Quyết định 24/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giải quyết các vụ đình công không theo trình tự quy định pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành

Số hiệu 24/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/06/2006
Ngày có hiệu lực 26/06/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Dương Quốc Xuân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 24/2006/QĐ-UBND

Tân An, ngày 16 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH 

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ĐÌNH CÔNG KHÔNG THEO TRÌNH TỰ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh tại tờ trình số 400/LĐTBXH ngày 14 tháng 4 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giải quyết các vụ đình công không theo trình tự quy định pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VP, phòng NCTH, V.
QD-QCgiaiquyetDC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
  CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ĐÌNH CÔNG KHÔNG THEO TRÌNH TỰ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:

Quy chế này quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa Ban chỉ đạo giải quyết đình công của tỉnh, các Sở ngành liên quan, Tổ công tác liên ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc giải quyết các vụ đình công diễn ra không theo trình tự quy định của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An (sau đây gọi tắt là các vụ đình công).

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện:

Việc giải quyết các vụ đình công không theo trình tự quy định của pháp luật lao động ở các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh góp phần bảo đảm an ninh- trật tự, bảo vệ môi trường đầu tư, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.

Chương II

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT

Điều 3. Thành lập Đoàn công tác:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có trách nhiệm thành lập Đoàn công tác giải quyết các vụ đình công không theo trình tự quy định của pháp luật lao động (sau đây gọi tắt là Đoàn công tác) xảy ra tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, thị xã.

2. Đoàn công tác gồm Tổ công tác liên ngành của tỉnh và đại diện một số phòng, ban của huyện, thị xã như: Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Công an, Tài chính- Kế hoạch… , chính quyền địa phương và Công an xã, phường, thị trấn nơi đang xảy ra đình công. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tham gia vận động ổn định trật tự.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã làm Trưởng Đoàn công tác và chủ trì quá trình giải quyết các vụ việc đình công trên địa bàn.

Điều 4. Đoàn công tác có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Đoàn công tác có trách nhiệm tập trung tìm giải pháp giải quyết ổn định vụ việc đình công trong thời gian sớm nhất, cụ thể:

1. Ổn định tình hình an ninh, trật tự giao thông, an toàn lao động tại doanh nghiệp và địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt động xảy ra tranh chấp lao động.

[...]