KẾ HOẠCH
PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 630/QĐ-TTG NGÀY 11/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2489/QĐ-UBND tỉnh ngày 06/10/2020 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Vĩnh Phúc hiện có 32.821,80
ha rừng và đất lâm nghiệp chiếm 26,57% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, được
phân bố trên địa bàn 7 huyện, thành phố. Trong đó có 18.835,5 ha, hiện trạng là
rừng trồng, rừng tự nhiên tái sinh (chiếm 57%) diện tích rừng cả tỉnh, đây là
những đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp khô hạn kéo dài, nắng nóng cục
bộ ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, nguy cơ
cháy rừng luôn tiềm ẩn ở mức độ cao.
Ngay từ đầu năm 2020, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có rừng
triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng, cụ thể:
Văn bản số 124/UBND-NN2 ngày 08/1/2020 về việc tăng cường công tác PCCCR, BVR;
Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 31/03/2020 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách
PCCCR, BVR; Văn bản số 5239/UBND-NN3 ngày 10/7/2020 về tăng cường các biện pháp
phòng cháy, chữa cháy rừng…..Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời
tiết khô hanh, nắng nóng cục bộ kéo dài.Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc đã xảy ra 01 vụ cháy rừng trồng sản xuất tại khu vực Núi Thằn lằn, xã
Cao Minh, thành phố Phúc Yên, cháy rừng đã làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái khu vực.
Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng; cụ thể hóa công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương
tiện hỗ trợ các địa phương kịp thời ứng phó các tình huống cháy rừng xảy
ra.UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng triển khai thực hiện
Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc
hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách,
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và tiếp tục thực hiện các quy định có liên
quan về phòng cháy, chữa cháy rừng của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 và Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số
99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy (sau đây viết gọi là Nghị quyết số 99/2019/QH14), tạo sự chuyển biến rõ
nét trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quyết định số
630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch thực hiện
Nghị quyết của Quốc hội và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọi là Quyết
định số 630/QĐ-TTg); Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2020 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Ban hành kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định
số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện
chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy(sau đây viết gọi là Quyết định
số 3422/QĐ-BNN-TCLN);
- Thực hiện nghiêm các nội dung về phòng cháy chữa
cháy rừng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 và Thông tư
số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019;
- Chủ động và hiệu quả trong việc kiểm tra, kiểm
soát; chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng khi xảy
ra cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương ở những vùng trọng điểm và
các khu vực có nguy cơ cháy lớn khác, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
về tính mạng, tài sản, tài nguyên và ảnh hưởng môi trường sống.
2. Yêu cầu
- Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc
nội dung Nghị quyết số 99/2019/QH14, Quyết định số 630/QĐ-TTg, Quyết định số
3422/QĐ-BNN-TCLN nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, chủ rừng và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Cụ thể hóa đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo
tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai Nghị quyết số 99/2019/QH14, Quyết định
số 630/QĐ-TTg và Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN.
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một
cách khẩn trương, kịp thời trước các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn
toàn tỉnh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
rừng kịp thời hỗ trợ địa phương xử lý các tình huống cháy rừng lớn vượt quá tầm
kiểm soát.
- Đảm bảo các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất
và nguồn nhân lực triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14,
Quyết định số 630/QĐ-TTg, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, Quyết định số
3422/QĐ-BNN-TCLN, Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT.
II. PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM CÓ NGUY
CƠ CHÁY RỪNG
Căn cứ bản đồ phòng cháy chữa cháy rừng
tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 6/6/2020 của UBND tỉnh, Ban
hành Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn mùa khô
2018-2019. Vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được xác định
như sau:
1. Huyện Sông Lô
Sông Lô là huyện miền núi của tỉnh
Vĩnh Phúc có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 3.929,4 ha, chiếm 26,19%
tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, được phân bố trên địa bàn 16 xã và 01 thị
trấn trong đó đất rừng phòng hộ là: 1.417,29 ha, đất rừng sản xuất là: 2.512,08
ha.
Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng
cao với tổng diện tích là 959,70 ha. Trong đó: Xã Quang Yên: Diện tích 169,5 ha,
địa điểm gồm Núi Thét và khu vực Bù Thần; Xã Đồng Quế: Diện tích 364,3 ha, địa
điểm gồm: Cây Tranh và khu Hố Cọ, Núi Sáng; Xã Lãng Công: Diện tích 364,7 ha,
hiện trạng là rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng dự án 661,
địa điểm Ao Hâm, Bù Sặt, Lũng Chéo và khu vực núi Sáng; Xã Bạch Lưu: Diện tích
20,5 ha. Địa điểm gồm: khu vực Bù; khu vực Đầu Voi và khu vực Núi Thét; Xã Hải
Lựu:Diện tích là 20,2 ha, hiện trạng là rừng trồng, địa điểm Núi Thét.
2. Huyện Lập Thạch
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện
Lập Thạch là: 4.235,2 ha trong đó đất rừng phòng hộ là: 430,7 ha, đất rừng sản
xuất là: 3.804,52 ha.
Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng
cao có tổng diện tích là: 677,64 ha. Trong đó: Xã Ngọc Mỹ, diện tích 333,0
ha, địa điểm gồm: Khu vực Núi sáng, Mom Giang, Bảo Đài; Xã Quang Sơn, diện tích
117,8 ha, địa điểm gồm: Khu vực núi Đầu hâu; Xã Bắc Bình, diện tích 101,40 ha,
địa điểm khu vực Rõng Tráng - Yên Thích; Xã Xuân Hòa, diện tích 14 ha, địa điểm
khu vực Núi Bảo Đài; Xã Liễn Sơn 69,7 ha, địa điểm: khu vực Núi Bảo Đài; Xã Vân
Trục, diện tích 28,6 ha, địa điểm khu vực Núi Tiên Định.
3. Huyện Tam Đảo
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của
huyện Tam Đảo là: 15.211,5 ha trong đó đất rừng đặc dụng là: 12.717,75 ha, đất
rừng phòng hộ là: 469,98 ha, đất rừng sản xuất là: 2.023,75 ha.
Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng
cao có tổng diện tích là 3.135 ha gồm các Khu vực: Mâm Thừa, Ao Lai, Cổ
Ngựa, Dốc Chùa, Đá Vôi, Núi Con Trâu 2, Ao Bức, Ba Khe, Chòi Đào, Hai Vú, Chợ
Giời - xã Minh Quang; Ba Vú, Mom Cày, Con Trâu 1, KM 13-17 - xã Hồ Sơn; Chùa
Báng - xã Tam Quan; Hào Di, Tây Thiên, Ổ Lợn, Phòng Không- xã Đại Đình; Bến Tắm,
Chòi Trâu, Khe Bòng, Bát Vỡ, Phòng Không, Đạo Trù Thượng, Ba Khe, Phân Lân, Xóm
Gò - xã Đạo Trù, Núi Ngang - xã Bồ Lý.
4. Huyện Bình Xuyên
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện
Bình Xuyên là 3.791,1ha trong đó đất rừng đặc dụng là 2.405,46 ha, đất rừng
phòng hộ là 215,2 ha, đất rừng sản xuất là 1.170,48 ha.
Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng
cao có tổng diện tích là : 747,2
ha gồm các khu vực: Mỹ Khê, Quân Bong, Khu thiếp giáp, Đá Đen, Khu vực Loa Thượng,
Loa Hạ, Khu On, Khu Đồng Thang, Khu trại Ngỗng, Khu Đồng Giang - xã Trung Mỹ;
khu vực Núi Đinh, Núi Nia - xã Hương Sơn.
5. Thành phố Phúc Yên
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của
Thành phố Phúc Yên là: 4.516,0 ha trong đó đất rừng đặc dụng là:617,3 ha, đất rừng
phòng hộ là: 1.525,26 ha, đất rừng sản xuất là: 2.373,43 ha.
Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng
cao có tổng diện tích là 2.391,6 ha. Trong đó; Xã
Ngọc Thanh, Diện tích 2.391,6 ha; địa điểm gồm Khu Lập Đinh, diện tích 750,0
ha, Khu Thanh Cao, diện tích 380,0 ha; Khu Đồng Trầm, diện tích 300,0 ha và
Trung tâm KHSX lâm nghiệp Đông Bắc Bộ, diện tích 961,6 ha.
6. Huyện Tam Dương
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tam
Dương là 983,7 ha (rừng sản xuất). Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao có tổng diện tích là 82 ha, địa điểm gồm: Khu vực Núi
Đinh - xã Kim Long, diện tích 47 ha; Núi Dầu - xã Đồng Tĩnh, diện tích 15 ha; Đồi
Đanh - xã Hướng Đạo, diện tích 20 ha.
III.
BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA CHỮA CHÁY RỪNG
1. Lực lượng huy động tham gia chữa cháy rừng
Các huyện, thành phố có rừng tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tại địa phương tham gia chữa
cháy rừng; trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; đảm bảo hệ
thống thông tin liên lạc thông suốt với các khu vực đang xảy ra cháy rừng; bố
trí lực lượng thường trực sẵn sàng tham gia ứng cứu cháy rừng; thành lập các tổ đội xung kích cấp thôn, bản; các chủ rừng
là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng; các nhóm hộ liên gia
có diện tích rừng liền kề; các nhóm hộ gia đình có cùng chung phương án phòng
cháy chữa cháy rừng.
2. Phương tiện, dụng cụ huy động tham gia chữa cháy rừng
- Huyện Sông Lô: Ô tô 04 chiếc, xe máy 10 chiếc, cưa xăng 03 chiếc, máy thổi gió 04
chiếc, ống nhòm 01 chiếc, máy cắt thực bì 04 chiếc, loa cầm tay 01 chiếc, máy định
vị GPS 01 chiếc, điện thoại cố định 01 chiếc, nhà bạt khung di dộng 01 chiếc,
la bàn cầm tay 01 chiếc, dao phát 300 con, vỉ dập lửa 50 chiếc, giày tất đi rừng
200 đôi, mũ cứng 200 chiếc, bi đông đựng nước 100 chiếc, quần áo bảo hộ 30 bộ,
găng tay 100 đôi, đèn pin 50 chiếc
- Huyện Lập Thạch: Ô
tô 05 chiếc, xe máy 10 chiếc, máy cưa xăng 03 chiếc, máy thổi gió 05 chiếc, ống
nhòm 01 chiếc, máy cắt thực bì 04 chiếc, loa cầm tay 02 chiếc, máy định vị GPS
01 chiếc, nhà bạt khung di dộng 01 chiếc, dao phát 300 con, giày tất đi rừng:
200 đôi, mũ cứng: 200 chiếc, đèn pin 50 chiếc, quần áo bảo hộ: 30 bộ.
- Huyện Tam Đảo: Ô tô 05 chiếc, xe máy 20 chiếc, máy cưa xăng 05 chiếc, máy thổi gió
05 chiếc, ống nhòm 01 chiếc, máy cắt thực bì 05 chiếc, loa cầm tay 01 chiếc,
máy định vị GPS 01 chiếc, nhà bạt khung di dộng 01 chiếc, dao phát 300 con, vỉ
dập lửa 100 chiếc, giày tất đi rừng: 200 đôi, mũ cứng: 200 chiếc, bi đông đựng
nước: 100 chiếc, đèn pin 50 chiếc, quần áo bảo hộ 50 bộ.
- Huyện Bình Xuyên: Ô tô 04 chiếc, xe máy 10 chiếc, máy cưa xăng 03 chiếc, máy thổi gió
04 chiếc, ống nhòm 01 chiếc, máy cắt thực bì 04 chiếc, loa cầm tay 01 chiếc,
máy định vị GPS 01 chiếc, nhà bạt khung di dộng 01 chiếc, dao phát 200 con, vỉ
dập lửa 50 chiếc, giày tất đi rừng: 150 đôi, mũ cứng: 150 chiếc, bi đông đựng
nước: 500 chiếc, đèn pin 30 chiếc, quần áo bảo hộ 30 bộ.
- Thành phố Phúc Yên: Ô
tô 07 chiếc, xe máy 30 chiếc, máy cưa xăng 05 chiếc, máy thổi gió 05 chiếc, ống
nhòm 02 chiếc, máy cắt thực bì 05 chiếc, loa cầm tay 02 chiếc, máy định vị GPS
01 chiếc, nhà bạt khung di dộng 01 chiếc, dao phát 300 con, vỉ dập lửa 100 chiếc,
giày tất đi rừng: 200 đôi, mũ cứng: 200 chiếc, bi đông đựng nước: 100 chiếc,
đèn pin 50 chiếc, quần áo bảo hộ 50 bộ.
- Huyện Tam Dương: Ô tô 03 chiếc, xe máy 10 chiếc, máy cưa xăng 03 chiếc, máy thổi gió
03 chiếc, ống nhòm 01 chiếc, máy cắt thực bì 03 chiếc, loa cầm tay 01 chiếc,
máy định vị GPS 01 chiếc, nhà bạt khung di dộng 01 chiếc, dao phát 100 con, vỉ
dập lửa 50 chiếc, giày tất đi rừng: 100 đôi, mũ cứng:100 chiếc, bi đông đựng nước:
50 chiếc, đèn pin 30 chiếc, quần áo bảo hộ 30 bộ.
IV. CƠ CHẾ PHỐI
HỢP, CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY LỰC LƯỢNG LIÊN NGÀNH CHỮA CHÁY RỪNG
1.Trường hợp
đám cháy mới phát sinh (cháy nhỏ)
- Đám cháy mới phát sinh, quy mô
đám cháy dưới 01 ha và không có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; có
thể kiểm soát được bởi lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ của chủ rừng hoặc của cấp
xã.
- Khi phát hiện cháy rừng, chủ rừng
phải huy động ngay lực lượng, công cụ để chữa cháy.
+ Đối với chủ rừng là hộ gia
đình,cá nhân thì trưởng thôn, bản nơi xảy ra cháy rừng phải huy động lực lượng,
phương tiện của thôn, bản để chữa cháy rừng. Đồng thời phải báo cáo ngay cho Kiểm
lâm phụ trách địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã để có phương án hỗ trợ kịp thời.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khẩn trương đến hiện trường đám cháy, trực tiếp chỉ
huy chữa cháy rừng và huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá
nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng.
+ Đối với chủ rừng là tổ chức, khi
phát hiện đám cháy, chủ rừng phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện
thiết bị của chủ rừng để chữa cháy rừng; chủ rừng trực tiếp là người chỉ đạo,
chỉ huy chữa cháy rừng. Đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải báo cáo ngay
cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn và Ủy ban nhân dân cấp xã để có phương án hỗ trợ
kịp thời.
- Kiểm lâm phụ trách địa bàn
có trách nhiệm báo cáo ngay cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm tình hình diễn biến vụ
cháy rừng để triển khai phương án chữa cháy rừng kịp thời;
Trong trường hợp vượt quá khả năng
kiểm soát của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để huy động
lực lượng hỗ trợ chữa cháy rừng (khi báo cáo cần nói rõ địa điểm, đường đi
và hướng lan tràn của đám cháy).
2.Trường hợp
đám cháy có nguy cơ lan rộng sang các khu vực xung quanh (đám cháy trung
bình)
- Đám cháy có quy mô từ 01 ha đến
03 ha, nhưng chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã chưa kiểm soát, dập tắt được,
có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận thi cần huy động lực lượng, phương
tiện chữa cháy rừng của cấp huyện.
-Sau khi nhận được báo cáo của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện một mặt huy động
ngay lực lượng Cơ động của huyện gồm: Kiểm lâm; Công an, Ban chỉ huy quân sự...
khẩn trương tiếp cận hiện trường để chữa cháy rừng; đồng thời có phương án để
huy động lực lượng phương tiện các xã lân cận tham gia hỗ trợ chữa cháy rừng
khi cần thiết;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
có mặt tại hiện trường là người trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng. Lực lượng Kiểm
lâm là lực lượng nòng cốt hướng dẫn chữa cháy,chỉ đường cho lực lượng chữa cháy
rừng.
- Khi có có nhiều lực lượng tham
gia chữa cháy rừng, người chỉ huy chữa cháy của từng lực lượng chịu sự chỉ đạo
chung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; người chỉ huy chữa cháy rừng của
từng lực lượng như sau:
+ Đối với lực lượng Quân đội, Cảnh
sát phòng cháy chữa cháy thì thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy chữa cháy rừng.
+ Đối với lực lượng bảo vệ rừng của
chủ rừng là tổ chức thì người đứng đầu tổ chức là người chỉ huy hoặc ủy quyền
người chỉ huy chữa cháy rừng.
+ Đối với các lực lượng khác tham
gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy.
3.Trường hợp
đám cháy bùng phát trên quy mô lớn và nguy cơ cháy lan nhanh trên diện rộng (cháy
lớn)
Đám cháy có quy mô từ 03ha trở nên
và ở nơi khó khăn, phức tạp vượt quá khả năng của các lực lượng trên địa bàn
huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
của tỉnh để huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
Sau khi nhận được báo cáo của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm
vi quản lý để chữa cháy rừng; khẩn trương tiếp cận đám cháy để chỉ đạo chữa
cháy rừng; cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm huy động tối đa lực lượng, phương tiện đến
khu vực xảy ra cháy rừng để hướng dẫn các lực lượng và tham gia chữa cháy rừng.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Huy động
đơn vị quân đội của địa phương, dân quân tự vệ và các đơn vị quân đội đứng chân
trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh;
- Công an tỉnh: Điều động lực lượng,
phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tham gia chữa cháy rừng (bao
gồm cả xe chữa cháy ở những nơi có thể tiếp cận được mục tiêu); nhanh chóng
triển khai phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường
tại các khu vực xảy ra cháy rừng và triển khai các phương án bảo vệ các công
trình trọng điểm.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Bảo
đảm thông tin liên lạc thông suốt ở các khu vực xảy ra cháy rừng theo yêu cầu của
Ban Chỉ đạo tỉnh; quy định chế độ ưu tiên về thông tin, truyền tin, các dịch vụ
bưu chính phục vụ chữa cháy rừng đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác, thông
suốt trong mọi tình huống.
- Sở Y tế: Cơ động các tổ y tế đến
các địa bàn xảy ra cháy rừng theo sự phân công của Ban chỉ đạo, để sẵn sàng cấp
cứu người bị nạn, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho các lực lượng tham gia chữa
cháy rừng.
- Sở Giao thông Vận tải: Điều động
xe chuyên dùng để chở người và thiết bị khi có yêu cầu. Đồng thời phối hợp với
Công an tỉnh để giải tỏa giao thông khi bị ách tắc.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể,
đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ huy động lực lượng, phương tiện tham
gia chữa cháy rừng. Người đứng đầu của từng lực lượng là người chỉ huy chữa
cháy rừng, chịu sự chỉ đạo chung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chỉ huy
chữa cháy rừng của các lực lượng như sau:
+ Đối với lực lượng quân đội, cảnh
sát phòng cháy chữa cháy thì thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy chữa cháy rừng.
+ Đối với lực lượng bảo vệ rừng của
chủ rừng là tổ chức thi người đứng đầu tổ chức là người chỉ huy hoặc ủy quyền
người chỉ huy chữa cháy rừng.
+ Đối với các lực lượng khác tham
gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy.Trường hợp đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát của tỉnh hoặc đám cháy
quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc
phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Chủ tịch UBND các huyện và
thành phố có rừng
- Các huyện Sông Lô, Lập Thạch,
Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương và thành phố Phúc Yên là trọng điểm cháy rừng của
tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng theo 2 cấp độ (cháy
nhỏ và cháy vừa) để huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng
cho phù hợp, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp PCCCR trên địa
bàn theo quy định;
- Thực hiện tốt phương châm bốn tại
chỗ, chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương (Xã, phường, thị
trấn) phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng điều tra, xác minh thủ phạm
phá rừng, gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm
tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung liên quan đến công tác quản lý bảo vệ
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên hệ thống thông tin đại chúng, huy động tối
đa lực lượng, phương tiện đến khu vực xảy ra cháy rừng, hướng dẫn các lực lượng
và tham gia chữa cháy rừng; tổ chức thường trực 24/24 giờ trong tất cả những
ngày có dự báo cháy rừng từ cấp III trở nên, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn
biến thời tiết, thông báo kịp thời cảnh báo cháy rừng 10 ngày/đợt đến các Ban
chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thành phố, các xã, phường thị trấn và các chủ rừng
để có có biện pháp phòng ngừa và ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xẩy ra;
- Đề xuất với Ban chỉ huy
PCTT-TKCN tỉnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện TKCN và PCCCR-BVR. Phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chỉ huy thống nhất các lực lượng tham gia
TKCN và PCCCR-BVR.
- Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh, Công an tỉnh trong việc chỉ huy, điều hành, huy động lực lượng, phương tiện
chính xác, kịp thời ứng cứu chữa cháy rừng khi vượt quá khả năng của cấp huyện.
3. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
- Huy động đơn vị quân đội của địa phương tham gia chữa cháy rừng theo
yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh, phối hợp
với lực lượng Kiểm lâm các cấp, cơ quan Công an huy động lực lượng tham gia đấu
tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng,
xây dựng phương án hiệp đồng PCCCR với các đơn vị đóng quân trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên
truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định của Luật Lâm nghiệp; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo vệ tốt diện
tích rừng được giao quản lý; xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện, hành
quân dã ngoại gắn với quản lý, bảo vệ rừng;
- Hằng năm, phối
hợp với Sở NN&PTNT, Công an tỉnh giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch huấn luyện,
diễn tập PCCCR, BVR; tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra
các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
4. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở
NN & PTNT, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan
có liên quan kiểm tra, truy quét các vi phạm về QLBVR & PCCCR; điều tra xác
định thủ phạm gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Thường trực sẵn
sàng chữa cháy vào mùa hanh khô, khi cháy rừng xảy ra trực tiếp hoặc tham gia
chỉ huy chữa cháy; thực hiện cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy; điều tra thủ phạm,
xác minh nguyên nhân cháy rừng.
5. Sở
Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở
NN & PTNT bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt ở
các khu vực xảy ra cháy rừng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh; quy định chế độ
ưu tiên về thông tin, truyền tin, các dịch vụ bưu chính phục vụ chữa cháy rừng
đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác, thông suốt trong mọi tình huống.
6. Sở Y tế
Phối hợp với Sở
Nông Nghiệp & PTNT thành lập các tổ y tế cơ động đến
các địa bàn xảy ra cháy rừng theo sự phân công của Ban chỉ đạo, để sẵn sàng cấp
cứu người bị nạn, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho các lực lượng tham gia chữa
cháy rừng.
7. Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp với Sở
NN & PTNT sẵn sàng huy động phương tiện chuyên dùng
chở để chở người và thiết bị khi có yêu cầu. Triển khai ngay lực lượng sửa chữa,
khắc phục các đoạn đường bị hư hại, bảo đảm giao thông để lực lượng cơ động kịp
thời đến khu vực xảy ra cháy rừng; đồng thời phối hợp với lực lượng Công an để
giải tỏa khi xẩy ra ách tắc giao thông.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính
Phối hợp, hướng dẫn Sở NN&PTNT
đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên cho
công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định.
9. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể,
đơn vị liên quan
Theo chức năng nhiệm vụ để huy động
lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy
tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ & Phòng chống thiên tai của tỉnh./.