Báo Quảng Bình, Đài truyền hình Quảng Bình
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác bằng nhiều hình thức và phương pháp phù hợp. Kịp thời biểu dương trên phương tiện truyền thông đối với các tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt và hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; đồng thời phản ánh trung thực, khách quan đối với những địa phương thực hiện không có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản thuộc phạm vi quản lý;
- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên, khoáng sản; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.
18. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản
- Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản;
- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để xử lý;
- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.
VI. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN; KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các giải pháp tổ chức thực hiện
1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp và nhân dân về hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Điều 16 và Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.
1.2. Quản lý quy hoạch khoáng sản và công khai bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
- Công khai quy hoạch khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, khu vực cấm và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực cấp phép và khu vực chưa cấp phép hoạt động khoáng sản;
- Nâng cao hiệu quả việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách và phục vụ xây dựng các công trình, hạ tầng, phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện để đầu tư trở lại cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản.
1.3. Kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động khoáng sản trái phép
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép; thường xuyên giám sát các khu vực khoáng sản có nguy cơ xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; công khai đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
1.4. Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành với UBND cấp huyện và UBND cấp xã
Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo lĩnh vực và địa bàn quản lý. Phát huy chức năng giám sát, quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa cấp phép trên địa bàn của các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
- Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, cân đối từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo để các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
- Các Sở, ban, ngành liên quan, định kỳ hàng năm (cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), lập dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt;
- UBND cấp huyện, UBND cấp xã:
Định kỳ hàng năm (cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, UBND cấp xã lập dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, gửi cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt;
Tùy trường hợp cụ thể hoặc đột xuất cần thiết phải bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động xử lý vi phạm pháp luật khoáng sản hoặc bổ sung phương tiện chuyên dùng, công cụ hỗ trợ thì các Sở, ngành chức năng, UBND cấp huyện đề xuất gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Chế độ báo cáo
- Đối với UBND cấp xã báo cáo định kỳ về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho UBND cấp huyện 06 tháng một lần, báo cáo kỳ 1 trước ngày 10/6, báo cáo kỳ 2 trước ngày 10/12 hàng năm;
- Các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện lập báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn gửi UBND tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kỳ 1 trước ngày 15/6, báo cáo kỳ 2 trước ngày 15/12 hàng năm;
- Ngoài chế độ báo cáo định kỳ nêu trên, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản hoặc do nhiệm vụ đột xuất, các cơ quan liên quan phải báo cáo kịp thời công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho cơ quan có thẩm quyền.
1. Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nội vụ; Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng; Cục Thuế; Ban Quản lý Khu Kinh tế; Báo Quảng Bình, Đài truyền hình Quảng Bình; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm túc Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh về tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.