Quyết định 2390/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
Số hiệu | 2390/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/08/2013 |
Ngày có hiệu lực | 30/08/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Phùng Quang Hùng |
Lĩnh vực | Bất động sản,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2390/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 8 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại tờ trình số 1807/TTr-SXD ngày 23/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
(Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các ngành: Xây dựng, Lao động - Thương binh & Xã hội, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư; UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn; Ủy ban mặt trận Tổ quốc các cấp; Các tổ chức đoàn thể của tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BẢN
NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở
(Kèm theo Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 30/8/2013)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Đây không chỉ là vấn đề chính trị - xã hội mà còn thực hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, người có công với cách mạng ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Việc xây dựng đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở nhằm cụ thể hoá các nội dung tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.
2. Căn cứ xây dựng đề án
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng;
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2390/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 8 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại tờ trình số 1807/TTr-SXD ngày 23/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
(Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các ngành: Xây dựng, Lao động - Thương binh & Xã hội, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư; UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn; Ủy ban mặt trận Tổ quốc các cấp; Các tổ chức đoàn thể của tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BẢN
NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở
(Kèm theo Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 30/8/2013)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Đây không chỉ là vấn đề chính trị - xã hội mà còn thực hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, người có công với cách mạng ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Việc xây dựng đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở nhằm cụ thể hoá các nội dung tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.
2. Căn cứ xây dựng đề án
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng;
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ; phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số năm 2009 (theo tổng điều tra ngày 01/4/2009) là 1.003,0 nghìn người, đến năm 2012 là 1.049 nghìn người.
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998 - 2000 đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2012 đạt gần 17,0%/năm.
Từ năm 2004 Tỉnh đã tự cân đối được ngân sách; năm 2008 đạt số thu 10.000 tỷ; năm 2011 đạt 16.714 tỷ; năm 2012 đạt 13.700 tỷ; trong đó 80% số thu là thu nội địa.
2. Tình hình thực hiện chính sách đối với người có công
Chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Đây không chỉ là vấn đề chính trị - xã hội mà còn thực hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, người có công với cách mạng ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao. Điều đó đã được thể hiện thông qua các mục tiêu nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc các kỳ đại hội, là: Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần đối với các gia đình chính sách là người có công với cách mạng, đảm bảo cho tất cả các gia đình chính sách đều có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng nơi cư trú. Trong những năm qua chính sách đối với người có công được triển khai sâu rộng và đạt được kết quả quan trọng cơ bản và toàn diện tạo được sự chuyển biến tích cực và rõ nét. 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng đến suốt đời.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, đã vận động xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa được trên 36 tỷ đồng, 1.536 nhà tình nghĩa được xây tặng các gia đình chính sách khó khăn về nhà ở, 2.364 nhà được sửa chữa, với số kinh phí 57 tỷ đồng, có trên 8.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng cho các gia đình người có công trị giá gần 2 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến nay, Vĩnh Phúc không có hộ chính sách ở nhà tranh tre dột nát, không có hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo. Với phương châm đa dạng hóa các nguồn lực gắn các chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, dạy nghề và tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất... Các chương trình đã tạo thành sức mạnh tổng hợp nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế cho hộ gia đình chính sách, hướng dẫn họ phương thức làm kinh tế, giúp vốn sản xuất, con em của họ được hỗ trợ trong học tập sau khi ra trường có việc làm phù hợp. Tạo điều kiện cho họ tự vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững, đời sống được cải thiện, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
3. Thực trạng nhà ở và kết quả hỗ trợ hộ chính sách về nhà ở
Hiện nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 138.000 người có công. Trong đó Bà mẹ Việt Nam anh hùng là: 666 (còn sống: 22 mẹ); Liệt sỹ: 15.116; Thương binh: 7.177; Bệnh binh: 2699; Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động: 21; người và gia đình có công với cách mạng: 177; cán bộ lão thành cách mạng: 269; cán bộ Tiền khởi nghĩa: 573; người trực tiếp ảnh hưởng chất độc hóa học: 3.468; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 810 người; số còn lại là người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được nhà nước tặng Huân, Huy chương kháng chiến hoặc Huân, Huy chương chiến thắng.
Theo số liệu rà soát, tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương báo cáo đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2012, số nhà người có công đề nghị hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà là 1.080 hộ; trong đó: Hỗ trợ xây mới nhà ở 452 hộ; Hỗ trợ sửa chữa nhà ở 628 hộ.
Ngoài ra các gia đình thuộc đối tượng là: Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 cần hỗ trợ về nhà ở là 4.992 hộ, trong đó: Hỗ trợ xây mới nhà ở 3.285 hộ; Hỗ trợ sửa chữa nhà ở 1.707 hộ.
Do điều kiện về kinh tế, nhà ở của các hộ chính sách hầu hết được xây dựng từ lâu, vật liệu xây dựng tre gỗ kết hợp gạch ngói, lợp phibrô xi măng hoặc được xây bằng vôi vữa…. Diện tích sử dụng nhỏ không đảm bảo mức tối thiểu theo quy định, chất lượng xây dựng không đảm bảo, thời gian sử dụng thấp. Trong khi đó chủ hộ là người có công đều đã già yếu, không có thu nhập, sống chủ yếu dựa vào trợ cấp của nhà nước không thể làm được nhà nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng thì họ không thể có ngôi nhà vững chắc đảm bảo cho cuộc sống.
Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được quy định tại Điều 69 Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ: Các cấp, các ngành, tổ chức kinh tế xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi người có trách nhiệm tham gia và vận động phong trào xây dựng “Ngôi nhà tình nghĩa” bằng nguồn kinh phí đóng góp của mọi tổ chức và cá nhân trong địa phương và các nguồn khác để góp phần cùng Nhà nước hỗ trợ người có công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nơi ở ổn định.
Sau khi triển khai Nghị định số 28/NĐ-CP phong trào xây dựng : “Ngôi nhà tình nghĩa” được chính thức phát động. Kết quả cụ thể:
Tổng số nhà tình nghĩa được hỗ trợ kinh phí xây dựng trên địa bàn tỉnh: 1.711 nhà; Tổng số nhà được hỗ trợ sửa chữa: 2.364 nhà. Trong đó:
- Trước năm 1997: 175 nhà (hỗ trợ xây mới: 175 nhà; hỗ trợ sửa chữa: không)
- Từ năm 1997 đến năm 2011:
+ Hỗ trợ xây mới: 1.536 nhà; Tổng số kinh phí: 40.740 triệu đồng
+ Hỗ trợ sửa chữa: 2.364 nhà; Tổng số kinh phí: 16.267 triệu đồng.
4. Đánh giá chính sách hỗ trợ hộ chính sách về nhà ở
Quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ chính sách về nhà ở kể từ khi tái lập tỉnh đến nay có những ưu điểm, hạn chế như sau:
4.1. Ưu điểm:
Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở được tỉnh đặc biệt quan tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng được yêu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ năm 2007 tỉnh đã xóa nhà ở tranh tre dột nát của hộ gia đình chính sách, không có hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo.
Đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội chăm lo đời sống đối với người có công, giúp hộ người có công ổn định về nơi ở, có cuộc sống đảm bảo góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
4.2. Hạn chế, tồn tại:
Mức hỗ trợ cho đối tượng người có công về nhà ở thấp, nguồn lực chưa đồng bộ, chưa kịp thời nên chỉ đảm bảo được phần nào kinh phí xây dựng một ngôi nhà. Đối tượng người có công hầu hết đều đã cao tuổi, không còn khả năng lao động, không có thu nhập, sống phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp của nhà nước trong khi đó anh em, dòng họ kinh tế đều khó khăn không có khả năng giúp đỡ về kinh phí.
Việc lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cơ sở chưa tập trung, sự phối hợp ở một số cơ sở còn thiếu đồng bộ từ việc rà soát đối tượng, xét duyệt ở cơ sở, hoàn thiện hồ sơ chậm, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thậm chí có cơ sở xét duyệt chưa công bằng, công khai đã phần nào đã làm ảnh hưởng đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
5. Mô hình huy động nguồn lực, phương thức quản lý và cách thức hỗ trợ
5.1. Mô hình huy động nguồn lực:
Thực hiện chương trình hỗ trợ hộ chính sách về nhà ở được huy động bằng nhiều nguồn lực khác nhau. Ngoài kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phải huy động các nguồn kinh phí khác thông qua các hình thức: phát động phong trào vận động ủng hộ xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” tạo nguồn xây dựng nhà tình nghĩa. Vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhà tình nghĩa cho đối tượng người có công.
5.2. Phương thức quản lý và hỗ trợ:
Kinh phí hỗ trợ hộ chính sách về nhà ở được huy động từ nhiều nguồn khác nhau:
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh, sở Tài chính tỉnh thực hiện cấp kinh phí cho phòng Tài chính cấp huyện, thành, thị. Phòng Tài chính cấp huyện, thành, thị căn cứ vào quyết định kèm danh sách của Chủ tịch UBND cùng cấp, cấp kinh phí cho phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành, thị để cấp trực tiếp cho hộ chính sách để xây dựng hoặc sửa chữa nhà.
- Nguồn kinh phí được huy động từ phong trào vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp được quản lý qua hệ thống Kho bạc Nhà nước các cấp. Nguồn kinh phí này được phân bổ khi có quyết định của Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp.
- Nguồn kinh phí do các tổ chức đơn vị doanh nghiệp ủng hộ xây dựng được hỗ trực tiếp cho nhà hộ chính sách xây dựng hoặc qua tài khoản của Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp.
6. Đánh giá chung về mô hình huy động và quản lý nguồn lực hiện nay
- Mô hình huy động: Quá trình thực hiện cho thấy mô hình phù hợp với thực tế (Nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân cùng làm) trong điều kiện nhà nước chưa thể bao cấp hết các nhu cầu, phát huy được mọi nguồn lực tham gia, tránh được sự ỷ nại vào nhà nước.
- Mô hình quản lý: Hiện nay mô hình quản lý nguồn lực hỗ trợ trên cơ sở nguyên tắc chung là: gắn trách nhiệm của chính quyền cơ sở, sự tham gia quản lý và giám sát của cộng đồng để đảm bảo cấp đúng đối tượng, chính xác, cấp trực tiếp cho đối tượng.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu, nguyên tắc, các yêu cầu về đối tượng, chất lượng, điều kiện hỗ trợ
1.1. Mục tiêu hỗ trợ:
Thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, các hộ được hỗ trợ về nhà ở phải sử dụng số kinh phí được hỗ trợ của nhà nước, các nguồn lực huy động khác sử dụng vào việc làm nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở, không sử dụng vào mục đích khác.
Trong năm 2013, tỉnh phấn đấu hỗ trợ làm mới cho 330 nhà; hỗ trợ sửa chữa cho 414 nhà (theo số liệu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp các địa phương gửi lên).
Năm 2014 tiếp tục hỗ trợ các hộ gia đình có người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở còn lại được rà soát trong năm 2013.
1.2. Nguyên tắc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở:
Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở phải thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
Cấp đủ số kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định, từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp được giao chỉ tiêu đảm nhiệm. Đảm bảo việc cấp phát dân chủ, công khai, minh bạch đúng đối tượng.
1.3. Các yêu cầu về đối tượng, điều kiện hỗ trợ, chất lượng nhà ở:
1.3.1 Đối tượng: Hỗ trợ hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (LTCM); Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (TKN); Thân nhân liệt sỹ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.
1.3.2 Điều kiện hỗ trợ:
- Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành).
- Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 tại nhà ở có nhu cầu sửa chữa hoặc xây dựng mới. Điều kiện để xét về hỗ trợ sửa chữa và xây dựng:
+ Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
+ Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.
1.3.3 Chất lượng nhà ở cần đạt sau sửa chữa hoặc xây dựng mới:
Sau khi hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
- Đối với trường hợp nhà ở xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;
- Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.
2. Nội dung, mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
Hỗ trợ hộ gia đình mà người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ bằng tiền để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cụ thể như sau:
2.1. Đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở, mức hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ, trong đó:
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 32 triệu đồng/căn (tương ứng với 80%).
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 8 triệu đồng/căn (tương ứng 20%).
2.2. Đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ, trong đó:
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 16 triệu đồng/căn (tương ứng với 80%).
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 4 triệu đồng/căn (tương ứng với 20%).
3. Nguồn vốn thưc hiện năm 2013
3.1. Kinh phí thực hiện hỗ trợ:
Tổng kinh phí hỗ trợ là 21.480 triệu đồng.
- Hỗ trợ xây mới: 13.200 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 10.560 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 2.640 triệu đồng.
- Hỗ trợ sửa chữa: 8.280 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 6.624 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 1.656 triệu đồng.
3.2. Chi phí quản lý:
Ngân sách địa phương bố trí kinh phí quản lý triển khai thực hiện chính sách là 0,5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện chính sách.
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Công tác xét duyệt và phê duyệt danh sách hỗ trợ
Việc bình xét danh sách đối tượng được hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo đúng yêu cầu tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Sở Xây dựng là cơ quan thường trực của tỉnh, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập và phê duyệt danh sách các đối tượng và mức hỗ trợ đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở.
Việc bình xét các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở được tiến hành tại cơ sở thôn, làng, tổ dân phố (gọi chung là thôn). Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng); tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở đối tượng chính sách cần sửa chữa, xây dựng.
UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở, lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
UBND cấp huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cấp kinh phí
Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện;
Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ và các nguồn huy động khác của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;
UBND cấp xã cấp vốn cho các hộ dân xây dựng nhà ở, vận động dòng họ, gia đình, các tổ chức xã hội giúp đỡ xây dựng, đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở. Việc cấp vốn trên nguyên tắc: Kinh phí hỗ trợ được cấp trực tiếp cho chủ hộ có chứng kiến của đại diện UBND cấp xã, các tổ chức xã hội cấp xã; chỉ cấp 60% kinh phí hỗ trợ cho các hộ khi khởi công xây dựng, 40% còn lại được cấp khi công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện việc xây và sửa chữa nhà
Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc:
- Đối với các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định.
- Đối với các hộ sửa chữa: Đảm bảo tiêu chuẩn 2 cứng có tuổi thọ từ 10 năm trở lên không nhất thiết phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng.
Chú ý: Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ này.
(Tham khảo mẫu thiết kế nhà ở cho người có công với cách mạng của Sở Xây dựng Vĩnh Phúc).
4. Tiến độ thực hiện
Năm 2013: Xây dựng đề án và triển khai thực hiện đề án, cụ thể:
Hỗ trợ xây mới và hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 744 hộ gia đình người có công với cách mạng.
Năm 2014: Hỗ trợ xây mới và hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình người có công với cách mạng còn lại được rà soát trong năm 2013.
5. Nguồn vốn
- Tổng số vốn thực hiện năm 2013: 21.480 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 17.184 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 4.296 triệu đồng.
- Tổng số vốn thực hiện năm 2014: Chưa xác định.
I. Kiện toàn Ban quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp
1. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh:
Kiện toàn Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Lãnh đạo Sở Lao động - TB&XH là phó ban Thường trực, Lãnh đạo Sở Xây dựng là phó ban, Thành viên Ban quản lý gồm: Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh.
Thành lập tổ giúp việc là các chuyên viên của các đơn vị có lãnh đạo tham gia Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để giám sát, theo dõi đôn đốc, kiểm tra chương trình thực hiện hỗ trợ hộ chính sách người có công làm nhà ở hoặc sửa chữa nhà.
2. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện, thành, thị:
Kiện toàn ban quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện, thành, thị theo cơ cấu thành phần cấp tỉnh.
Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện có nhiệm vụ: thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện, nắm chắc thực trạng nhà ở, đời sống đối tượng thuộc diện được hỗ trợ, rà soát, tổng hợp lập danh sách, phân loại đối tượng đề nghị hỗ trợ làm nhà hoặc hỗ trợ sửa chữa nhà.
3. Ban Quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã:
Thành phần như cấp huyện, hoạt động phải sâu sát, cụ thể và thường xuyên. Ban quản lý cấp xã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các chi bộ và trưởng thôn, xóm nắm chắc từng hộ chính sách được hỗ trợ làm nhà hoặc hỗ trợ sửa chữa để có kế hoạch huy động các nguồn lực đóng góp của nhân dân giúp đỡ như: ngày công lao động, nguyên vật liệu xây dựng…
II. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Sở Xây dựng:
- Cơ quan thường trực thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc UBND các huyện, thành, thị lập và phê duyệt danh sách các đối tượng và mức hỗ trợ với hộ gia đình có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở; thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo thực hiện Đề án.
- Tổng hợp danh sách, mức hỗ trợ, nhu cầu kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh do địa phương gửi lên gửi Sở Tài chính thẩm định và làm cơ sở xác định nguồn kinh phí thực hiện.
- Thiết kế mẫu nhà phù hợp với phong tục tập quán các vùng miền, phù hợp với nguồn vốn hỗ trợ và khả năng huy động vốn của chủ hộ, giới thiệu rộng rãi để nhân dân lựa chọn áp dụng.
- Chủ trì hướng dẫn thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh; Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn rà soát hộ gia đình chính sách thuộc diện hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ xây dựng theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, bình xét, tổng hợp hộ có công với cách mạng thuộc diện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg; phân loại đối tượng ưu tiên, lập danh sách để triển khai thực hiện, phối hợp với UBND các cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai nội dung hỗ trợ hộ có công với cách mạng về nhà ở.
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo kiện toàn Ban quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp và thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, phổ biến chính sách hỗ trợ hộ có công với cách mạng về nhà ở theo quyết định số 22/2013/QĐ-TTg; các mẫu nhà do Sở Xây dựng thiết kế để hộ dân lựa chọn, hỗ trợ cho phù hợp.
3. Sở Tài chính:
- Thẩm định nhu cầu kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng do Sở Xây dựng gửi sang. Báo cáo UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí.
- Tiếp nhận nguồn vốn kinh phí Trung ương hỗ trợ, lập kế hoạch cân đối vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, phân bổ nguồn vốn hỗ trợ cho các huyện, thành phố, thị xã;
- Trên cơ sở cân đối ngân sách tỉnh, chủ trì phối hợp với các ngành đề xuất mức hỗ trợ riêng của tỉnh (bổ sung thêm so với mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ); Hướng dẫn các địa phương lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh phân bổ cho các địa phương thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
5. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp: Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương điều tra, rà soát, tổng hợp danh sách các hộ đề nghị được hỗ trợ; thực hiện kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của địa phương đảm bảo đúng đối tượng, hình thức hỗ trợ.
6. UBND cấp huyện:
- Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện điều tra, rà soát đối tượng thuộc diện hỗ trợ đảm bảo đối tượng được hỗ trợ đúng quy định;
- Tiếp nhận hồ sơ và danh sách đối tượng hộ chính sách người có công đề nghị hỗ trợ làm nhà tình nghĩa do cấp xã chuyển lên, Thẩm định hồ sơ, xác minh thực trạng nhà ở, nguồn gốc nhà, những cam kết đã nêu trong đơn của hộ chính sách, biên bản của thôn xóm khu dân cư và của cấp xã;
- Kiện toàn Ban quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở đối tượng chính sách; chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động các nguồn tài trợ đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa trên địa bàn;
- Kiểm tra: Tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, đôn đốc hoàn thành đúng thời gian quy định. Giám sát việc cấp phát kinh phí hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho đối tượng đảm bảo kinh phí được sử dụng đúng mục đích công khai, minh bạch;
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) định kỳ 03 tháng kết quả thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện);
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD.
7. UBND cấp xã:
- Tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn;
- Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg tại trụ sở UBND cấp xã;
- Kiện toàn Ban quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng;
- Tổ chức vận động sự ủng hộ kinh phí, giúp đỡ vật liệu, ngày công để xây dựng, sửa chữa nhà ở; tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo quy định tại phụ lục số V và phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD);
- Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, bao gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở của hộ gia đình;
+ Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (01 bản);
+ BB xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (01 bản);
+ Các chứng từ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ.
- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định;
- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình và các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện trên địa bàn).
III. Đề xuất, kiến nghị
Theo quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg mức hỗ trợ là 40 triệu đồng/hộ cho việc xây dựng mới và 20 triệu đồng/hộ cho sửa chữa nhà, thực tế để làm được mới một ngôi nhà diện tích tối thiểu 30m2 xây dựng, niên hạn sử dụng trên 10 năm phải chi phí trên 50 triệu đồng. Đề nghị Chính phủ nâng mức hỗ trợ để đảm bảo thực hiện đề án.
Do thời gian thực hiện gấp (trong năm 2013 phải thực hiện xong việc hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình có công với cách mạng theo đúng quy định và theo danh sách báo cáo đoàn giám sát của UBTV Quốc Hội), đề nghị các Bộ, Chính phủ sớm xem xét, cấp vốn để thực hiện đề án.
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP DANH DÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ
NHÀ Ở NĂM 2013 CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 30/8/2013)
STT |
Tên huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh |
Tổng số hộ người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở |
Tổng số tiền hỗ trợ để các hộ xây dựng mới nhà ở (40 triệu đồng/hộ) |
Tổng số tiền hỗ trợ để các hộ sửa chữa nhà ở (20 triệu đồng/hộ) |
1. |
Huyện Bình Xuyên |
50 |
840.000.000 |
580.000.000 |
2. |
Huyện Lập Thạch |
154 |
1.840.000.000 |
2.160.000.000 |
3. |
Thị xã Phúc Yên |
35 |
960.000.000 |
220.000.000 |
4. |
Huyện Tam Dương |
98 |
1.160.000.000 |
1.380.000.000 |
5. |
Huyện Tam Đảo |
31 |
680.000.000 |
280.000.000 |
6. |
Huyện Vĩnh Tường |
139 |
2.960.000.000 |
1.300.000.000 |
7. |
Thành phố Vĩnh Yên |
28 |
560.000.000 |
280.000.000 |
8. |
Huyện Yên Lạc |
30 |
360.000.000 |
420.000.000 |
9. |
Huyện Sông Lô |
179 |
3.840.000.000 |
1.660.000.000 |
Tổng cộng |
744 |
13.200.000.000 |
8.280.000.000 |
1. Tổng số hộ được hỗ trợ (Bảy trăm bốn mươi bốn hộ)
2. Tổng số tiền hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở (Mười ba tỷ, hai trăm triệu đồng chẵn)
3. Tổng số tiền hỗ trợ để sửa chữa nhà ở (Tám tỷ, hai trăm tám mươi triệu đồng chẵn)