ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2459/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 02 tháng 10
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG DANH MỤC
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2020 -
2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ
9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số
28/2001-QH 10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa số 32/2009-QH 12 ngày 18/6/2009; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Qui định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Di sản văn hóa; Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Qui định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật
thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể
để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
1270/2011/QĐ-TTg, ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Chương trình hành động số
23-CTr-TU ngày 31/12/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ các quyết định của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Quyết
định số 1877/QĐ-BVHTTDL, ngày 08/6/2015 về việc công nhận Nghệ thuật Xòe Thái
và Lễ Hết Chá của người Thái; Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/3/2016 công
nhận Chữ viết cổ của người Thái; Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016 công nhận Nghi lễ
Cấp sắc của người Dao; Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/01/2018 công nhận Lễ
Pang A của người La Ha và Nghệ thuật Khèn của người Mông ở Mộc Châu.
Căn cứ Công văn số
2189/BVHTTDL-DSVH ngày 02/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc xây dựng và phê duyệt dự án bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Quốc gia trên địa bàn tỉnh/thành phố.
Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-UBND
ngày 21/4/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 1952/TTr-SVHTT&DL
ngày 10/9/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch Bảo vệ và phát huy di sản văn
hóa trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La
giai đoạn 2020 - 2023.
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở
Tài chính; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thành phố thực hiện Quyết định
này.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; UBND các huyện, thành phố
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTT&DL;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.KGVX.30b.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thủy
|
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT
THỂ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2020 - 2023
(Kèm theo Quyết định số 2459/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 10 năm
2019 của UBND tỉnh Sơn La)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Bảo vệ lưu truyền cho thế hệ sau những
giá trị đặc sắc của các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận và đưa vào
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân
tộc và sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể.
- Trao truyền lại tri thức, nghi lễ
đang dần bị mai một cho thế hệ kế tiếp để duy trì, bảo tồn di sản văn hóa.
- Bảo vệ Di sản, đảm bảo sự tôn trọng
đối với di sản, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản đối với bản sắc
của cá nhân và tập thể.
- Khuyến khích tính sáng tạo và lòng
tự tôn trong các cộng đồng và cá nhân với những biểu đạt và việc thực hành di sản
văn hóa phi vật thể.
- Vinh danh di sản văn hóa và những
người nắm giữ di sản, làm cơ sở để lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị
đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể
đại diện cho nhân loại.
- Tiếp tục thực hiện công tác nghiên
cứu, sưu tầm và phát huy tốt các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh
Sơn La.
- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới.
Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ
văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển
kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch Bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2020 - 2023 nhằm cụ thể hóa, thực
hiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số ở Sơn La.
- Di sản được giới thiệu, quảng bá đầy
đủ giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ.
- Tuyên truyền để nhận được sự đồng
thuận của người dân, tích cực tham gia vào quá trình bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa.
- Tôn trọng văn hóa truyền thống các
dân tộc thiểu số.
- Tránh việc thương mại hóa di sản
trong quá trình bảo tồn và phát huy.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Nội dung thực hiện
- Tổ chức giới thiệu, trình diễn di sản
văn hóa phi vật thể tại các địa phương có di sản, tại Bảo tàng tỉnh và một số
thành phố lớn trong cả nước.
- Tổ chức các lớp truyền dạy các loại
hình di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh, người dân địa phương nơi có di sản
văn hóa.
- Tổ chức ngoại khóa với hình thức:
trình diễn di sản và trải nghiệm cho học sinh ở các địa phương có di sản.
- Tổ chức trưng bày chuyên đề về các
di sản đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (bổ
sung hàng năm các di sản tiếp tục được công nhận và đưa
vào Danh mục).
- In tập gấp để quảng bá cho di sản.
2. Lộ
trình thực hiện
2.1. Năm 2020
- Tổ chức trưng bày triển lãm chuyên
đề giới thiệu 07 di sản văn hóa (tính đến năm 2019) đã được công nhận và đưa
vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Bảo tàng tỉnh (01 triển lãm);
- In tập gấp về 02 di sản văn hóa phi
vật thể: Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ Hết Chá của dân tộc Thái.
- Tổ chức trình diễn và trải nghiệm
Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao tại Bảo tàng tỉnh (01 cuộc);
- Tổ chức ngoại khóa giới thiệu về
Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao cho học sinh các trường phổ thông tại huyện Mộc
Châu và Vân Hồ (06 cuộc);
- Mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ
trong nghi lễ Cấp sắc cho các cháu học sinh người Dao tại Trường Dân tộc nội
trú tỉnh và một số huyện (02 lớp).
2.2. Năm 2021
- Tổ chức trình diễn và trải nghiệm Lễ
Hết Chá của người Thái trắng huyện Mộc Châu tại Bảo tàng tỉnh (01 cuộc);
- In tập gấp về 02 di sản văn hóa phi
vật thể: Nghệ thuật Khèn của người Mông; Nghi lễ cúng dòng họ của người Mông.
- Mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ và
cách thức thực hành nghi lễ Cấp sắc của người Dao cho người dân địa phương tại
các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên (03 lớp).
- Tổ chức ngoại
khóa về Lễ Hết Chá cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh (06
cuộc).
2.3. Năm 2022:
- Tổ chức trình
diễn và trải nghiệm Nghệ thuật Khèn của người Mông tại Bảo tàng tỉnh (01 cuộc);
- In tập gấp về 02 di sản văn hóa phi
vật thể: Nghệ thuật xòe Thái; Nghi lễ Pang A của người La Ha.
- Mở lớp truyền dạy thổi khèn Mông
cho các cháu học sinh người Mông tại Trường Dân tộc nội
trú tỉnh và một số huyện (02 lớp).
- Tổ chức ngoại khóa về Nghi lễ cúng
dòng họ của người Mông cho học sinh các trường phổ thông
trên địa bàn tỉnh (06 cuộc).
2.4. Năm 2023:
- Tổ chức trình diễn và trải nghiệm
Nghệ thuật xòe Thái; Trình diễn và trải nghiệm về nghệ thuật tạo hoa văn trên
trang phục của dân tộc Mông: se lanh, dệt vải, in sáp ong, thêu, ghép vải của
người Mông Sơn La (02 cuộc).
- Xuất bản Sách giới thiệu về các di
sản văn hóa của tỉnh Sơn La được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia và Đại diện của nhân loại (tính đến năm 2023);
- Mở lớp truyền
dạy ký thuật in hoa văn sáp ong và thêu hoa văn trên trang phục của người Mông
cho các cháu học sinh người Mông tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh và một số huyện
(02 lớp).
- Tổ chức ngoại khóa về Nghi lễ Pang A
của người La Ha cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh (06 cuộc).
- Tổ chức hội nghị đánh giá kết quả
thực hiện bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong danh mục
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2023, rút ra bài
học kinh nghiệm và giải pháp triển khai có hiệu quả giai đoạn sau.
III. KINH PHÍ
Nguồn ngân sách của tỉnh cấp bổ sung
cho các năm từ 2020 - 2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa được đưa ra
vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La theo lộ trình của giai đoạn 2020-2023 và tổ chức thực hiện.
- Dự toán kinh phí cho việc bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La theo lộ
trình của giai đoạn 2020-2023, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo UBND tỉnh,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả thực hiện hàng năm.
2. Sở Tài Chính
Thẩm định kinh phí trình UBND tỉnh phê
duyệt, hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch chỉ đạo Phòng Giáo dục - đào tạo các huyện, thành phố phối hợp triển
khai các nội dung bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh các
trường trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch.
4. Sở
Thông tin và Truyền thông, Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng và một số trang web
của địa phương trên địa bàn tỉnh tuyên truyền các nội dung thông tin liên quan
đến lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
5. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện công tác bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa
phương.
- Tuyên truyền về công tác bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch
bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2023. Yêu cầu các ngành, UBND các
huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan nghiên cứu và tổ chức triển khai,
thực hiện./.